Cách sơ cứu trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất

 8/19/2020 |  Admin   317 lượt xem

(nuoitre.com) - Các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axít, chất diệt cỏ... Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn.

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để việc sơ cứu ban đầu được chính xác. Vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không đúng cách sẽ khiến bé càng đau đớn hơn, dễ để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Cần tìm hiểu xem bé đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí cũng khác nhau.
 

 

Nếu trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa:
Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữ làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Nếu trẻ ngộ độc do uống nhầm thuốc:
Khi biết con bị ngộ độc thuốc cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Lưu ý, không đặt trẻ ở tư thế nằm. Nếu trẻ còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.
 


Sau sơ cứu ban đầu, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác. Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cần để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được. Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như Lavie, Vital… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất. Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài. 

Thanh Hoa (healthplus.vn­)

liên quan

5 món đồ nhà nào cũng có nhưng không nên cho trẻ chơi  308

 8/19/2020  | 

Một chiếc điều khiển, hộp giấy hay chai nhựa cũng là nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ.

Xem chi tiết 

Xử trí khi bé bị bỏng  312

 8/19/2020  | 

Do nhiều bất cẩn trong sinh hoạt nhiều bé bị bỏng nước sôi, lửa. Xử trí đúng đắn khi bị bỏng sẽ giúp bé bớt đau đớn, liền sẹo nhanh và chóng hồi phục sức khỏe.

Xem chi tiết 

Xử trí các tổn thương răng về cho bé  311

 8/19/2020  | 

Khi răng sữa của bé bị gãy, bạn không cần lo lắng bởi chúng sẽ mọc lại, nhưng khi răng vĩnh viễn bị mẻ hay gãy, bạn phải xử trí và bảo quản trong vòng 30 phút để có thể “cứu vãn” và giữ cho bé có hàm răng thật đẹp.

Xem chi tiết 

Trẻ sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn vì hành động quen thuộc của cha mẹ Việt   322

 8/19/2020  | 

Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ để lại rất nhiều hệ lụy lên bộ não còn non nớt của trẻ mà bố mẹ không biết.

Xem chi tiết 

Thận trọng với thuốc hạ sốt  336

 8/19/2020  | 

Để giảm đau, hạ sốt cho bé, thuốc thường được dùng paracetamol. Nhưng cha mẹ cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể gây hại gan và đã có nhiều trường hợp bé bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện.

Xem chi tiết 

Thận trọng với quần dây kéo  323

 8/19/2020  | 

Nhu cầu ăn mặc đẹp là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, việc chọn lựa quần áo phù hợp theo lứa tuổi sao cho đẹp, thoải mái và an toàn là việc chúng ta nên làm cho các bé.

Xem chi tiết 

Hướng dẫn cách sơ cứu đúng khi bé gặp tai nạn  319

 8/19/2020  | 

Trẻ nhỏ bản tính tó mò, hiếu động nên rất dễ gặp những tai nạn như ngã, bỏng, hóc… Cha mẹ cần biết phương pháp sơ cứu một số tai nạn này để tránh việc đưa bé đến bệnh viện thì đã “quá muộn”.

Xem chi tiết 

Bỏng - Tai nạn gây hậu quả lâu dài cho bé  285

 8/19/2020  | 

Phần lớn những ca bỏng (phỏng) ở trẻ em xuất phát từ sự bất cẩn của người lớn. Điều trị bỏng rất phức tạp và cho dù kết quả sau điều trị có tích cực thì hậu quả vẫn ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt và hòa nhập với xã hội sau này của bé.

Xem chi tiết 

Mối hiểm họa từ nước  320

 8/19/2020  | 

Ngạt nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em, có thể xảy ra quanh năm, nhưng cao nhất vào mùa hè, từ tháng 6-9 hằng năm. Vậy làm cách nào để bảo vệ bé được an toàn trước dòng nước mát lành?

