Mẹ cần làm gì khi đưa bé đi khám để tránh những sai lầm đáng tiếc?

 8/25/2020 |  Admin   670 lượt xem

(nuoitre.com) - Theo một nghiên cứu, tỷ lệ của các sai lầm trong chăm sóc sức khỏe và các tác dụng phụ của thuốc làm cho bé phải nhập viện có thể bằng với tỉ lệ người lớn nhập viện.

 

Mẹ cần làm gì khi đưa bé đi khám để tránh những sai lầm đáng tiếc?
Các sai lầm trong chăm sóc sức khỏe có thể liên quan đến: sử dụng thuốc, tai biến phẫu thuật, chẩn đoán bệnh sai, máy móc bị trục trặc, kết quả xét nghiệm sai. Hầu hết các sai lầm xảy ra là do hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay quá phức tạp hoặc do bác sĩ và bệnh nhân có vấn đề trục trặc trong giao tiếp (bác sĩ không giải thích đủ để giúp bệnh nhân có đầy đủ thông tin). Vậy bạn có thể làm những gì?

1. Quan tâm và tham gia vào mọi quyết định về việc chăm sóc sức khỏe của bé.
2. Cung cấp cho bác sĩ về các loại thuốc mà bé đang dùng (bao gồm tất cả các thuốc được kê toa và thuốc không được kê toa, thuốc bổ, thảo dược…) và trọng lượng của bé.
3. Cung cấp cho bác sĩ về tiền căn dị ứng và phản ứng với thuốc của bé.
4. Chắc chắn rằng bạn có thể đọc được đơn thuốc mà bác sĩ kê cho bé. Nếu bạn không đọc được chữ viết tay của bác sĩ, hãy đề nghị bác sĩ sử dụng chữ in để viết toa hoặc in toa thuốc bằng vi tính.
5. Mua thuốc theo đúng toa mà bác sĩ kê.
6. Hãy kiểm tra tất cả thông tin về thuốc: tên, tác dụng, liều lượng phù hợp với bé, tần suất và thời gian uống, tác dụng phụ (và làm gì khi có tác dụng phụ), tính an toàn khi dùng chung với các thuốc khác, kiêng ăn uống và hoạt động gì, khi nào có tác dụng…
7. Nếu bạn có thắc mắc về các hướng dẫn trên toa thuốc, hãy hỏi ngay.
8. Hãy hỏi dược sĩ cách dùng dụng cụ đo lường thuốc nước cho bé. 
9. Yêu cầu nhân viên y tế ghi cho thông tin về các tác dụng phụ của thuốc mà bé dùng có thể xảy ra. Nếu bé gặp các tác dụng phụ, bạn phải báo cáo cho các bác sĩ và dược sĩ ngay lập tức.
10. Hãy chọn bệnh viện nhi có thể điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe trẻ em tốt nhất.
Mẹ cần làm gì khi đưa bé đi khám để tránh những sai lầm đáng tiếc?

 

 
11. Khi bé đang điều trị trong bệnh viện, hãy yêu cầu tất cả nhân viên y tế rửa tay khi tiếp xúc trực tiếp với bé.
12. Khi bé xuất viện, hãy hỏi bác sĩ về kế hoạch điều trị tại nhà sắp tới cho bé: sử dụng thuốc cho bé thế nào và khi nào bé có thể hoạt động trở lại bình thường. 
13. Nếu bé cần phải phẫu thuật, hãy chắc chắn rằng: bạn, bác sĩ khám cho bé và bác sĩ phẫu thuật cùng thống nhất ý kiến và phải biết được chính xác và rõ ràng về những phương pháp trị liệu sẽ được thực hiện.
14. Bạn hãy hỏi nếu bạn còn có điều thắc mắc hoặc quan tâm. Bạn có quyền đặt câu hỏi với bất cứ ai có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho bé.
15. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ bác sĩ nhi khoa đang có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho con của mình.
16. Hãy chắc chắn rằng tất cả các chuyên gia y tế tham gia chăm sóc sức khỏe cho bé được cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe của bé.
17. Khi bé phải nằm viện, bạn hãy yêu cầu một thành viên nào đó trong gia đình hoặc bạn bè ở bệnh viện cùng với bạn và giúp đỡ cho bạn. 
18. Hãy hỏi lý do tại sao mỗi khi cần làm xét nghiệm hoặc khi được chỉ định thực hiện một thủ thuật nào đó. Con bạn có thể tốt hơn nếu như không dùng phương pháp đó hay không?
19. Nếu bé có làm xét nghiệm, hãy yêu cầu bác sĩ cho biết kết quả đó như thế nào?
20. Hãy hỏi các bác sĩ và y tá để tìm hiểu về tình trạng điều trị của bé và các phương pháp điều trị cho bé.
 
