Một phương pháp cổ xưa nhưng rất công hiệu, đó là dùng nước bọt của bản thân hoặc người mẹ bôi lên chỗ mụn nhọt. Nước bọt càng đậm đặc càng tốt, vì vậy, nên lấy vào đêm khuya, xa các bữa ăn.
Có thể cảm thấy mất vệ sinh, nhưng đây là một phương pháp không kém phần khoa học. Một số động vật như chó, mèo, hổ dùng lưỡi liếm các vết thương. Nhờ đó mà vết thương chóng lành, vì một mặt lưỡi quét sạch các chất bẩn, tế bào chết; mặt khác, nước bọt giúp diệt vi khuẩn.
Nước bọt có chất lysozyme, có khả năng diệt các vi khuẩn khi được bôi lên những chỗ sắp mọc nhọt hay đang lên nhọt, thậm chí khi nhọt đã vỡ mủ. Tuy nhiên, phải dùng nước bọt của bé hoặc mẹ và kiên trì bôi nhiều lần liên tiếp.
Đồng thời, cần cắt ngắn tóc, tắm gội hằng ngày và thay quần áo, đem nhúng nước sôi cho bé. Thường xuyên cắt giũa móng tay cho bé để không làm xước da khi gãi. Cho bé ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước và đại tiện đều đặn để không bị táo bón, vì táo cũng là một nguyên nhân gây ngứa ngáy.
Phương Mẫn – TP.HCM