Bé mút ngón tay có gây hại?

 8/25/2020 |  Admin   516 lượt xem

(nuoitre.com) - Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường.

Vậy, bé mút tay có lợi hay hại, chúng ta có nên cho trẻ mút ngón tay không, loại bỏ thói quen này như thế nào?

Vì sao bé mút tay?

Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm bé thấy dễ chịu và có cảm giác bình yên. Khi lớn hơn, thói quen mút tay trong mọi tình huống như: mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, buồn ngủ, hay lo lắng, căng thẳng… Lắm lúc, trẻ phải mút tay để đi vào giấc ngủ và mỗi khi trở mình lúc nửa đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ, 90% số trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé không đói, thậm chí đã thôi bú sữa.

be-mut-tay-co-gay-hai

Tác hại của mút tay

Theo các nghiên cứu cho thấy, đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng. Thông thường, các trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Ngậm mút tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá ...

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng trẻ trở nên hô (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị. Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Giúp bé bỏ thói quen mút tay cách nào?

Với trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay. Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ trẻ những lúc không mút tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp như băng kín hay mang găng che tay trẻ, … nhằm làm giảm hứng thú mút tay cũng có hiệu quả nhất định.

Với trẻ lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.

Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc trẻ, hãy đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em.

Theo Bác sĩ Yến Thủy - Sức khỏe đời sống

liên quan

Bé có cần súc miệng?  573

 8/25/2020  | 

Nên Cho Bé Dùng Nước Súc Miệng Nào Thì Tốt Nhất, Cho Bé Dùng Chung Nước Súc Miệng Của Người Lớn Có Được Không, Làm Gì Khi Bé Không Chịu Súc Miệng, Đánh Răng… Nhiều Cha Mẹ Đang Thực Sự Bối Rối Trong Việc Chăm Sóc Răng Miệng Cho Bé.

Xem chi tiết 

“Tình thương vô ý gây nên tội”  614

 8/25/2020  | 

Một xu hướng “tình thương vô ý gây nên tội” cần sớm phải được nhận biết và điều chỉnh lại là tình trạng mẹ cố ép con ăn thật nhiều, khiến bé từ không bệnh thành có bệnh, từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.

Xem chi tiết 

Quạt máy hay điều hòa tốt cho bé?  572

 8/25/2020  | 

Thời tiết nóng bức, oi nồng của mùa hè làm nhu cầu sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ như quạt máy, máy lạnh... lên rất cao. Thế nhưng, mẹ nên sử dụng quạt máy hay điều hòa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Xem chi tiết 

Răng bé xấu, lỗi do ai?   593

 8/25/2020  | 

Rất nhiều cha mẹ nghĩ răng sữa là răng tạm thời, không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sẽ mọc khi bé được 6 - 7 tuổi, hay răng bé mọc như thế nào là chuyện “tự nhiên”. Có mẹ còn hướng dẫn bé sử dụng tăm, gây tổn thương răng cho bé và ảnh hưởng đến chiều hướng mọc răng vĩnh viễn, gây xấu răng sau này.

Xem chi tiết 

Dùng kem chống hăm thường xuyên có an toàn?  600

 8/25/2020  | 

Da các bé còn non và thường xuyên phải mặc tã, bỉm... Bí bách, ứ đọng nước tiểu, phân... khiến bé rất dễ bị hăm. Vì thế, để bảo đảm an toàn và tránh da bé nhiễm khuẩn, bạn cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách và có phương pháp chống hăm thích hợp cho bé.

Xem chi tiết 

Sai lầm khiến bé bị bệnh trong mùa đông  607

 8/25/2020  | 

Vào mùa đông, bé có nguy cơ mắc phải một số bệnh như cảm cúm, sổ mũi, viêm đường hô hấp... Chăm sóc để bé không bị bệnh luôn là mối quan tâm của cha mẹ. Tuy nhiên, sự chăm sóc, bao bọc thái quá của nhiều cha mẹ lại vô tình làm bé bị bệnh thêm.

Xem chi tiết 

Tác dụng của giấc ngủ đối với bé  592

 8/25/2020  | 

Ngủ là một nhu cầu sinh lý cần thiết của cơ thể, đặc biệt đối với các bé, vì cơ thể bé là cơ thể đang lớn và đang phát triển. Do vậy, bé càng nhỏ thì nhu cầu ngủ càng nhiều.