BS Trịnh Hữu Tùng
Trưởng phòng KHTH, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM)

liên quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của bé  661

 8/25/2020  | 

Trong rất nhiều năm qua, các nhà khoa học đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, trọng tâm xoay quanh các vấn đề: “Thế nào là thông minh?”, “Ai được xem là thông minh?”, “Làm sao đo được thông minh?”.

Xem chi tiết 

Tủ thuốc ngày Tết  682

 8/25/2020  | 

Hằng năm, trong những ngày Tết, khoa Nhi BV Bạch Mai thường tiếp nhận các bé đến khám và điều trị, trong đó nhiều nhất là các bé bị tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Nhiều bé được đưa đến bệnh viện khi bệnh tình đã khá nặng. Vì thế, trong những ngày này, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thông thường để có thể xử trí ban đầu, khi chưa thể đưa bé đến bệnh viện ngay.

Xem chi tiết 

Bé ngủ không ngon - vì sao?  621

 8/25/2020  | 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé. Cha mẹ cần hiểu những trở ngại này để giúp bé có những giấc ngủ chất lượng.

Xem chi tiết 

Tác hại của trò chơi điện tử đến sức khỏe của bé  743

 8/25/2020  | 

Mặc dù trò chơi điện tử mang lại niềm vui thích cho các bé và đem lại một số lợi ích nhất định (rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, nhận thức về không gian, phản ứng nhạy bén…) nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe của các bé.

Xem chi tiết 

Triệu chứng khi mọc răng  618

 8/25/2020  | 

Bộ răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chiếc răng đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới, sau đó đến các răng khác. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Thông thường, răng đầu tiên mọc vào lúc bé 6 - 8 tháng tuổi.

Xem chi tiết 

6 điều mẹ nhất định phải biết để chăm con  649

 8/25/2020  | 

Mẹ bé Bi luôn tự tin về sự cập nhật thông tin, luôn cho rằng mình đang nuôi con rất khoa học. Nhưng từ hôm tham dự hội thảo về đề tài trẻ biếng ăn, mẹ bé mới giật mình nhận ra mình còn rất nhiều nhận thức sai lầm.

Xem chi tiết 

Cách chăm sóc khi bé mắc những bệnh thông thường  636

 8/25/2020  | 

Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt và không phải đưa bé vào bệnh viện khi không quá cấp bách thì cha mẹ cần có những kiến thức y khoa sơ đẳng.

Xem chi tiết 

Trẻ em có bị ung thư?  580

 8/25/2020  | 

Hiện nay bệnh ung thư khá phổ biến và vẫn rất khó khăn, tốn kém khi điều trị? Vậy trẻ em có thể bị bệnh này không?

Xem chi tiết 

Tết, bé cần ngủ đủ giấc  639

 8/25/2020  | 

Ngoài Dinh Dưỡng Hợp Lý, Giấc Ngủ Có Vai Trò Quan Trọng Đối Với Sự Phát Triển Thể Chất Và Trí Não Của Bé. Vì Vậy, Bé Vẫn Cần Ngủ Đúng Giờ Và Đủ Giấc, Ngay Cả Trong Những Ngày Tết.

Xem chi tiết 

Tập cho bé chải răng  582

 8/25/2020  | 

Mỗi chiếc răng, dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn đều có 4 mặt cần được chải và làm sạch: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và mặt bên kẽ răng. Để tập cho bé chải răng sạch sẽ, bạn cũng cần phải có “chiến thuật”.

Xem chi tiết 

Tăng cường hệ miễn dịch cho bé  560

 8/25/2020  | 

Thời điểm năm mới tới chính là lúc khí hậu ẩm ướt. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như cúm, cảm lạnh, viêm phổi… ở bé. Trong những ngày này, bé rất cần tới sự chăm sóc cẩn trọng để có được sức khỏe tốt nhất.

