6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con

 8/25/2020 |  Admin   650 lượt xem

(nuoitre.com) - Mẹ bé Bi luôn tự tin về sự cập nhật thông tin, luôn cho rằng mình đang nuôi con rất khoa học. Nhưng từ hôm tham dự hội thảo về đề tài trẻ biếng ăn, mẹ bé mới giật mình nhận ra mình còn rất nhiều nhận thức sai lầm.

Dưới đây là những điều các mẹ cần phải biết để chăm con tốt hơn.

 

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con

1. Không được cho con uống thuốc bổ vô tội vạ

Cứ nghe ai mách thuốc gì tăng chiều cao, cân nặng, trí thông minh, hết biếng ăn…cho trẻ là mẹ mua ngay, rồi đè Bi ra bắt uống. Lợi đâu chẳng thấy, nhưng hại thì đã ngay trước mắt. Bi thấy mẹ bê ly thuốc ra là bụm miệng bỏ chạy, hai mẹ con đánh vật, hò hét mệt lử, uống được một muỗng thuốc thì bỏ dở một bữa ăn.

Các mẹ thường có chung suy nghĩ: Thuốc bào chế cho em bé được làm từ các thành phần thảo dược, lại được bổ sung rất nhiều khoáng chất, không bổ ngang cũng bổ dọc. Thế nhưng thực tế là sau khi uống hết cả chục chai “Giúp bé hết biếng ăn” thì tình trạng biếng ăn của bé vẫn chẳng cải thiện chút nào.

Đến khi được bác sĩ tư vấn mới vỡ lẽ: Không có thuốc nào giúp bé ăn ngon miệng cả. Phải hiểu cặn kẽ rằng, loại trừ do tâm lý, còn thì nguyên nhân là do thiếu chất này chất kia nên bé mới lười ăn, vì vậy nếu “hên” uống trúng thuốc bổ sung chất bé đang thiếu thì tình trạng được cải thiện, bằng không chỉ như nước đổ lá khoai, tốn tiền vô ích.

2. Nên bổ sung lợi khuẩn Probiotic 

Những vi khuẩn này được bổ sung nhằm giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Chúng xuất hiện trong các thực phẩm như sữa chua , sữa đậu nành… Tuy nhiên, chỉ để “ăn chơi” thì cho bé yêu ăn mỗi ngày một hũ sữa chua là đủ, còn để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa thì cần tham vấn bác sĩ để được tư vấn các chế phẩm có lượng probiotic cao.

Nguyên nhân là trước khi đến được ruột, các chiến binh này cần phải vượt qua dạ dày với môi trường axit, một lượng lớn chiến binh sẽ bỏ xác ở đây trước khi đến được ruột để thực hiện chức năng “lợi khuẩn”.

Vì thế cần phải bổ sung probiotic khi bé đã ăn no và số lượng probiotic trong chế phẩm cũng phải đủ nhiều để đạt kết quả tốt.

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con
3. Tránh lạm dụng thuốc hạ sốt cho con

Hầu hết các mẹ khi thấy bé có biểu hiện nóng sốt liền lập tức cho con uống thuốc. Tuy vậy, theo các bác sĩ, chỉ khi thân nhiệt bé trên 38.5 độ C mới cần uống thuốc để ngăn ngừa tình trạng bé sốt cao sẽ dễ dẫn đến co giật, chứ không phải nhằm mục đích hết sốt.

Khi bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để tiêu diệt, đồng thời tự tăng thân nhiệt để tạo môi trường bất lợi cho sự sinh sản và phát triển của virus, vì thế nếu bé mới chỉ hơi nóng mà cho uống thuốc hạ sốt liền, chẳng khác nào tiếp tay cho kẻ thù công kích nhà mình.

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con

 

4. Tuyệt đối không ‘nhồi’ con ăn khi đang ốm

9/10 các bà mẹ được hỏi đều trả lời cần phải cho trẻ ăn ngon và giàu dinh dưỡng hơn trong thời gian bé bệnh. Điều này hoàn toàn đi trái khoa học, vì rằng khi cơ thể không khỏe, hệ tiêu hóa của con cũng theo đó mà kém hấp thu. Lúc này các mẹ lại tống vào thịt bò, bào ngư… khác nào xây nhà trên vũng sình???  Hãy cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, nếu con chỉ đòi ăn cơm trắng, mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng. Khi con hết bệnh, đó mới là lúc cần mẹ bồi bổ để hồi phục và phát triển.

