Bé khoẻ trong kỳ nghỉ

 8/25/2020 |  Admin   479 lượt xem

(nuoitre.com) - Trong những kỳ nghỉ dài ngày, cha mẹ cần tránh tối đa những nguyên nhân khiến bé bị xáo trộn nếp sinh hoạt.

 

Bé khoẻ trong kỳ nghỉ
Đối với các bé, ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ năng lượng thì còn phải có giấc ngủ tốt mới phát triển được tối đa cả thể chất và tinh thần. Thế nhưng, vào những ngày nghỉ lễ, cha mẹ rất bận vì phải tiếp đãi bạn bè, khách khứa đến chơi hoặc tổ chức cho cả gia đình một chuyến du lịch dài ngày. Chính những hoạt động này của người lớn khiến bé bị xáo trộn ít nhiều trong nếp sinh hoạt hằng ngày, nhất là những giấc ngủ quý báu của bé.
 
Nguyên nhân khiến bé bị mất ngủ
Trong những kỳ nghỉ dài ngày, cha mẹ cần tránh tối đa những nguyên nhân khiến bé bị xáo trộn nếp sinh hoạt. Đó chính là:
- Quang cảnh xung quanh mất đi sự yên tĩnh vốn có, tiếng cười nói ồn ào, chưa kể cứ hết người này đến người khác thay nhau nựng nịu, ẵm bồng khiến bé mệt mỏi hơn. Và cũng vì quá mải tiếp khách khứa mà vô tình người lớn quên mất giờ ngủ của bé, vốn đã được “cài đặt” sẵn.
- Nếu cho bé đi du lịch, sự xáo trộn này còn nhiều hơn vì bé phải ở một nơi xa lạ, ngủ trên một chiếc giường lạ, những cái gối lạ. Chính quang cảnh lạ này kích thích bé muốn khám phá, tìm tòi khiến bé trở nên khó ngủ hơn. Mặt khác, “chỗ lạ” cũng có không khí, thời tiết, mùi lạ gây cho bé cảm giác bất an, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Với những bé lớn, chuyện khó ngủ còn có nguyên nhân từ vấn đề dinh dưỡng. Trong những ngày nghỉ lễ, các bé thường “thèm” hoặc “được” cho ăn các món ăn nhiều ngọt, béo khiến bé bị nặng bụng, khó tiêu gây bứt rứt và khó ngủ.
Bé khoẻ trong kỳ nghỉ

 

 
Nên làm gì?
Cha mẹ cần để ý đến giấc ngủ của bé trong những ngày này để đảm bảo bé ngủ đủ giấc, yên giấc nhằm phục hồi sức khỏe tốt. Để làm được như vậy, cha mẹ cần thực hiện các việc sau:
- Bé dưới 6 tháng tuổi chỉ nên ở nhà vào các ngày lễ. Nếu đi xa, cần cố định ở một nơi đến (như về quê nội, ngoại…), hạn chế đi lại nhiều vì dễ gây xáo trộn về giờ giấc sinh hoạt của bé cả về chuyện ăn lẫn giấc ngủ.
- Từ 6 tháng trở lên, bé có thể cùng đi xa hơn nhưng cũng vẫn phải đảm bảo giờ giấc ăn ngủ cho bé.
- Cha mẹ nên có kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không làm xáo trộn giờ giấc của bé, vì sau này tập lại sẽ rất khó và mất nhiều thời gian.
- Khi đưa bé đến nơi lạ, cha mẹ nên tạo cho bé được ở trong một khung cảnh, không gian gần giống với chiếc giường quen thuộc của bé ở nhà: được ở cạnh người thân (ba, mẹ, anh, chị…), cũng có thể đem theo gối “ghiền” của bé để bé vẫn cảm nhận được mùi quen thuộc ở nhà, cố gắng giữ yên lặng, tránh gây ồn ào trong giờ ngủ của bé. Như vậy, bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Và một việc quan trọng là cha mẹ nên tập cho bé ngủ độc lập ngay từ khi còn nhỏ, không nhất thiết phải có cha mẹ nằm kế bên hay ôm thật chặt trước khi ngủ để nếu cha mẹ có bận rộn thì bé vẫn có thể tự ngủ một mình được.
- Nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu, quen thuộc hằng ngày để bé không bị xáo trộn về tiêu hóa.

BS.CK1 Nguyễn Thùy Trang
TT Dinh Dưỡng TP.HCM

liên quan

Tác hại của trò chơi điện tử đến sức khỏe của bé  953

 8/25/2020  | 

Mặc dù trò chơi điện tử mang lại niềm vui thích cho các bé và đem lại một số lợi ích nhất định (rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, nhận thức về không gian, phản ứng nhạy bén…) nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe của các bé.

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường  853

 8/25/2020  | 

Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt và không phải đưa bé vào bệnh viện khi không quá cấp bách thì cha mẹ cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng.