Xem chi tiết 

Hạ sốt an toàn cho bé  324

 8/19/2020  | 

Khi thân nhiệt tăng trên 38 độ C được cho là sốt. Sốt nhẹ là từ 38 độ C – 38,9 độ C. Sốt cao khi trên 39 độ C. Có thể dùng nhiệt kế đo ở hậu môn hoặc ngậm ở miệng để đo thân nhiệt. Nếu đo thân nhiệt ở nách phải cộng thêm 0,5 độ C.

Xem chi tiết 

Đề phòng điện giật cho bé  332

 8/19/2020  | 

Điện giật là tai nạn không chỉ xảy ra ở ngoài đường mà còn ở trong chính căn nhà thân yêu của bé.

Xem chi tiết 

Đề phòng tai nạn khi cho bé về quê ăn Tết  327

 8/19/2020  | 

Về quê ăn Tết, bé hiếu động hay không hiếu động cũng có thể gặp phải một số tai nạn đáng tiếc nếu người lớn lơi lỏng, không để ý đến bé.

Xem chi tiết 

Chấn thương mắt - Không chừa bất cứ ai  332

 8/19/2020  | 

Chấn thương mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt ở trẻ em, không những làm cho bé bị giảm, mất thị lực mà còn ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ và gây ra các rối loạn tâm lý về sau cho bé.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng khi dùng thuốc ngoài da cho bé  362

 8/19/2020  | 

Dùng tùy tiện các loại thuốc bôi ngoài da có thể gây nguy hiểm cho bé. Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp bé sơ sinh bị ngộ độc, thậm chí tử vong do dùng các loại thuốc ngoài da như phấn rôm, dầu gió...

Xem chi tiết 

Cảnh giác với thuốc kích thích ăn, thuốc cam, thuôc Đông y...  308

 8/19/2020  | 

Những thuốc được "rỉ tai", "truyền miệng"... mà các mẹ tự mua về mỗi khi bé bị bệnh, đặc biệt khi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn mác ghi thành phần, hạn sử dụng hay giấy phép... sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Xem chi tiết 

Cận thận với sốc phản vệ ở bé  321

 8/19/2020  | 

Khi gặp một vật lạ hay còn gọi là dị nguyên xâm nhập, cơ thể thường chống lại bằng cách tạo ra một phản ứng “bảo vệ”. Khi phản ứng này không phải bảo vệ cơ thể mà gây ra những tác động có hại thì gọi là “phản vệ”. Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng gây bất lợi nặng nề cho cơ thể và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Xem chi tiết 

Cẩn thận với “thủ phạm” gây hóc cho bé  319

 8/19/2020  | 

Hằng năm, cứ vào dịp Tết, tỷ lệ các bé bị hóc dị vật đường thở tăng đột biến so với ngày thường. Vậy nguyên nhân là gì? Bạn cần hiểu rõ những tác nhân có nguy cơ trở thành “thủ phạm” gây hóc để bảo vệ bé nhé!

Xem chi tiết 

Cách sơ cứu bé bị hóc dị vật  373

 8/19/2020  | 

Dị vật đường thở là từ để gọi 1 vật lạ rơi vào trong đường thở, thường là tai nạn xảy ra ở người già suy kiệt, hôn mê, người trẻ khi ăn mà cười giỡn hoặc bé cho bú bình, ăn không đúng cách.

Xem chi tiết 

Tiêm chủng an toàn  326

 8/19/2020  | 

Tiêm chủng ngày nay không còn xa lạ với các bé. Nhưng tiêm loại vắc-xin nào, thời điểm nào, công dụng ra sao, tiêm bao nhiêu mũi và có tai biến gì sau khi tiêm không… luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ.

Xem chi tiết 

Sự nguy hiểm của bỏng hóa chất có trong các loại nước tẩy rửa   323

 8/19/2020  | 

Các loại hóa chất có trong nước tẩy rửa như nước (bột) thông cống, thuốc tẩy...tiềm ẩn những nguy cơ gây bỏng nhiệt, bỏng acid cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu người lớn sử dụng không đúng cách hoặc sơ ý trong việc bảo quản.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website