Do sự thay đổi hoóc-môn diễn ra nhiều và nhanh trong giai đoạn dậy thì, các em ra mồ hôi nhiều hơn, tóc và da nhờn. Trong các lỗ chân lông của da mặt có quá nhiều bã nhờn, do đó, việc các em có nhiều mụn trong giai đoạn dậy thì là điều hoàn toàn bình thường.
Tại sao teen có mụn?
Mụn có thể xuất hiện trên mặt, lưng, cổ… bất cứ lúc nào trong khoảng 10 - 25 tuổi, kể cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, mụn xuất hiện nhiều nhất vẫn là ở độ tuổi dậy thì.
Khi vào tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu, thường là để bảo vệ da, nhưng khi dầu nhờn trộn lẫn với tế bào da chết gây bít lỗ chân lông, cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da, từ đó sẽ hình thành nhân mụn.
Trong sinh hoạt hằng ngày, những yếu tố khác như khí hậu, thời tiết, môi trường, mỹ phẩm, stress sẽ làm cho nhân mụn phát triển nhanh chóng và trở nên trầm trọng hơn.
Những ngộ nhận trong việc điều trị mụn
Hiện nay, đa số bệnh nhân mụn đều điều trị bằng cách sử dụng những sản phẩm bôi, thoa ngoài da hoặc tự chữa trị theo kinh nghiệm “truyền miệng” như: rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, dùng những sản phẩm “kem trị mụn” có sẵn trên thị trường hoặc mua về tự chế, tìm uống tất cả các loại thảo dược có tính chất “mát gan” nhằm giải độc tố trong cơ thể để trị mụn…
Mụn sinh ra là do nội tiết tố, vì thế, việc rửa mặt thường xuyên sẽ giúp cho da luôn sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm do tác động của môi trường bên ngoài và việc có dùng sữa rửa mặt trị mụn hay không chưa phải là giải pháp trị triệt để mụn. Đối với các loại sản phẩm trị mụn, nếu có, kết quả chỉ làm mụn giảm đi trong một thời gian ngắn rồi sau đó mụn sẽ tái phát và tiếp tục phát triển. Đó là chưa kể những trường hợp sử dụng các sản phẩm “bôi, thoa” không rõ nguồn gốc hoặc tự bào chế theo kinh nghiệm truyền miệng gây bít lỗ chân lông, khiến da càng bị viêm nhiễm, tổn thương, làm cho tình trạng mụn trở nên dai dẳng và trầm trọng hơn, để lại những vết tích “ngàn năm” như sẹo, vết thâm.
Trị mụn, phải trị tận gốc!
- Kẽm: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có mụn là do cơ thể có lượng kẽm thấp, khi cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ làm rối loạn nội tiết tố, từ đó dẫn đến hình thành nhân mụn. Khi cơ thể được bổ sung lượng kẽm kịp thời và đầy đủ, hoạt động của tuyến bã nhờn giảm, khả năng miễn dịch tăng, giúp mau chóng làm khô nhân mụn và không để lại sẹo.
- Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm vết thâm và nếp nhăn, bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường, tia tử ngoại, cải thiện sức sống cho làn da.
- Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp phục hồi vùng da tổn thương do mụn. Vitamin C kết hợp với kẽm nhanh chóng làm làm vết thương và giảm các tổn thương do mụn.
- Crôm giúp làm giảm sự nhiễm trùng da, ngăn ngừa mụn tái phát.
Theo xaluan.com