Lồng ruột ở bé rất nguy hiểm, mẹ hãy cảnh giác nhé!

 8/17/2020 |  Admin   318 lượt xem

(nuoitre.com) - Lồng ruột có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở bé dưới 24 tháng đặc biệt là lứa tuổi từ 3 - 9 tháng. Khi bé đang chơi đùa bỗng nhiên khóc thét lên, 2 chân đạp lung tung, ưỡn người, nôn vọt ra sữa vừa bú hoặc thức ăn vừa ăn xong thì nên nghĩ tới bé bị lồng ruột.

 

Lồng ruột ở bé rất nguy hiểm, mẹ hãy cảnh giác nhé!
Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý trong đó một đoạn ruột trên chui vào lòng của đoạn ruột ngay dưới nó. Lồng ruột có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở bé dưới 24 tháng đặc biệt là lứa tuổi từ 3 - 9 tháng (chiếm khoảng 75% các trường hợp). Hiếm gặp trường hợp lồng ruột ở trẻ sơ sinh.
 
Khi bé đang chơi đùa bỗng nhiên khóc thét lên, 2 chân đạp lung tung, ưỡn người, nôn vọt ra sữa vừa bú hoặc thức ăn vừa ăn xong thì nên nghĩ tới bé bị lồng ruột. Sự việc này xảy ra đột ngột, khác thường, vì vậy với các trường hợp bé bị lồng ruột mà tôi biết thì hầu như bà mẹ nào cũng nhớ rất rõ giờ bé bắt đầu đau bụng.
 
Mỗi cơn đau cách nhau từ 5 đến 15 phút. Ngoài cơn đau, bé mệt lả người đi, không đùa nghịch và bỏ bú, một số ít trường hợp bé vẫn chơi như thường ngày. Sau đó, bé có thể ngậm vú mẹ một tí, nhưng chưa kịp bú nhiều thì cơn đau lại đến, bé bỏ vú mẹ và lại ưỡn người, chân đạp lung tung, khóc thét và nôn ra hết. Ở giai đoạn sớm, bé chỉ nôn ra sữa hoặc nước mật vàng. Muộn hơn bé có thể nôn ra “nước phân”, tức là sữa chưa tiêu hóa, lợn cợn vàng, dạng như phân lỏng.
 
Các phụ huynh cũng nên lưu ý rằng, thường 6 giờ sau cơn đau đầu tiên bé có thể tiêu ra máu. Có thể là máu lẫn đàm lầy nhầy, nhưng cũng có thể là vài giọt máu tươi dính ra tã. Sau mỗi cơn đau, bé thường rặn và tiêu ra máu. Khi sờ bụng bé, ta có thể thấy một khối u dài chừng nửa trái chuối ở mạn sườn phải, hoặc trên rốn hoặc phần dưới rốn bên trái (hố chậu trái).
 
Trường hợp phát hiện muộn hoặc chữa trị không kịp thời bé có thể rơi vào tình trạng nặng như sốt khoảng 38 - 39 độ C, trằn trọc, vật vã, sau đó không khóc thét nữa, bỏ bú nằm lịm, lơ mơ, thở nhanh, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
 
Nếu phát hiện sớm trong vòng 24 - 36 giờ, việc điều trị khá đơn giản, các bác sĩ chỉ bơm hơi từ hậu môn vào ruột để tháo lồng cho bé. Tuy nhiên nếu để trễ hơn hoặc khi có biến chứng, như tắc ruột, bé cần phải được phẫu thuật để tháo lồng bằng tay hoặc đôi khi phải cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử do lồng ruột quá lâu.
 
Do đó, khi thấy con em mình ở các lứa tuổi trên có những triệu chứng như khóc thét từng cơn, đau bụng, nôn ói, đặc biệt là tiêu phân máu, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến các bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.     
 
TS. Bùi Quốc Thắng
Đại học Y dược TP.HCM

liên quan

Bé nghe kém có triệu chứng gì?  355

 8/17/2020  | 

Bé nghe kém thường chậm nói hoặc không nói được, từ đó dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong học tập và hòa nhập xã hội.

Xem chi tiết 

Cảnh giác với lao sơ nhiễm ở bé  346

 8/17/2020  | 

Ở Việt Nam, lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bé tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là các bé chưa được tiêm phòng hoặc ở các bé suy dinh dưỡng, còi xương hay mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Tuổi thông thường mắc bệnh lao sơ nhiễm là từ 1 - 5 tuổi.

Xem chi tiết 

Dùng sai thuốc - bé bị điếc  329

 8/17/2020  | 

Thời gian gần đây, bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị điếc do dùng thuốc sai chỉ định.

Xem chi tiết 

Dấu hiệu điếc bẩm sinh  361

 8/17/2020  | 

Những tiếng động lớn, những âm thanh bất chợt bên ngoài không làm bé sợ. Thế nhưng, khi bé lớn hơn, đến mức cần nhưng lại không thể nhận biết tín hiệu tiếng nói từ người khác để điều chỉnh hành vi của mình, cha mẹ mới biết là tai của bé có vấn đề

Xem chi tiết 

Dấu hiệu bé mắc bệnh gan  345

 8/17/2020  | 

Hiện nay, nhiều bé sơ sinh và một số trẻ nhỏ mắc phải bệnh gan do bị rối loạn chuyển hóa.

