Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường

 8/25/2020 |  Admin   637 lượt xem

(nuoitre.com) - Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt và không phải đưa bé vào bệnh viện khi không quá cấp bách thì cha mẹ cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng.

Bạn có thể học cách xử trí cho bé khi gặp các trường hợp sau:
 
Khi bé bị sốt: Cách tốt và chính xác nhất để xác định bé có đang bị sốt hay không là dùng cặp nhiệt độ. Bé được xác định là bị sốt cao khi thân nhiệt từ 38,50C trở lên. Lúc này, cha mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, cứ 10-15mg thuốc/kg cân nặng. Nếu bé còn sốt, có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ. Bên cạnh đó, nên cho bé mặc quần áo thoáng mát và uống nhiều nước. Nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn 38,30C, bé bị sốt nhẹ, cha mẹ không nên hạ sốt cho bé bằng thuốc mà hãy dùng khăn và nước ấm, thường xuyên lau mát cho bé ở các vị trí: trán, nách, bẹn, hậu môn và lưng. Đừng quên cho bé nằm nơi thoáng, kín gió và thay đồ cho bé nếu quần áo bị ướt.
Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường

 

 
Khi bé bị tiêu chảy: Cần cho bé uống thật nhiều nước. Một số dung dịch bù nước thường dùng là oresol. Hãy pha oresol với nước chín theo hướng dẫn ghi trên bao bì, cho bé uống bù từ 30 – 50ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng.
 
Các vết thương ngoài da: Các bé vốn hiếu động, tinh nghịch nên việc bị vài vết trầy xước nhẹ ngoài da là “chuyện bình thường”. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà cấm đoán bé chạy nhảy, vui đùa. Nếu bé chỉ bị xây xát da, cha mẹ có thể rửa vết thương bằng nước sạch, sát trùng và băng lại. Nếu bé bị chảy máu, cha mẹ nên dùng bông gòn ấn chặt vào vết thương để cầm máu. Đối với vết thương sâu, chảy máu nhiều, cách tốt nhất là gọi đội cứu hộ tại chỗ để có xử trí kịp thời.
 
Phỏng: Nếu chẳng may bé bị phỏng, cha mẹ nên dội nước lạnh sạch lên vết phỏng, dùng khăn sạch quấn quanh vết phỏng và đưa bé đến cơ sở gần nhất. Tuyệt đối không được bôi nước mắm, kem đánh răng hoặc đắp bất kỳ thứ gì lên vết phỏng để tránh làm tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
 
Dị vật đường thở: Nếu thấy bé đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, khó thở, cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện động tác sau: đứng phía sau hoặc quỳ tựa gối vào lưng bé, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt 1 nắm tay ngay vùng thượng vị (ngay dưới mấu kiếm xương ức), bàn tay còn lại đặt chồng lên, đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần theo hướng từ dưới lên và từ trước ra sau. Trong trường hợp bé đã hôn mê, bất tỉnh thì đặt bé nằm ngửa, cha mẹ quỳ gối, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau ở vùng dưới xương ức bé, đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần. Nếu đã thực hiện theo hướng dẫn trên mà bé vẫn có diễn tiến nặng hơn thì nên đưa bé đến cơ sở y tế tại địa phương để được cấp cứu.
 
BS.CK2 Trịnh Hữu Tùng 
Trưởng phòng KH-TH, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM)

liên quan

Mẹ cần làm gì khi đưa bé đi khám để tránh những sai lầm đáng tiếc?  670

 8/25/2020  | 

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ của các sai lầm trong chăm sóc sức khỏe và các tác dụng phụ của thuốc làm cho bé phải nhập viện có thể bằng với tỉ lệ người lớn nhập viện.

Xem chi tiết 

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con  650

 8/25/2020  | 

Mẹ bé Bi luôn tự tin về sự cập nhật thông tin, luôn cho rằng mình đang nuôi con rất khoa học. Nhưng từ hôm tham dự hội thảo về đề tài trẻ biếng ăn, mẹ bé mới giật mình nhận ra mình còn rất nhiều nhận thức sai lầm.

Xem chi tiết 

Triệu chứng khi mọc răng  618

 8/25/2020  | 

Bộ răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chiếc răng đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới, sau đó đến các răng khác. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Thông thường, răng đầu tiên mọc vào lúc bé 6 - 8 tháng tuổi.

Xem chi tiết 

Tác hại của trò chơi điện tử đến sức khỏe của bé  743

 8/25/2020  | 

Mặc dù trò chơi điện tử mang lại niềm vui thích cho các bé và đem lại một số lợi ích nhất định (rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, nhận thức về không gian, phản ứng nhạy bén…) nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe của các bé.

Xem chi tiết 

Bé ngủ không ngon - vì sao?  621

 8/25/2020  | 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé. Cha mẹ cần hiểu những trở ngại này để giúp bé có những giấc ngủ chất lượng.

