Chăm sóc răng đúng cách cho bé

 8/25/2020 |  Admin   507 lượt xem

(nuoitre.com) - Bộ răng sữa khi được chăm sóc tốt sẽ giúp cho hoạt động cắn, nhai, phát âm của bé đạt hiệu quả và là nền tảng cho răng vĩnh viễn mọc tốt, vững chắc hơn.

Vì thế, để răng bé yêu khỏe và đẹp, cha mẹ cần chăm chút cho nướu và răng ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên vừa nhú lên.


be-danh-rang.jpg

 
Chăm sóc nướu
Một tình trạng thường gặp ở tuổi này là sưng nướu (lợi) do mọc răng, răng “xé” nướu nhú lên nên bé sẽ rất đau, nướu bị sưng đỏ, nơi nướu sưng thấy rõ răng đang nhú lên. Giai đoạn này, bé có thể sốt, tiêu chảy. Vả lại, vì đau nên bé dễ quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú. Để xử trí, mẹ hãy cho bé uống thuốc giảm đau hạ sốt, vệ sinh răng miệng bé thật nhẹ nhàng và kỹ lưỡng bằng cách dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng và mát-xa nướu sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ. Khi răng đã mọc lên, bé sẽ khỏi.
 
Chăm sóc răng
Thông thường, từ tháng thứ 6, bé sẽ mọc 4 chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó, cứ mỗi 4 tháng lại mọc 4 chiếc tiếp theo cho đến khi hoàn tất hệ răng sữa (20 chiếc) vào lúc bé được 30 tháng. Và cũng bắt đầu từ đó, những rắc rối về răng miệng xuất hiện nếu mẹ không chăm sóc tốt.
 
Bệnh thường gặp nhất là sâu răng do bú bình. Đây là dạng sâu răng lan nhanh thường thấy ở các răng sữa phía trước. Bệnh xảy ra do bé thường xuyên bú sữa, nước có đường hoặc nước hoa quả, nhất là khi đi ngủ. Chất đường trong các thức uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng. Khi ngủ, lượng nước bọt tới miệng giảm nên chất ngọt càng dễ đọng lại quanh răng. Khi thấy có lỗ sâu trên răng, cha mẹ cần sớm đưa bé đến nha sĩ để điều trị. Để phòng ngừa, cha mẹ không nên thường xuyên cho bé bú bình, nếu bé phải bú bình mới ngủ được thì nên cho bé bú với nước đun sôi để nguội và lấy bình ra khi bé đã ngủ.
 
“Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, đừng để bé sâu răng rồi mới chữa. Vì thế hãy chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách ngay từ nhỏ. Khi bé đã lớn hơn, cha mẹ có thể tập cho bé chải răng với nước sạch. Nếu bé được 2 tuổi, cha mẹ nên cho bé chải răng với kem đánh răng có chứa fluor (loại kem trẻ em có hàm lượng fluor từ 250ppm – 400ppm).
 
Hơn nữa, trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ cần dạy bé tránh những thói quen xấu như mút núm vú giả, mút ngón tay, nằm ngủ nghiêng một bên... Cha mẹ cần ghi nhớ lịch mọc và rụng răng sữa để biết cách chăm sóc và đưa bé đi nhổ răng đúng kỳ hạn. Cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, đồng thời, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để bé khỏe mạnh.
 
TS. BS. Ngô Đồng Khanh
PGĐ BV Răng hàm mặt Trung ương
Chủ tịch Hội Răng hàm mặt TP.HCM

liên quan

Tác hại của trò chơi điện tử đến sức khỏe của bé  1012

 8/25/2020  | 

Mặc dù trò chơi điện tử mang lại niềm vui thích cho các bé và đem lại một số lợi ích nhất định (rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, nhận thức về không gian, phản ứng nhạy bén…) nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe của các bé.

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường  914

 8/25/2020  | 

Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt và không phải đưa bé vào bệnh viện khi không quá cấp bách thì cha mẹ cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng.

Xem chi tiết 

Quạt máy hay điều hòa tốt cho bé?  811

 8/25/2020  | 

Thời tiết nóng bức, oi nồng của mùa hè làm nhu cầu sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ như quạt máy, máy lạnh... lên rất cao. Thế nhưng, mẹ nên sử dụng quạt máy hay điều hòa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé khóc?  776

 8/25/2020  | 

Các bé, đặc biệt bé sơ sinh rất hay khóc, bởi đó là phương tiện duy nhất để bé giao tiếp với mọi người xung quanh. Khóc nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Đội mũ thường xuyên cho bé: Nên hay không?  786

 8/25/2020  | 

Có nên thường xuyên đội mũ cho bé mới sinh hay không, khi trời nắng nóng, ngột ngạt suốt ngày? Bà nội, bà ngoại, các anh chị đi trước khẳng định “phải đội” trong khi bố mẹ lại phân vân: “Nắng nóng thế kia mà?!”…

Xem chi tiết 

Tại sao hệ tiêu hóa kém lại dẫn đến biếng ăn?  789

 8/25/2020  | 

Bé có hệ tiêu hóa non yếu, không được khắc phục và hỗ trợ sẽ dễ mắc các bệnh đường ruột. Khi mắc bệnh đường ruột, bé ăn không ngon miệng sẽ biếng ăn, dẫn tới phát triển không toàn diện...