Xem chi tiết 

Chảy nước mắt sống rất nguy hiểm  347

 8/17/2020  | 

Bé không khóc nhưng vẫn có nước mắt chảy, đôi khi mắt có ghèn hay chất nhầy… gọi là bệnh chảy nước mắt sống.

Xem chi tiết 

Tại sao bé chảy máu cam?  358

 8/17/2020  | 

Nhiều bé rất hay bị chảy máu cam khiến cha mẹ lo lắng. Đây có phải là bệnh và có nguy hiểm không?

Xem chi tiết 

Phát hiện cong vẹo cột sống ở bé  353

 8/17/2020  | 

Cong vẹo cột sống được coi là bệnh gắn với học đường, gây nên các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Bằng cách quan sát hình thể của bé, đặc biệt là từ phía sau, cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh khi độ cong vẹo còn nhỏ để được can thiệp đầy đủ, kịp thời.

Xem chi tiết 

Viêm lợi cấp ở bé  356

 8/17/2020  | 

Lợi của trẻ em có một điểm khác biệt hơn lợi của người lớn là tổ chức lợi mềm hơn, giàu mạch máu nên khi bị viêm cũng biểu hiện nặng và cấp diễn hơn người lớn.

Xem chi tiết 

Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tương lai của bé  340

 8/17/2020  | 

Theo kết quả tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, cả nước có gần 6% các bé dưới 5 tuổi bị thừa cân và béo phì; riêng Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ này lên tới 15%. Đây là tình trạng đáng báo động bởi béo phì còn nguy hiểm và khó chữa trị hơn so với suy dinh dưỡng.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng! Bệnh tiểu đường ở bé gia tăng!  317

 8/17/2020  | 

Tại BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), số ca mới và số lượt nhập viện vì tiểu đường ở bé tăng đáng kể từng năm.

Xem chi tiết 

Các bệnh về răng miệng ở bé  367

 8/17/2020  | 

Miệng được xem như “tấm gương của cơ thể” vì là nơi phản ánh sự hiện diện của hơn 200 loại bệnh khác nhau, không kể đến tình trạng do chấn thương từ bên ngoài.

Xem chi tiết 

Cảnh giác! Bé đau dạ dày vì bị... ép buộc  383

 8/17/2020  | 

"Rất nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Phổ biến nhất ở lứa tuổi 10-14, thậm chí bé có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo".

Xem chi tiết 

Bệnh võng mạc bé sinh non  354

 8/17/2020  | 

Bệnh võng mạc bé sinh non (ROP) ngày nay được biết đến như là một nguyên nhân gây mù lòa chính ở trẻ em.

Xem chi tiết 

Điều trị tưa lưỡi cho bé  388

 8/17/2020  | 

Tưa lưỡi ở bé thường là vấn đề làm đau đầu cha mẹ. Trên các diễn đàn, nhiều cha mẹ bàn nhau cách trị tưa lưỡi cho bé nhưng những cách truyền miệng này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.

Xem chi tiết 

Viêm thanh quản cấp cũng rất nguy hiểm!  324

 8/17/2020  | 

Viêm thanh quản cấp (VTQC) là một bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở các bé và là nguyên nhân hàng đầu khiến các bé dưới 3 tuổi nhập viện. Bệnh thường xảy ra khi trời chuyển từ nắng sang mưa hay vào mùa lạnh.

Xem chi tiết 

Đừng để bé bị viêm tai ngoài   364

 8/17/2020  | 

Khi thấy bé nghe kém; tai bị chảy nước trong, dần dần chuyển sang màu xanh, màu vàng kèm theo đau nhức trong tai, có thể bị sốt…, nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám; tuyệt đối không ngoáy tai mạnh và sâu bởi sẽ gây nên những vết xước khiến vùng tai bị nhiễm trùng nặng hơn.

Xem chi tiết 

Viêm não - đã chủng ngừa sao bé vẫn mắc?  316

 8/17/2020  | 

Không phải tất cả các tác nhân gây viêm não đều có thuốc chủng ngừa. Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não do vi-rút. Các nguyên nhân gây viêm não có thể kể đến: sởi, quai bị, thủy đậu, enterovirus, rubella, herpes và viêm não Nhật Bản...

Xem chi tiết 

Triệu chứng viêm màng não  340

 8/17/2020  | 

Bệnh viêm màng não thường gặp nhất ở các bé dưới 5 tuổi nhưng bé lớn hơn cũng có thể mắc bệnh.

Xem chi tiết 

Viêm da dị ứng Atopy  332

 8/17/2020  | 

Viêm da Atopy là một căn bệnh nhiễm trùng, không lây lan sang người khác. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, nhưng các bé là đối tượng dễ mắc nhất.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website