Các nhà khoa học nhận thấy bệnh có tính chất di truyền: trong gia đình có người mắc bệnh hen, viêm mũi dị ứng hoặc những bệnh dị ứng khác.
Ảnh minh họa.
Một số trường hợp viêm da Atopy có thể do kết hợp với dị ứng thức ăn, đặc biệt là các bé. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hẳn thức ăn gây dị ứng ra vẫn không có kết quả khả quan. Một số yếu tố khởi phát bệnh hay gặp khác nữa là bọ bụi nhà (lưu trú trong chăn, nệm, ngóc ngách giường…), thuốc, hoá chất…
Ngứa là triệu chứng luôn luôn có và thường làm tổn thương da thêm nặng như ban đỏ, có thể có mụn nước, có rỉ dịch vàng hoặc chỉ có các biểu hiện như khô da, dày da.
Khi bệnh chuyển sang mạn tính, vùng da trở nên dày và sẫm màu hơn. Tổn thường có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi lại có một vùng da hay gặp nhất định, ví dụ ở các bé thường thấy ở mặt, cổ; thanh thiếu niên là ở vùng gấp khuỷu tay, mặt sau đầu gối…
Nếu bé dị ứng với bọ bụi nhà, khi vệ sinh nhà cửa, cha mẹ nên cố gắng lau bằng khăn ướt hoặc sử dụng máy hút bụi, tránh cho bé tiếp xúc với các đồ vật làm từ lông thú hoặc vật nuôi như chó, mèo…
Để điều trị cho bé, quan trọng nhất là giảm ngứa. Bác sĩ có thể kê một trong các loại thuốc kháng histamin không gây ngủ để giảm ngứa. Bé nên tránh tiếp xúc với các chất kích thích mạnh như các chất tẩy rửa, các hoá chất công nghiệp…
Corticoid bôi tại chỗ cũng giúp làm giảm triệu chứng rất nhanh, tuy nhiên phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý cũng như không lạm dụng thuốc để tránh các tai biến.
Theo CĐ Cha mẹ và con