Đề phòng tai nạn khi cho bé về quê ăn Tết

 8/19/2020 |  Admin   437 lượt xem

(nuoitre.com) - Về quê ăn Tết, bé hiếu động hay không hiếu động cũng có thể gặp phải một số tai nạn đáng tiếc nếu người lớn lơi lỏng, không để ý đến bé.

Để không làm mất đi niềm vui của các bé và giúp gia đình đón xuân an toàn, ThS.BS Đinh Thạc, chuyên viên tham vấn Nhi khoa, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đưa ra một số cảnh báo về các tai nạn có thể xảy ra với bé khi về quê ăn Tết và cách đề phòng.


ve-que-an-tet.jpg
Ảnh minh họa.


Bị ốm do thay đổi thời tiết
Sức đề kháng của các bé còn non yếu. Về quê đón Tết, thay đổi môi trường đột ngột sẽ dễ khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là khi chuyển từ khí hậu nóng ấm sang khí hậu lạnh, bé sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (cảm cúm, nghẹt mũi nặng dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi), da bị khô hoặc nứt nẻ… vì tiết trời lạnh.
Cách đề phòng: Bạn phải luôn giữ ấm cho bé. Luôn mặc ấm, giữ ấm cổ, ngực, mặt bằng cách đeo khẩu trang, đội nón (mũ), quàng khăn. Nếu tiết trời quá lạnh thì không nên cho bé ra ngoài. Việc giữ ấm cần được chú ý nhiều vào lúc sáng sớm hoặc buổi tối, phòng ngủ của bé cần được đóng kín cửa để tránh bị gió lùa. Ở nông thôn, các gia đình thường hay sưởi ấm bằng lò than đốt, nhưng đây là loại chất đốt không tốt. Khí CO2 thải ra trong phòng kín có thể gây nhiễm độc, vì thế, bạn không nên sưởi ấm cho bé bằng cách này.

Coi chừng tai nạn giao thông
Ở quê, đường xá thường không rộng rãi như ở thành phố. Trong những ngày Tết, người và xe cộ lại đông đúc hơn. Bé thường được cha mẹ chở đi chơi bằng xe gắn máy. Tuy nhiên, thay vì cho bé ngồi giữa, nhiều bạn lại cho bé ngồi trước hoặc đứng lên để nhìn được quang cảnh xung quanh. Theo BS Đinh Thạc, việc làm này sẽ rất nguy hiểm vì chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể làm bé bị ngã và tư thế ngã cũng rất nguy hiểm. Thói quen nguy hiểm này đã làm không ít bé bị gãy xương, chấn thương sọ não... BS Thạc cho biết, Tết năm nào BV Nhi Đồng 1 cũng phải tiếp nhận khá nhiều trường hợp bé nhập viện vì tai nạn giao thông.
Cách đề phòng: Bạn phải lái xe thật cẩn thận, cho bé đội mũ bảo hiểm và thắt dây an toàn khi đi xe. Bạn cũng không nên cho bé ngồi trước hoặc đứng lên trên xe khi đi chơi xa hoặc trên các đường phố đông người qua lại.

Đề phòng bị côn trùng cắn, đốt
Khi về quê chơi Tết, bé rất dễ bị côn trùng cắn, đốt. Ở quê, có thể điều kiện sinh hoạt chưa được đầy đủ nên cần chú ý đến việc tránh muỗi, rết… cho bé. Với không gian rộng rãi, nhiều cây cối, bé rất thích thú khi được chạy nhảy, rất có thể bé sẽ bị côn trùng cắn.
Cách đề phòng: Bạn nên mang theo thuốc hay kem chống muỗi để thoa cho bé. Những loại thuốc làm dịu vết cắn của côn trùng cũng rất cần thiết. Nếu nơi gia đình bạn đến là nơi có nhiều cây cối, bụi rậm thì khi bé ra ngoài chơi, nên cho bé mặc áo tay dài, đi giày bốt để đề phòng rắn, rết hoặc côn trùng cắn.

