Tiểu đường là một bệnh tự miễn – chuyển hoá do cơ thể không sản xuất được insulin, một nội tiết tố cần cho sự chuyển hoá đường và dung nạp các chất đường từ ngoài đưa vào cơ thể. Việc thiếu insulin còn dẫn đến các rối loạn chuyển hoá chất đạm và chất béo. Tất cả các trường hợp tiểu đường ở bé đều liên quan đến béo phì.
Độ tuổi khởi phát thường là 5 – 7 hoặc ở giai đoạn dậy thì. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng vẫn sụt cân, xanh xao, mệt mỏi, nhức đầu, vã mồ hôi, ù tai, mờ mắt... là các biểu hiện phổ biến và sớm của bệnh tiểu đường. Các biểu hiện nặng của bệnh tiểu đường là bé hôn mê, mất tri giác, mất nước nặng, ói, đau bụng,... Khi bé có các đầu hiệu này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé nhập viện sớm để kịp thời điều trị.
Đa số các bé bị bệnh tiểu đường lần đầu nhập viện đều trong tình trạng có biến chứng như viêm đa dây thần kinh, nhiễm trùng và nhiễm nấm tái đi tái lại, tổn thương thận và suy thận, loét và hoại tử bàn chân, cao huyết áp và biến chứng tim mạch, mù lòa...
Cha mẹ cần động viên và giúp đỡ để bé tiêm thuốc đầy đủ, ăn uống đúng cách. Biết cách theo dõi đường huyết tại nhà, tiêm insulin và đưa bé tái khám đầy đủ.
Bé vẫn có thể chơi thể thao nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng. Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh các môn dưới nước, chống chỉ định các môn có nguy cơ tổn thương mắt như quyền anh, vật, võ…
PGS.TS Võ Công Đồng – Trường ĐH Y Dược TP.HCM
ThS.BS Hoàng Thị Diễm Thúy – Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y tế (TP.HCM)