Lắng nghe nhịp tim
Cách hay nhất để bạn giới thiệu cho bé biết khái niệm của nhịp tim là bảo bé lưu ý tim của mình khi nghỉ ngơi và sau chạy vòng quanh sân vài lần. Bé sẽ cảm nhận được nhịp tim đập nhanh hơn khi đặt tay lên ngực. Nhảy lên và nhảy chân sáo cũng có thể tạo ra tốc độ đập. Khẳng định chắc chắn với bé rằng nhịp tim tăng là không có gì nguy hiểm. Thực tế, những bài tập thể dục này sẽ giúp tim khoẻ mạnh hơn.
Giới thiệu các xương khớp
Hiểu biết về xương khớp đòi hỏi trí tưởng tượng của bé bởi vì xương không thể nhìn thấy được. Bạn cần hỏi bé cảm giác khi sờ vào vật bên trong tay và chân; giúp bé hiểu rằng các đường cong xẻ dọc ở ngực có tác dụng bảo vệ trái tim và phổi.
Cười
Cùng bé soi gương và cùng “nghiên cứu” về nụ cười, nói với bé công dụng của răng.
Tìm hiểu các cơ
Bạn cần giải thích cho bé hiểu rằng chúng ta làm cho các xương chuyển động được là nhờ các cơ, chỉ cho bé thấy độ giãn và độ co của một dây chun to bảng, lưu ý với bé rằng các cơ duỗi ra và thu lại giống như vậy. Hãy cùng bé thực hiện một số động tác co duỗi các bộ phận lớn nhỏ của cơ thể.
Nghiên cứu dưới lớp da
Giải thích cho bé hiểu rằng da bao phủ xương, cơ và các cơ quan nội tạng. Đây cũng là lúc tốt nhất để dạy cho bé các từ ngữ mới; nói cho bé biết sự thật rằng số lượng hắc tố khác nhau sẽ dẫn đến màu da khác nhau nên bạn bè xung quanh có nhiều màu da khác nhau.
Sau bữa ăn
Sau khi ăn xong, hỏi bé nghĩ gì về bao tử của mình và cảm nhận như thế nào. Giải thích rằng tất cả các thức ăn đều được chuyển thành các mẩu nhỏ nhất và rồi chúng theo vào trong máu, cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể.
Hít thở
Hít vào thở ra là một phần cơ bản nhất trong các chức năng của con người và thở là một tiến trình khó giải thích. Bé có thể cảm nhận được khi thở, do đó bảo bé hít thật sâu và nén lại. Bóp mũi bạn lại để nhấn mạnh điều này và cho bé biết khi đó bé nghe thấy giọng bạn như thế nào? Luồn khí đó thở từ đâu? Hướng dẫn bé chụm tay rồi đặt lên mũi và cảm nhận luồng không khí xuyên qua tay.
Dạy cho bé biết về năm giác quan
Cùng bé nhận biết năm giác quan: tai, mắt, mũi, miệng, da và giải thích tính năng của mỗi giác quan. Chẳng hạn, bịt tai bé lại và nói thì thầm điều gì đó. Chúng như thế nào? Ngửi các loại thức ăn khác nhau để hình thành nhận thức giác quan, như thế giúp các giác quan tiếp nhận thông tin. Nhắc cho bé nhớ bé phải bảo vệ, giữ gìn tốt các giác quan: Chúng ta không bỏ bất cứ vật gì vào tai hay mũi hay chọc vào mắt người khác.
Hồng Hân