Mùa lạnh, nhiều người thích ăn lẩu. Mà thường thì ai cũng ăn lẩu sai cách nhưng không hề biết. Muốn ăn lẩu ngon, bổ, chuẩn, cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:
Cho nhiều món vào cùng một lúc
Khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào, đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
Ăn quá sống, quá tái
Khi ăn lẩu, mọi người thường có thói quen nhúng đồ ăn vào nước dùng đang sôi nóng rồi gắp ăn tái mà không biết, đây là một trong những thói quen gây hại cho đường tiêu hóa và nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Thực phẩm tươi sống và tái chưa thể diệt được hết những loại ký sinh trùng còn bám trên đó, dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Vì vậy, khi ăn lẩu, bạn nên lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn. Với rau xanh không nên để quá lâu.
Nhúng đồ ăn vào quá lâu
Đối với các loại thịt, thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng 5 phút và rau khoảng 1 -2 phút tùy loại. Nhúng quá lâu sẽ mất hết dinh dưỡng và vị ngon của thực phẩm.
Ăn nhiều lẩu trong 1 tuần
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1-2 tuần ăn một lần là được. Đồng thời, khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu. Khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá.
Ăn lẩu khi còn quá nóng
Việc ăn quá nóng với đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ lên tới 120 độ C, nhiệt độ đồ ăn sẽ trên 50-60 độ C, rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, đồ ăn gắp từ nồi lẩu ra, bạn nên cho vào một cái đĩa/bát để nguội bớt, sau đó mới ăn.
Không thay nước lẩu
Một lưu ý nhỏ khi ăn lẩu là bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút. Bởi nước lẩu bị đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo đã bão hòa, gây hại cho cơ thể.
Cho quá nhiều sa tế, bột ngọt vào lẩu
Sa tế chỉ là bột ớt chưng với dầu, nước và một số gia vị khác. Nhiều người cho nhiều bột ngọt (mì chính) hay gia vị nấu lẩu vào nước lẩu để đánh lừa khẩu vị. Thực tế, hỗn hợp hóa chất tạo độ ngọt, giống vị ngọt từ xương và tạo hương vị món ăn có thể tạo cảm giác thơm ngon nhưng nghèo giá trị dinh dưỡng.
Sưu tầm