Xem chi tiết 

Tủ thuốc ngày Tết  682

 8/25/2020  | 

Hằng năm, trong những ngày Tết, khoa Nhi BV Bạch Mai thường tiếp nhận các bé đến khám và điều trị, trong đó nhiều nhất là các bé bị tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Nhiều bé được đưa đến bệnh viện khi bệnh tình đã khá nặng. Vì thế, trong những ngày này, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thông thường để có thể xử trí ban đầu, khi chưa thể đưa bé đến bệnh viện ngay.

Xem chi tiết 

Bảo vệ tai cho bé khi đi bơi  564

 8/25/2020  | 

Mùa hè đến, các bé được tha hồ thỏa sức với môn bơi lội. Thế nhưng, làm thế nào để bảo vệ đôi tai cho bé khi tham gia môn thể thao này?

Xem chi tiết 

Bé bị viêm tai giữa nặng, thậm chí điếc nếu mẹ cố ép bé xì mũi  579

 8/25/2020  | 

Động viên con lấy "hết sức bình sinh" để xì mũi, hoặc bố mẹ sử dụng bơm rửa mũi sai cách… là những cách làm khiến không ít bé bị bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí điếc.

Xem chi tiết 

Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của bé  661

 8/25/2020  | 

Trong rất nhiều năm qua, các nhà khoa học đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, trọng tâm xoay quanh các vấn đề: “Thế nào là thông minh?”, “Ai được xem là thông minh?”, “Làm sao đo được thông minh?”.

Xem chi tiết 

Đừng để “mất Tết” vì rối loạn tiêu hóa  491

 8/25/2020  | 

Nếu chuyện sinh hoạt nói chung và ăn uống nói riêng của bé bị xáo trộn, khiến hệ tiêu hóa vốn non nớt của bé thêm yếu, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, càng vào những ngày Tết, cha mẹ càng nên để ý chăm sóc bé nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Tại sao hệ tiêu hóa kém lại dẫn đến biếng ăn?  534

 8/25/2020  | 

Bé có hệ tiêu hóa non yếu, không được khắc phục và hỗ trợ sẽ dễ mắc các bệnh đường ruột. Khi mắc bệnh đường ruột, bé ăn không ngon miệng sẽ biếng ăn, dẫn tới phát triển không toàn diện...

Xem chi tiết 

Sau khi bơi, bé vẫn có thể bị chết đuối  442

 8/25/2020  | 

Khi bé tiếp xúc với nước (hồ bơi, biển, sông, hồ…), bé có nhiều nguy cơ bị đuối nước. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi mặt nước, có khi sau 24-48 giờ, bé vẫn có thể bị chết đuối.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi cho bé dùng tã lót  448

 8/25/2020  | 

Da bé vốn mềm mại, mỏng manh, có nhiều mạch máu hơn da người lớn. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn thiện nên rất dễ mất cân bằng pH axit tự nhiên của da. Hơn nữa, do chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu nên da bé rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé khóc?  522

 8/25/2020  | 

Các bé, đặc biệt bé sơ sinh rất hay khóc, bởi đó là phương tiện duy nhất để bé giao tiếp với mọi người xung quanh. Khóc nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các bệnh về da cho bé sơ sinh  474

 8/25/2020  | 

Da của bé sơ sinh thường khô, dễ bị đỏ, bị bong tróc và bị viêm hơn da của người lớn. Bên cạnh đó, chức năng điều hòa thân nhiệt của da bé còn kém nên bé dễ bị nóng lạnh bất thường.

Xem chi tiết 

Bé có thể bị ngộ độc thuốc hạ sốt!  483

 8/25/2020  | 

Khi uống thuốc hạ sốt quá liều, bé có thể xuất huyết tiêu hóa, nôn ói ra máu, huyết áp không đo được, suy chức năng gan, rối loạn đông máu...

Xem chi tiết 

Nguyên tắc "3Đ" khi cho bé dùng kháng sinh  524

 8/25/2020  | 

Nếu cho bé uống kháng sinh tùy tiện có thể dẫn đến “nhờn” thuốc, kháng thuốc làm phát sinh nhiều tật bệnh mới, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Bí quyết cai sữa đúng cho bé  487

 8/25/2020  | 

Phàm, chúng ta chỉ “cai” khi đã “nghiện”. Ví dụ: cai nghiện ma túy, cai nghiện game! Vậy, khi đặt vấn đề “cai sữa” cho bé, nghĩa là bé đã “nghiện sữa”! Nghiện sữa thì tốt quá, hà cớ gì phải “cai”? Ừ, thì tại loại sữa mà bé “nghiện” quá đặc biệt nên phải “cai”!

Xem chi tiết 

Bé mút ngón tay có gây hại?  496

 8/25/2020  | 

Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường.

Xem chi tiết 

“Tình thương vô ý gây nên tội”  593

 8/25/2020  | 

Một xu hướng “tình thương vô ý gây nên tội” cần sớm phải được nhận biết và điều chỉnh lại là tình trạng mẹ cố ép con ăn thật nhiều, khiến bé từ không bệnh thành có bệnh, từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website