Phỏng vì bếp than, vàng mã, nước sôi 
Ở quê, nhiều gia đình vẫn còn nấu bếp than, bếp củi. Ngày Tết, người lớn tất bật đun nấu, bưng nước hay thức ăn nóng chuẩn bị cho mâm cỗ. Bé chạy chơi gần bếp nên dễ vấp trúng thanh củi, hoặc bếp than hay các vật dụng đựng nước, thức ăn nóng để dưới đất, rất dễ bị phỏng, thậm chí là thương tích nặng. Có những trường hợp, bé bị phỏng do gia đình đốt vàng mã quá nhiều, trong khi nhiều bé lại thích thú với việc này. Bé mải chơi nên cũng dễ sờ tay, chân vào dụng cụ đựng vàng mã bằng nhôm, inox hay ngã vào nơi đốt…
Cách đề phòng: Dù bận đến mấy, bạn cũng nên luôn để mắt đến bé, không cho bé đến gần các khu vực này. Trong trường hợp bé đã bị phỏng, cần nhanh chóng tách bé ra khỏi khu vực gây phỏng, dùng nước lạnh dội liên tục vào vùng phỏng ít nhất 15 phút. Sau đó, đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không dùng nước mắm, mật ong hoặc các phương thức dân gian để sơ cứu.

Ngoài những tai nạn trên, BS Đinh Thạc cũng khuyến cáo cha mẹ đề phòng cho bé các tai nạn do ăn uống bánh mứt kẹo; sặc, hóc các loại hạt; các tai nạn từ các vật dụng đồ chơi; ổ điện và các vật trang trí bằng điện hoặc thủy tinh…

Chúc các bé cùng gia đình vui xuân an toàn nhé!

An Nhiên

liên quan

5 món đồ nhà nào cũng có nhưng không nên cho trẻ chơi  405

 8/19/2020  | 

Một chiếc điều khiển, hộp giấy hay chai nhựa cũng là nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ.

Xem chi tiết 

Cách sơ cứu trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất  409

 8/19/2020  | 

Các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axít, chất diệt cỏ... Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn.

Xem chi tiết 

Phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ  396

 8/19/2020  | 

Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Trong một tuyên bố chính sách mới, Học viện Nhi khoa Mỹ đã cập nhật những khuyến nghị cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ để bảo vệ trẻ chống lại tử vong bất ngờ liên quan tới giấc ngủ.

Xem chi tiết 

Sự nguy hiểm của bỏng hóa chất có trong các loại nước tẩy rửa   419

 8/19/2020  | 

Các loại hóa chất có trong nước tẩy rửa như nước (bột) thông cống, thuốc tẩy...tiềm ẩn những nguy cơ gây bỏng nhiệt, bỏng acid cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu người lớn sử dụng không đúng cách hoặc sơ ý trong việc bảo quản.

Xem chi tiết 

Tiêm chủng an toàn  422

 8/19/2020  | 

Tiêm chủng ngày nay không còn xa lạ với các bé. Nhưng tiêm loại vắc-xin nào, thời điểm nào, công dụng ra sao, tiêm bao nhiêu mũi và có tai biến gì sau khi tiêm không… luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ.

Xem chi tiết 

Cách sơ cứu bé bị hóc dị vật  464

 8/19/2020  | 

Dị vật đường thở là từ để gọi 1 vật lạ rơi vào trong đường thở, thường là tai nạn xảy ra ở người già suy kiệt, hôn mê, người trẻ khi ăn mà cười giỡn hoặc bé cho bú bình, ăn không đúng cách.

Xem chi tiết 

Cẩn thận với “thủ phạm” gây hóc cho bé  423

 8/19/2020  | 

Hằng năm, cứ vào dịp Tết, tỷ lệ các bé bị hóc dị vật đường thở tăng đột biến so với ngày thường. Vậy nguyên nhân là gì? Bạn cần hiểu rõ những tác nhân có nguy cơ trở thành “thủ phạm” gây hóc để bảo vệ bé nhé!