Xem chi tiết 

Tại sao bé khóc?  571

 8/25/2020  | 

Khóc là cách để bé liên hệ, giao tiếp với mọi thứ xung quanh, nhưng vì bé không thể nói nên mẹ rất lo và tự hỏi “Bé muốn gì?”. Thông thường, khi bé khóc, mẹ phải nghĩ đến các nguyên nhân sau:

Xem chi tiết 

Tại sao bé thường xuyên khóc đêm?  635

 8/25/2020  | 

Bé Cò (quận Bình Thạnh, TP. HCM) tròn 1 tuổi cũng là chừng ấy thời gian mẹ Cò không có lấy một đêm ngon giấc vì đêm nào Cò cũng quấy khóc. Bà nội và bố làm đủ mọi cách, nào tìm roi dâu để trong nôi, rồi để dao, kéo đầu giường để đuổi tà; lên chùa thắp hương… cũng không cải thiện được bao nhiêu. “Phải tìm cách khắc phục thôi chứ như thế này mãi thì nguy quá”, mẹ Cò than thở.

Xem chi tiết 

Tác dụng của giấc ngủ đối với bé  569

 8/25/2020  | 

Ngủ là một nhu cầu sinh lý cần thiết của cơ thể, đặc biệt đối với các bé, vì cơ thể bé là cơ thể đang lớn và đang phát triển. Do vậy, bé càng nhỏ thì nhu cầu ngủ càng nhiều.

Xem chi tiết 

Sai lầm khiến bé bị bệnh trong mùa đông  585

 8/25/2020  | 

Vào mùa đông, bé có nguy cơ mắc phải một số bệnh như cảm cúm, sổ mũi, viêm đường hô hấp... Chăm sóc để bé không bị bệnh luôn là mối quan tâm của cha mẹ. Tuy nhiên, sự chăm sóc, bao bọc thái quá của nhiều cha mẹ lại vô tình làm bé bị bệnh thêm.

Xem chi tiết 

Dùng kem chống hăm thường xuyên có an toàn?  580

 8/25/2020  | 

Da các bé còn non và thường xuyên phải mặc tã, bỉm... Bí bách, ứ đọng nước tiểu, phân... khiến bé rất dễ bị hăm. Vì thế, để bảo đảm an toàn và tránh da bé nhiễm khuẩn, bạn cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách và có phương pháp chống hăm thích hợp cho bé.

Xem chi tiết 

Răng bé xấu, lỗi do ai?   570

 8/25/2020  | 

Rất nhiều cha mẹ nghĩ răng sữa là răng tạm thời, không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sẽ mọc khi bé được 6 - 7 tuổi, hay răng bé mọc như thế nào là chuyện “tự nhiên”. Có mẹ còn hướng dẫn bé sử dụng tăm, gây tổn thương răng cho bé và ảnh hưởng đến chiều hướng mọc răng vĩnh viễn, gây xấu răng sau này.

Xem chi tiết 

Quạt máy hay điều hòa tốt cho bé?  551

 8/25/2020  | 

Thời tiết nóng bức, oi nồng của mùa hè làm nhu cầu sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ như quạt máy, máy lạnh... lên rất cao. Thế nhưng, mẹ nên sử dụng quạt máy hay điều hòa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Xem chi tiết 

Bé có cần súc miệng?  550

 8/25/2020  | 

Nên Cho Bé Dùng Nước Súc Miệng Nào Thì Tốt Nhất, Cho Bé Dùng Chung Nước Súc Miệng Của Người Lớn Có Được Không, Làm Gì Khi Bé Không Chịu Súc Miệng, Đánh Răng… Nhiều Cha Mẹ Đang Thực Sự Bối Rối Trong Việc Chăm Sóc Răng Miệng Cho Bé.

Xem chi tiết 

“Tình thương vô ý gây nên tội”  593

 8/25/2020  | 

Một xu hướng “tình thương vô ý gây nên tội” cần sớm phải được nhận biết và điều chỉnh lại là tình trạng mẹ cố ép con ăn thật nhiều, khiến bé từ không bệnh thành có bệnh, từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website