Xem chi tiết 

Quạt máy hay điều hòa tốt cho bé?  753

 8/25/2020  | 

Thời tiết nóng bức, oi nồng của mùa hè làm nhu cầu sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ như quạt máy, máy lạnh... lên rất cao. Thế nhưng, mẹ nên sử dụng quạt máy hay điều hòa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Xem chi tiết 

Bé mút ngón tay có gây hại?  693

 8/25/2020  | 

Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé khóc?  726

 8/25/2020  | 

Các bé, đặc biệt bé sơ sinh rất hay khóc, bởi đó là phương tiện duy nhất để bé giao tiếp với mọi người xung quanh. Khóc nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Đội mũ thường xuyên cho bé: Nên hay không?  735

 8/25/2020  | 

Có nên thường xuyên đội mũ cho bé mới sinh hay không, khi trời nắng nóng, ngột ngạt suốt ngày? Bà nội, bà ngoại, các anh chị đi trước khẳng định “phải đội” trong khi bố mẹ lại phân vân: “Nắng nóng thế kia mà?!”…

Xem chi tiết 

Những điều không nên làm khi con bị sốt  553

 8/25/2020  | 

Khi con bị sốt, bạn thường rất lo lắng. Nhưng nên nhớ rằng sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại các nhiễm trùng và con bạn cần được chăm sóc đúng cách trong thời gian này. Dưới đây là một vài điều bạn không nên làm khi con bị sốt.

Xem chi tiết 

Bảo vệ tai cho bé khi đi bơi  782

 8/25/2020  | 

Mùa hè đến, các bé được tha hồ thỏa sức với môn bơi lội. Thế nhưng, làm thế nào để bảo vệ đôi tai cho bé khi tham gia môn thể thao này?

Xem chi tiết 

Bé bị viêm tai giữa nặng, thậm chí điếc nếu mẹ cố ép bé xì mũi  786

 8/25/2020  | 

Động viên con lấy "hết sức bình sinh" để xì mũi, hoặc bố mẹ sử dụng bơm rửa mũi sai cách… là những cách làm khiến không ít bé bị bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí điếc.

Xem chi tiết 

Tại sao hệ tiêu hóa kém lại dẫn đến biếng ăn?  738

 8/25/2020  | 

Bé có hệ tiêu hóa non yếu, không được khắc phục và hỗ trợ sẽ dễ mắc các bệnh đường ruột. Khi mắc bệnh đường ruột, bé ăn không ngon miệng sẽ biếng ăn, dẫn tới phát triển không toàn diện...

Xem chi tiết 

Đừng để “mất Tết” vì rối loạn tiêu hóa  701

 8/25/2020  | 

Nếu chuyện sinh hoạt nói chung và ăn uống nói riêng của bé bị xáo trộn, khiến hệ tiêu hóa vốn non nớt của bé thêm yếu, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, càng vào những ngày Tết, cha mẹ càng nên để ý chăm sóc bé nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Sau khi bơi, bé vẫn có thể bị chết đuối  612

 8/25/2020  | 

Khi bé tiếp xúc với nước (hồ bơi, biển, sông, hồ…), bé có nhiều nguy cơ bị đuối nước. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi mặt nước, có khi sau 24-48 giờ, bé vẫn có thể bị chết đuối.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi cho bé dùng tã lót  649

 8/25/2020  | 

Da bé vốn mềm mại, mỏng manh, có nhiều mạch máu hơn da người lớn. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn thiện nên rất dễ mất cân bằng pH axit tự nhiên của da. Hơn nữa, do chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu nên da bé rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các bệnh về da cho bé sơ sinh  666

 8/25/2020  | 

Da của bé sơ sinh thường khô, dễ bị đỏ, bị bong tróc và bị viêm hơn da của người lớn. Bên cạnh đó, chức năng điều hòa thân nhiệt của da bé còn kém nên bé dễ bị nóng lạnh bất thường.

Xem chi tiết 

Mẹ cần nhớ những điều này khi cho bé uống thuốc nhé!  653

 8/25/2020  | 

Việc dùng thuốc cho bé phải đặc biệt thận trọng vì bất cứ sự tùy tiện nào cũng có thể gây ra những phản ứng phụ, có khi nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

Bí quyết cai sữa đúng cho bé  685

 8/25/2020  | 

Phàm, chúng ta chỉ “cai” khi đã “nghiện”. Ví dụ: cai nghiện ma túy, cai nghiện game! Vậy, khi đặt vấn đề “cai sữa” cho bé, nghĩa là bé đã “nghiện sữa”! Nghiện sữa thì tốt quá, hà cớ gì phải “cai”? Ừ, thì tại loại sữa mà bé “nghiện” quá đặc biệt nên phải “cai”!

Xem chi tiết 

Bé có thể bị ngộ độc thuốc hạ sốt!  690

 8/25/2020  | 

Khi uống thuốc hạ sốt quá liều, bé có thể xuất huyết tiêu hóa, nôn ói ra máu, huyết áp không đo được, suy chức năng gan, rối loạn đông máu...

Xem chi tiết 

Nguyên tắc "3Đ" khi cho bé dùng kháng sinh  729

 8/25/2020  | 

Nếu cho bé uống kháng sinh tùy tiện có thể dẫn đến “nhờn” thuốc, kháng thuốc làm phát sinh nhiều tật bệnh mới, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Cho bé dùng thuốc sai cách - nguy hiểm khôn lường  493

 8/25/2020  | 

Tự mua thuốc cho con uống, lấy toa thuốc cũ hoặc toa của người khác áp dụng cho bé, cho bé uống thuốc quá liều, quá “date”…, những hành động chủ quan của cha mẹ khiến sức khỏe của bé bị đe dọa, nhiều khi gây ảnh hưởng lâu dài.

Xem chi tiết 

“Tình thương vô ý gây nên tội”  803

 8/25/2020  | 

Một xu hướng “tình thương vô ý gây nên tội” cần sớm phải được nhận biết và điều chỉnh lại là tình trạng mẹ cố ép con ăn thật nhiều, khiến bé từ không bệnh thành có bệnh, từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website