 

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con

5. Cần phải hiểu thế nào là táo bón

3-4 ngày không thấy con đi tiêu, mẹ sốt sắng mua thụt đít về “hỗ trợ” cho con, mặc dù phân của con vẫn rất mềm và “đẹp”.  Mang tâm sự ấy đến gặp bác sĩ, mẹ nhận được lời khuyên là hãy nhìn chất lượng phân hơn là số lần bé đi tiêu. Nghĩa là nếu phân vẫn bình thường, nhất là khi bé bú mẹ hoàn toàn, thì một tuần bé đi một lần vẫn rất bình thường. Điều này chỉ nói lên một điều: Sữa mẹ quá tốt, con hấp thu hết nên chẳng còn gì để thải ra ngoài cả, vì thế con cần đợi đến khi “đủ số lượng” thì mới giải phóng ra ngoài được.

 

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con
6. Phân biệt ói và trớ

Ói là hiện tượng bệnh lý của nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, điển hình nhất là do kém hấp thu. Khi ói cơ bụng bé co thắt, ói xong mặt bé hơi tái, mệt mỏi, một lúc sau mới trở lại hồng hào.

Ngược lại, trớ là hiện tượng sinh lý, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi ăn quá no hoặc quá nhanh, bé sẽ bị trớ. Khi trớ đồ ăn sẽ phun ra thành vòi, cảm giác rất dễ dàng chứ không cần phải gắng sức. Tuy nhiên, khi trớ xong trẻ rất bình thường, không hề có dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí lại có thể “chiến đấu” tiếp đồ ăn còn dang dở.

Mẹ cần phân biệt thật kỹ để biết con mình đang bình thường hay bất thường.

 

Theo Maskonline

liên quan

Mẹ cần làm gì khi đưa bé đi khám để tránh những sai lầm đáng tiếc?  670

 8/25/2020  | 

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ của các sai lầm trong chăm sóc sức khỏe và các tác dụng phụ của thuốc làm cho bé phải nhập viện có thể bằng với tỉ lệ người lớn nhập viện.

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường  636

 8/25/2020  | 

Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt và không phải đưa bé vào bệnh viện khi không quá cấp bách thì cha mẹ cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng.

Xem chi tiết 

Triệu chứng khi mọc răng  618

 8/25/2020  | 

Bộ răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chiếc răng đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới, sau đó đến các răng khác. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Thông thường, răng đầu tiên mọc vào lúc bé 6 - 8 tháng tuổi.

Xem chi tiết 

Tác hại của trò chơi điện tử đến sức khỏe của bé  743

 8/25/2020  | 

Mặc dù trò chơi điện tử mang lại niềm vui thích cho các bé và đem lại một số lợi ích nhất định (rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, nhận thức về không gian, phản ứng nhạy bén…) nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe của các bé.

Xem chi tiết 

Bé ngủ không ngon - vì sao?  621

 8/25/2020  | 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé. Cha mẹ cần hiểu những trở ngại này để giúp bé có những giấc ngủ chất lượng.

Xem chi tiết 

Tủ thuốc ngày Tết  682

 8/25/2020  | 

Hằng năm, trong những ngày Tết, khoa Nhi BV Bạch Mai thường tiếp nhận các bé đến khám và điều trị, trong đó nhiều nhất là các bé bị tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Nhiều bé được đưa đến bệnh viện khi bệnh tình đã khá nặng. Vì thế, trong những ngày này, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thông thường để có thể xử trí ban đầu, khi chưa thể đưa bé đến bệnh viện ngay.

Xem chi tiết 

Bảo vệ tai cho bé khi đi bơi  564

 8/25/2020  | 

Mùa hè đến, các bé được tha hồ thỏa sức với môn bơi lội. Thế nhưng, làm thế nào để bảo vệ đôi tai cho bé khi tham gia môn thể thao này?

