Chăm sóc đúng cách cho bé

Giai đoạn 6 - 12 tuổi là bé bắt đầu phải tự lập, học tập và giao tiếp xã hội. Do vậy, cha mẹ cần chuẩn bị những trang bị cơ bản về cả thể chất và tâm lý cho bé.

Khi bắt đầu bước vào lớp một, bé phải tự lập. Bé sẽ học nhiều hơn và tham gia vào các hoạt động trong gia đình và xã hội. Đây là giai đoạn bé chuẩn bị cho việc phát triển để trở thành một người lớn “hoàn chỉnh”.



Bé phát triển thể chất như thế nào?
 
TuổiBé trai Bé gái 
 Cân nặng (kg)Chiều cao (cm)Cân nặng (kg)Chiều cao (cm)
6 tuổi20.511620.2115
6,5 tuổi21.711921.2118
7 tuổi22.912222.4121
7,5 tuổi24.1124.523.6124
8 tuổi25.4127.325126.6
8,5 tuổi26.713026.6129.5
9 tuổi28.1132.628.2132.5
9,5 tuổi29.6135.230135.5
10 tuổi31.213832138.6
10,5 tuổi33.3140.434.7142
11 tuổi35.5143.137145
11,5 tuổi37.514639.2148.2
12 tuổi4014941.5151

 

Sự phát triển trí tuệ và các năng lực của bé

Ở giai đoạn này, bé có thể cầm bút vững để tập viết chữ, tô màu, vẽ hình, tập đánh đàn, gõ trống. Ngoài ra, bé đã phân biệt được màu sắc, ghi nhớ hình ảnh, tiếng động tốt hơn và khả năng làm toán tính, so sánh, đếm số cũng phát triển hơn…
Vì vậy, đây là thời gian để cha mẹ cho bé tiếp xúc, trải nghiệm với thế giới xung quanh nhiều hơn. Nếu bé thích thú hay tỏ ra có năng khiếu về một môn học như hội họa, âm nhạc, bơi lội, võ thuật, cha mẹ cần tạo điều kiện cho bé trau dồi và rèn luyện.

Ngoài môn học năng khiếu, cha mẹ nên cho bé mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Việc học văn hóa vẫn là ưu tiên hàng đầu và việc học ngoại ngữ nên được bắt đầu sớm.

Cha mẹ hãy dành thời gian vui chơi và trò chuyện với bé để có cơ hội lắng nghe bé giãi bày những lo lắng, băn khoăn trong cuộc sống. Qua đó, cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển tâm lý của bé. Tình yêu thương đúng mực của cha mẹ sẽ giúp bé hình thành, phát triển thói quen và nhân cách tốt để phát huy năng lực tốt nhất.

Nguy cơ rối loạn dinh dưỡng

Bé suy dinh dưỡng thì khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiều loại bệnh khác cao hơn với biến chứng nặng nề hơn vì sức đề kháng yếu. Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu làm bé lười vận động, học tập sa sút do giảm sức tập trung và khả năng tư duy.

Những bé béo phì có nguy cơ tăng cân nhanh do đã tự chủ trong việc ăn uống và sinh hoạt. Do đó, cha mẹ chú ý không nên lưu trữ nhiều thức ăn ngọt, béo trong tủ lạnh. Cho bé ngủ đủ giấc, ngủ sớm và duy trì vận động nhiều để cơ thể phát triển cân đối. Bé béo phì thường dậy thì sớm và ngưng tăng trưởng chiều cao sớm hơn.
 

Theo Bel Việt Nam

Bài viết liên quan

0932221090