Phát hiện sớm lác ở bé

 8/15/2020 |  Admin   544 lượt xem

(nuoitre.com) - Lác không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là tác nhân làm giảm thị lực của bé.

Lác là tình trạng nhãn cầu bị lệch trục do sự mất thăng bằng của các cơ vận nhãn. Bé bị lác khi nhìn vật nào đó, hai mắt không thẳng hàng mà có một mắt lệch đi so với mắt kia. Lác có nhiều dạng như lác trong (một mắt lệch vào trong), lác ngoài (một mắt lệch ra ngoài), lác đứng trên (một mắt lệch lên trên), hoặc lác đứng dưới (một mắt lệch xuống dưới).
 
Lác không những gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của mắt và sự phối hợp giữa hai mắt bé. Khi đó, thị lực của mắt bé giảm (nhược thị).
 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị lác. Đó có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải (sau chấn thương, tật khúc xạ, bệnh lý ở mắt…), hoặc do di truyền (trong gia đình có bố hoặc mẹ bị lác…).

Phát hiện sớm lác ở bé


Đại đa số các trường hợp bé lác được phát hiện trước khi đi khám nhãn khoa. Triệu chứng điển hình là hai mắt của bé nhìn không thẳng hàng, có một mắt lệch so với mắt kia. Ngoài ra, trong hai mắt bé có thể có một mắt nhìn kém, có tật khúc xạ, đặc biệt là viễn thị. Một số trường hợp bé bị lác sau chấn thương tại mắt.
 
Khi thấy bé có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa bé đến khám tại các trung tâm nhãn khoa. Các bác sĩ nhãn khoa cùng các phương tiện chuyên sâu có thể khám xét, đưa ra những chẩn đoán và điều trị phù hợp.
 
Đối với những gia đình có tiền sử lác, cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm và phát hiện kịp thời. Nhiều trường hợp độ lác rất ít (vi lác), ngay cả bác sĩ mắt bé em có kinh nghiệm khám cũng khó phát hiện nếu bé không hợp tác.
 
Vấn đề quan trọng trong điều trị lác là phát hiện và điều trị sớm để có thể đem lại kết quả về cả chức năng và thẩm mỹ cho bé.
 
Tùy theo mức độ lác mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, quá trình này bao gồm một phức hợp chỉnh quang, chỉnh thị và phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu. Một số ca lác không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần điều chỉnh bằng kính (chỉnh quang) và tập luyện (chỉnh thị).

ThS. BS. Nguyễn Văn Huy
Khoa Mắt trẻ em – BV Mắt Trung ương

liên quan

Các tật khúc xạ học đường  1222

 8/15/2020  | 

Tật khúc xạ không phải là bệnh mới lạ nhưng vì biểu hiện của bệnh thường đến từ từ, bé lại hay giấu bệnh, không chịu đeo kính hoặc đeo kính không đúng số nên bệnh có thể tiến triển nhanh. Có những trường hợp cha mẹ không để ý nên không nhận thấy bé mắc bệnh, khi phát hiện ra thì bé đã bị nhược thị, bong võng mạc, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

Xem chi tiết 

Bệnh giả cận thị ở bé  1192

 8/15/2020  | 

Một số bé có biểu hiện mắt nhìn kém, nhức mỏi mắt sau đợt thi cử hoặc khi mắt làm việc nhiều. Cha mẹ cho rằng bé đã bị cận thị, thực sự không phải vậy.

Xem chi tiết 

Nhược thị  1160

 8/15/2020  | 

Hiện nay, tỷ lệ người mắc nhược thị ở Việt Nam ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng hơn nữa, nhất là ở trẻ em.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website