Các nhà nghiên cứu cho biết những trẻ thường xuyên ngủ trưa có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn những trẻ không ngủ trưa.
Theo kết quả nghiên cứu trẻ 3 tuổi ngủ trưa trong khoảng 1 tiếng sau khi học từ mới có kết quả tốt hơn những trẻ không ngủ ít nhất 5 tiếng sau khi học bất kể chúng có thói quen ngủ trưa hay không.
Trong khi một trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể ngủ tới 6 giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhiều trẻ giảm xuống 1 hoặc không có giấc ngủ ngắn nào khi học mầm non.
Lợi ích của giấc ngủ trưa có thể đến từ giấc ngủ sóng chậm. Theo giáo sư trợ giảng Rebecca Gomez tại ĐH Arizona ở Mỹ, có nhiều bằng chứng chỉ rõ các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ góp phần củng cố trí nhớ và một trong những giai đoạn thực sự quan trọng là giấc ngủ sóng chậm, một trong những dạng giấc ngủ sâu nhất. Trong giai đoạn này, não phát lại những kí ức trong khi ngủ, do đó, những nhịp não xuất hiện trong giấc ngủ sóng chậm và các giai đoạn khác của giấc ngủ không cử động mắt nhanh thực sự tái kích hoạt những kí ức này và phát lại chúng, củng cố chúng.
Trẻ ở độ tuổi mầm non nên ngủ 10-12 tiếng trong 24 giờ, có thể là chỉ trong 1 đêm hoặc kết hợp cả giấc ngủ đêm và ngủ trưa. Nếu chúng không được ngủ đủ có thể bị những hậu quả lâu dài bao gồm giảm kết quả trong kiểm tra nhận thức.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 39 trẻ 3 tuổi, được chia thành 2 nhóm: nhóm có thói quen ngủ trưa và nhóm không ngủ trưa. Các nhà nghiên cứu đề nghị phụ huynh xem xét duy trì giấc ngủ trưa cho trẻ mâm non.
Thanh Phương (st)