Ở các bé, khi sốt quá cao có thể gây co giật, bé sơ sinh sốt cao có thể gây tổn thương não trầm trọng.
Sốt là triệu chứng của nhiều nguyên nhân bệnh gây ra, thường là:
- Bệnh nhiễm trùng: nhiễm siêu vi (cảm cúm), vi khuẩn (viêm phổi, thương hàn), ký sinh trùng (sốt rét).
- Các yếu tố khác: sốt do thuốc, độc tố (thức ăn, rượu), bệnh do rối loạn cơ thể (ung bướu), thiếu nước (khi bị tiêu chảy mất nước).
Hạ sốt không dùng thuốc (giải nhiệt ngoài da):
- Cho bé nằm nơi thoáng mát (nhiệt độ nơi nằm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5 - 60C), tránh gió lùa.
- Cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng, không ủ, trùm kín chăn, không mặc nhiều quần áo.
- Lau bằng nước ấm (300C - 320C), nhúng khăn vào và lau toàn bộ cơ thể bé.
Hạ sốt bằng thuốc
Thuốc có thể sử dụng cho bé em là paracetamol (acetaminophen), tránh dùng aspirin vì loại thuốc này có nguy cơ gây xuất huyết nếu lỡ bé bị sốt xuất huyết, hoặc nếu bé bị sốt do nhiễm siêu vi (cảm cúm, thủy đậu, ban…) dùng aspirin sẽ có nguy cơ bị hội chứng REYE nguy hiểm.
Cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng, dùng thuốc dạng lỏng là tốt nhất cho bé.
Lưu ý:
- Nhiều biệt dược trị cảm sốt hiện nay ngoài thành phần là paracetamol còn chứa thêm các thành phần khác như ephedrine, pseudoephedrin, phenylpropalonamin, không nên dùng cho bé vì có thể gây choáng, tím tái.
- Cho bé uống nhiều nước (nước cam, nước chanh hoặc dung dịch oresol).
- Thông thường, khi bé sốt sẽ kèm theo triệu chứng đau nhức như đau đầu. Thuốc paracetamol có tác dụng hạ sốt giảm đau sẽ trị dứt đau nhức kèm theo.
- Sốt nhẹ nhưng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lao sơ nhiễm, bệnh về máu.
TS.DS Nguyễn Hữu Đức
ĐH Y Dược TP.HCM