Qua quá trình nghiên cứu, họ đã khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ) của bé.
Bị chi phối bởi trường học: Đi học sẽ giúp bé tăng chỉ số IQ, và chỉ số này sẽ tăng dần hay đứng yên, tùy từng bé. Tuy nhiên, nếu bé bị “lưu ban” hay bỏ học nửa chừng, chỉ số IQ sẽ giảm.
Không liên quan đến thứ tự lọt lòng mẹ: Rất nhiều người tin rằng con cả thông minh hơn và có khuynh hướng lãnh đạo sau này. Nhưng điều này không có lý luận khoa học. Trong nhiều gia đình, người con út thông minh hơn anh chị rất nhiều.
Liên quan tới việc bú sữa mẹ: Cho đến năm 3 tuổi, bé nào từng được bú sữa mẹ sẽ có chỉ số IQ cao hơn những bé bú bình 3 - 8 điểm. Nguyên nhân là các bé được bú mẹ ít bệnh tật hơn do hệ miễn dịch tốt hơn và khi bú mẹ, hệ thần kinh của bé được tác động tốt. Sữa mẹ rất giàu omega-3, là các axit vốn giúp thành lập các màng tế bào thần kinh và giúp chuyển tải các xung động thần kinh tốt hơn.
Có nhiều loại thông minh: Có 2 loại thông minh rất khác nhau là “thông minh thực tiễn” và “thông minh phân tích”. Bé thuộc loại “thông minh thực tiễn” có vẻ… láu cá và khôn vặt, còn bé “thông minh phân tích” lại có khả năng phân tích, lý luận và phán đoán tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng có cách phân loại khác như: thông minh hướng nội, hướng ngoại, ngôn ngữ, máy móc, âm nhạc...
Liên quan tới khối lượng của đầu: Các kỹ thuật đo đạc hoạt động của tế bào thần kinh cho thấy: dung tích hộp sọ liên quan tới chỉ số IQ. Điều này có thể lý giải tại sao bộ não của thiên tài Albert Einstein to và nặng hơn bộ não của một người bình thường.
Tiếp tục tăng: Qua mỗi thế hệ, IQ lại tăng thêm 20 điểm. Điều này lý giải tại sao các bé ngày nay lại “thông minh và giỏi giang” hơn ông bà, cha mẹ mình.
Tùy thuộc vào bữa ăn: Cá là một trong những “thực phẩm của não bộ”, làm tăng IQ. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên lựa chọn cá trong thực đơn hằng ngày cho bé nhé!
Theo Psychology Today