Xem chi tiết 

Bé bị viêm tai giữa nặng, thậm chí điếc nếu mẹ cố ép bé xì mũi  579

 8/25/2020  | 

Động viên con lấy "hết sức bình sinh" để xì mũi, hoặc bố mẹ sử dụng bơm rửa mũi sai cách… là những cách làm khiến không ít bé bị bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí điếc.

Xem chi tiết 

Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của bé  661

 8/25/2020  | 

Trong rất nhiều năm qua, các nhà khoa học đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, trọng tâm xoay quanh các vấn đề: “Thế nào là thông minh?”, “Ai được xem là thông minh?”, “Làm sao đo được thông minh?”.

Xem chi tiết 

Đừng để “mất Tết” vì rối loạn tiêu hóa  491

 8/25/2020  | 

Nếu chuyện sinh hoạt nói chung và ăn uống nói riêng của bé bị xáo trộn, khiến hệ tiêu hóa vốn non nớt của bé thêm yếu, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, càng vào những ngày Tết, cha mẹ càng nên để ý chăm sóc bé nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Tại sao hệ tiêu hóa kém lại dẫn đến biếng ăn?  534

 8/25/2020  | 

Bé có hệ tiêu hóa non yếu, không được khắc phục và hỗ trợ sẽ dễ mắc các bệnh đường ruột. Khi mắc bệnh đường ruột, bé ăn không ngon miệng sẽ biếng ăn, dẫn tới phát triển không toàn diện...

Xem chi tiết 

Sau khi bơi, bé vẫn có thể bị chết đuối  442

 8/25/2020  | 

Khi bé tiếp xúc với nước (hồ bơi, biển, sông, hồ…), bé có nhiều nguy cơ bị đuối nước. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi mặt nước, có khi sau 24-48 giờ, bé vẫn có thể bị chết đuối.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi cho bé dùng tã lót  448

 8/25/2020  | 

Da bé vốn mềm mại, mỏng manh, có nhiều mạch máu hơn da người lớn. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn thiện nên rất dễ mất cân bằng pH axit tự nhiên của da. Hơn nữa, do chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu nên da bé rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé khóc?  522

 8/25/2020  | 

Các bé, đặc biệt bé sơ sinh rất hay khóc, bởi đó là phương tiện duy nhất để bé giao tiếp với mọi người xung quanh. Khóc nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các bệnh về da cho bé sơ sinh  474

 8/25/2020  | 

Da của bé sơ sinh thường khô, dễ bị đỏ, bị bong tróc và bị viêm hơn da của người lớn. Bên cạnh đó, chức năng điều hòa thân nhiệt của da bé còn kém nên bé dễ bị nóng lạnh bất thường.

Xem chi tiết 

Bé có thể bị ngộ độc thuốc hạ sốt!  483

 8/25/2020  | 

Khi uống thuốc hạ sốt quá liều, bé có thể xuất huyết tiêu hóa, nôn ói ra máu, huyết áp không đo được, suy chức năng gan, rối loạn đông máu...

Xem chi tiết 

Nguyên tắc "3Đ" khi cho bé dùng kháng sinh  524

 8/25/2020  | 

Nếu cho bé uống kháng sinh tùy tiện có thể dẫn đến “nhờn” thuốc, kháng thuốc làm phát sinh nhiều tật bệnh mới, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Bí quyết cai sữa đúng cho bé  487

 8/25/2020  | 

Phàm, chúng ta chỉ “cai” khi đã “nghiện”. Ví dụ: cai nghiện ma túy, cai nghiện game! Vậy, khi đặt vấn đề “cai sữa” cho bé, nghĩa là bé đã “nghiện sữa”! Nghiện sữa thì tốt quá, hà cớ gì phải “cai”? Ừ, thì tại loại sữa mà bé “nghiện” quá đặc biệt nên phải “cai”!

Xem chi tiết 

Bé mút ngón tay có gây hại?  496

 8/25/2020  | 

Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường.

Xem chi tiết 

“Tình thương vô ý gây nên tội”  593

 8/25/2020  | 

Một xu hướng “tình thương vô ý gây nên tội” cần sớm phải được nhận biết và điều chỉnh lại là tình trạng mẹ cố ép con ăn thật nhiều, khiến bé từ không bệnh thành có bệnh, từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website