Xem chi tiết 

Tại sao bé thường xuyên khóc đêm?  660

 8/25/2020  | 

Bé Cò (quận Bình Thạnh, TP. HCM) tròn 1 tuổi cũng là chừng ấy thời gian mẹ Cò không có lấy một đêm ngon giấc vì đêm nào Cò cũng quấy khóc. Bà nội và bố làm đủ mọi cách, nào tìm roi dâu để trong nôi, rồi để dao, kéo đầu giường để đuổi tà; lên chùa thắp hương… cũng không cải thiện được bao nhiêu. “Phải tìm cách khắc phục thôi chứ như thế này mãi thì nguy quá”, mẹ Cò than thở.

Xem chi tiết 

Tại sao bé khóc?  593

 8/25/2020  | 

Khóc là cách để bé liên hệ, giao tiếp với mọi thứ xung quanh, nhưng vì bé không thể nói nên mẹ rất lo và tự hỏi “Bé muốn gì?”. Thông thường, khi bé khóc, mẹ phải nghĩ đến các nguyên nhân sau:

Xem chi tiết 

Đừng để “mất Tết” vì rối loạn tiêu hóa  507

 8/25/2020  | 

Nếu chuyện sinh hoạt nói chung và ăn uống nói riêng của bé bị xáo trộn, khiến hệ tiêu hóa vốn non nớt của bé thêm yếu, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, càng vào những ngày Tết, cha mẹ càng nên để ý chăm sóc bé nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Tăng cường hệ miễn dịch cho bé  583

 8/25/2020  | 

Thời điểm năm mới tới chính là lúc khí hậu ẩm ướt. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như cúm, cảm lạnh, viêm phổi… ở bé. Trong những ngày này, bé rất cần tới sự chăm sóc cẩn trọng để có được sức khỏe tốt nhất.

Xem chi tiết 

Tập cho bé chải răng  602

 8/25/2020  | 

Mỗi chiếc răng, dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn đều có 4 mặt cần được chải và làm sạch: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và mặt bên kẽ răng. Để tập cho bé chải răng sạch sẽ, bạn cũng cần phải có “chiến thuật”.

Xem chi tiết 

Tết, bé cần ngủ đủ giấc  663

 8/25/2020  | 

Ngoài Dinh Dưỡng Hợp Lý, Giấc Ngủ Có Vai Trò Quan Trọng Đối Với Sự Phát Triển Thể Chất Và Trí Não Của Bé. Vì Vậy, Bé Vẫn Cần Ngủ Đúng Giờ Và Đủ Giấc, Ngay Cả Trong Những Ngày Tết.

Xem chi tiết 

Mẹ cần nhớ những điều này khi cho bé uống thuốc nhé!  461

 8/25/2020  | 

Việc dùng thuốc cho bé phải đặc biệt thận trọng vì bất cứ sự tùy tiện nào cũng có thể gây ra những phản ứng phụ, có khi nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

Trẻ em có bị ung thư?  601

 8/25/2020  | 

Hiện nay bệnh ung thư khá phổ biến và vẫn rất khó khăn, tốn kém khi điều trị? Vậy trẻ em có thể bị bệnh này không?

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường  659

 8/25/2020  | 

Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt và không phải đưa bé vào bệnh viện khi không quá cấp bách thì cha mẹ cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng.

Xem chi tiết 

Nguyên tắc "3Đ" khi cho bé dùng kháng sinh  545

 8/25/2020  | 

Nếu cho bé uống kháng sinh tùy tiện có thể dẫn đến “nhờn” thuốc, kháng thuốc làm phát sinh nhiều tật bệnh mới, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con  671

 8/25/2020  | 

Mẹ bé Bi luôn tự tin về sự cập nhật thông tin, luôn cho rằng mình đang nuôi con rất khoa học. Nhưng từ hôm tham dự hội thảo về đề tài trẻ biếng ăn, mẹ bé mới giật mình nhận ra mình còn rất nhiều nhận thức sai lầm.

Xem chi tiết 

Mẹ cần làm gì khi đưa bé đi khám để tránh những sai lầm đáng tiếc?  697

 8/25/2020  | 

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ của các sai lầm trong chăm sóc sức khỏe và các tác dụng phụ của thuốc làm cho bé phải nhập viện có thể bằng với tỉ lệ người lớn nhập viện.

Xem chi tiết 

Triệu chứng khi mọc răng  641

 8/25/2020  | 

Bộ răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chiếc răng đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới, sau đó đến các răng khác. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Thông thường, răng đầu tiên mọc vào lúc bé 6 - 8 tháng tuổi.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website