Xem chi tiết 

Cận thận với sốc phản vệ ở bé  420

 8/19/2020  | 

Khi gặp một vật lạ hay còn gọi là dị nguyên xâm nhập, cơ thể thường chống lại bằng cách tạo ra một phản ứng “bảo vệ”. Khi phản ứng này không phải bảo vệ cơ thể mà gây ra những tác động có hại thì gọi là “phản vệ”. Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng gây bất lợi nặng nề cho cơ thể và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Xem chi tiết 

Cảnh giác với thuốc kích thích ăn, thuốc cam, thuôc Đông y...  393

 8/19/2020  | 

Những thuốc được "rỉ tai", "truyền miệng"... mà các mẹ tự mua về mỗi khi bé bị bệnh, đặc biệt khi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn mác ghi thành phần, hạn sử dụng hay giấy phép... sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng khi dùng thuốc ngoài da cho bé  455

 8/19/2020  | 

Dùng tùy tiện các loại thuốc bôi ngoài da có thể gây nguy hiểm cho bé. Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp bé sơ sinh bị ngộ độc, thậm chí tử vong do dùng các loại thuốc ngoài da như phấn rôm, dầu gió...

Xem chi tiết 

Chấn thương mắt - Không chừa bất cứ ai  420

 8/19/2020  | 

Chấn thương mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt ở trẻ em, không những làm cho bé bị giảm, mất thị lực mà còn ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ và gây ra các rối loạn tâm lý về sau cho bé.

Xem chi tiết 

Đề phòng điện giật cho bé  414

 8/19/2020  | 

Điện giật là tai nạn không chỉ xảy ra ở ngoài đường mà còn ở trong chính căn nhà thân yêu của bé.

Xem chi tiết 

Hạ sốt an toàn cho bé  416

 8/19/2020  | 

Khi thân nhiệt tăng trên 38 độ C được cho là sốt. Sốt nhẹ là từ 38 độ C – 38,9 độ C. Sốt cao khi trên 39 độ C. Có thể dùng nhiệt kế đo ở hậu môn hoặc ngậm ở miệng để đo thân nhiệt. Nếu đo thân nhiệt ở nách phải cộng thêm 0,5 độ C.

Xem chi tiết 

Mối hiểm họa từ nước  415

 8/19/2020  | 

Ngạt nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em, có thể xảy ra quanh năm, nhưng cao nhất vào mùa hè, từ tháng 6-9 hằng năm. Vậy làm cách nào để bảo vệ bé được an toàn trước dòng nước mát lành?

Xem chi tiết 

Bỏng - Tai nạn gây hậu quả lâu dài cho bé  386

 8/19/2020  | 

Phần lớn những ca bỏng (phỏng) ở trẻ em xuất phát từ sự bất cẩn của người lớn. Điều trị bỏng rất phức tạp và cho dù kết quả sau điều trị có tích cực thì hậu quả vẫn ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt và hòa nhập với xã hội sau này của bé.

Xem chi tiết 

Hướng dẫn cách sơ cứu đúng khi bé gặp tai nạn  398

 8/19/2020  | 

Trẻ nhỏ bản tính tó mò, hiếu động nên rất dễ gặp những tai nạn như ngã, bỏng, hóc… Cha mẹ cần biết phương pháp sơ cứu một số tai nạn này để tránh việc đưa bé đến bệnh viện thì đã “quá muộn”.

Xem chi tiết 

Thận trọng với quần dây kéo  414

 8/19/2020  | 

Nhu cầu ăn mặc đẹp là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, việc chọn lựa quần áo phù hợp theo lứa tuổi sao cho đẹp, thoải mái và an toàn là việc chúng ta nên làm cho các bé.

Xem chi tiết 

Thận trọng với thuốc hạ sốt  424

 8/19/2020  | 

Để giảm đau, hạ sốt cho bé, thuốc thường được dùng paracetamol. Nhưng cha mẹ cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể gây hại gan và đã có nhiều trường hợp bé bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện.

Xem chi tiết 

Trẻ sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn vì hành động quen thuộc của cha mẹ Việt   422

 8/19/2020  | 

Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ để lại rất nhiều hệ lụy lên bộ não còn non nớt của trẻ mà bố mẹ không biết.

Xem chi tiết 

Xử trí các tổn thương răng về cho bé  395

 8/19/2020  | 

Khi răng sữa của bé bị gãy, bạn không cần lo lắng bởi chúng sẽ mọc lại, nhưng khi răng vĩnh viễn bị mẻ hay gãy, bạn phải xử trí và bảo quản trong vòng 30 phút để có thể “cứu vãn” và giữ cho bé có hàm răng thật đẹp.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website