Xem chi tiết 

Sau khi bơi, bé vẫn có thể bị chết đuối  673

 8/25/2020  | 

Khi bé tiếp xúc với nước (hồ bơi, biển, sông, hồ…), bé có nhiều nguy cơ bị đuối nước. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi mặt nước, có khi sau 24-48 giờ, bé vẫn có thể bị chết đuối.

Xem chi tiết 

Bảo vệ tai cho bé khi đi bơi  833

 8/25/2020  | 

Mùa hè đến, các bé được tha hồ thỏa sức với môn bơi lội. Thế nhưng, làm thế nào để bảo vệ đôi tai cho bé khi tham gia môn thể thao này?

Xem chi tiết 

Bé bị viêm tai giữa nặng, thậm chí điếc nếu mẹ cố ép bé xì mũi  833

 8/25/2020  | 

Động viên con lấy "hết sức bình sinh" để xì mũi, hoặc bố mẹ sử dụng bơm rửa mũi sai cách… là những cách làm khiến không ít bé bị bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm xoang, thậm chí điếc.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi cho bé dùng tã lót  700

 8/25/2020  | 

Da bé vốn mềm mại, mỏng manh, có nhiều mạch máu hơn da người lớn. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn thiện nên rất dễ mất cân bằng pH axit tự nhiên của da. Hơn nữa, do chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu nên da bé rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn.

Xem chi tiết 

Đừng để “mất Tết” vì rối loạn tiêu hóa  750

 8/25/2020  | 

Nếu chuyện sinh hoạt nói chung và ăn uống nói riêng của bé bị xáo trộn, khiến hệ tiêu hóa vốn non nớt của bé thêm yếu, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, càng vào những ngày Tết, cha mẹ càng nên để ý chăm sóc bé nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các bệnh về da cho bé sơ sinh  713

 8/25/2020  | 

Da của bé sơ sinh thường khô, dễ bị đỏ, bị bong tróc và bị viêm hơn da của người lớn. Bên cạnh đó, chức năng điều hòa thân nhiệt của da bé còn kém nên bé dễ bị nóng lạnh bất thường.

Xem chi tiết 

Bí quyết cai sữa đúng cho bé  733

 8/25/2020  | 

Phàm, chúng ta chỉ “cai” khi đã “nghiện”. Ví dụ: cai nghiện ma túy, cai nghiện game! Vậy, khi đặt vấn đề “cai sữa” cho bé, nghĩa là bé đã “nghiện sữa”! Nghiện sữa thì tốt quá, hà cớ gì phải “cai”? Ừ, thì tại loại sữa mà bé “nghiện” quá đặc biệt nên phải “cai”!

Xem chi tiết 

Bé mút ngón tay có gây hại?  748

 8/25/2020  | 

Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường.

Xem chi tiết 

Mẹ cần nhớ những điều này khi cho bé uống thuốc nhé!  705

 8/25/2020  | 

Việc dùng thuốc cho bé phải đặc biệt thận trọng vì bất cứ sự tùy tiện nào cũng có thể gây ra những phản ứng phụ, có khi nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

“Tình thương vô ý gây nên tội”  857

 8/25/2020  | 

Một xu hướng “tình thương vô ý gây nên tội” cần sớm phải được nhận biết và điều chỉnh lại là tình trạng mẹ cố ép con ăn thật nhiều, khiến bé từ không bệnh thành có bệnh, từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.

Xem chi tiết 

Bé có thể bị ngộ độc thuốc hạ sốt!  736

 8/25/2020  | 

Khi uống thuốc hạ sốt quá liều, bé có thể xuất huyết tiêu hóa, nôn ói ra máu, huyết áp không đo được, suy chức năng gan, rối loạn đông máu...

Xem chi tiết 

Nguyên tắc "3Đ" khi cho bé dùng kháng sinh  777

 8/25/2020  | 

Nếu cho bé uống kháng sinh tùy tiện có thể dẫn đến “nhờn” thuốc, kháng thuốc làm phát sinh nhiều tật bệnh mới, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Bé có cần súc miệng?  807

 8/25/2020  | 

Nên Cho Bé Dùng Nước Súc Miệng Nào Thì Tốt Nhất, Cho Bé Dùng Chung Nước Súc Miệng Của Người Lớn Có Được Không, Làm Gì Khi Bé Không Chịu Súc Miệng, Đánh Răng… Nhiều Cha Mẹ Đang Thực Sự Bối Rối Trong Việc Chăm Sóc Răng Miệng Cho Bé.

Xem chi tiết 

Răng bé xấu, lỗi do ai?   828

 8/25/2020  | 

Rất nhiều cha mẹ nghĩ răng sữa là răng tạm thời, không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sẽ mọc khi bé được 6 - 7 tuổi, hay răng bé mọc như thế nào là chuyện “tự nhiên”. Có mẹ còn hướng dẫn bé sử dụng tăm, gây tổn thương răng cho bé và ảnh hưởng đến chiều hướng mọc răng vĩnh viễn, gây xấu răng sau này.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website