Những người sống tại các khu vực có "ổ dịch", những nơi vệ sinh môi trường kém, nhiều kênh rạch, ao tù, nhiều công trình xây dựng dở dang, dân cư đông, gần bệnh viện… cần cảnh giác vì đó là những “vùng nguy hiểm” của bệnh sốt xuất huyết.
“Vùng nguy hiểm” của bệnh SHX
Sốt xuất huyết (SXH) hiện nay xảy ra ở khắp mọi nơi, trên cả trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng khu vực Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Việt Nam chúng ta là nơi mà dịch bệnh này đang tăng trưởng mạnh nhất khu vực.
Mỗi người, mỗi gia đình cần hết sức đề phòng sốt xuất huyết. Những người sống tại các khu vực có "ổ dịch", những nơi vệ sinh môi trường kém, nhiều kênh rạch, ao tù, nhiều công trình xây dựng dở dang, dân cư đông, gần bệnh viện… càng cần cảnh giác hơn cả.
Phòng bệnh cho bé sống tại “vùng nguy hiểm”
Muỗi vằn là nguyên nhân chính gây bệnh SXH. Chúng thường cư trú trong các hốc cây và những nơi tối tăm. Mùa mưa chính là mùa sinh sản và phát triển của muỗi vằn. Chúng đẻ trứng ở những nơi có tù nước đọng, đặc biệt là những nơi nước trong và sạch, trong các vật dụng chứa nước, các vũng nước mưa…
SXH hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, vì vậy, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: “Không có lăng quăng, không có muỗi, không có bệnh SXH”:
- Không tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản, diệt lăng quăng: dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.
- Bảo vệ bé tránh không bị muỗi đốt: ngủ trong màn (kể cả ban ngày), mặc quần áo dài tay, không cho bé chơi ở những chỗ tối.
- Đuổi muỗi, dùng kem thoa chống muỗi.
- Dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối.
- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch, cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với các bé và người có tiền sử dị ứng nặng.
BS.CK1 Nguyễn Thanh Trường
Trưởng khoa Nhiễm D – BV Bệnh Nhiệt đới (TP. HCM)