Viêm não - đã chủng ngừa sao bé vẫn mắc?

 8/17/2020 |  Admin   367 lượt xem

(nuoitre.com) - Không phải tất cả các tác nhân gây viêm não đều có thuốc chủng ngừa. Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não do vi-rút. Các nguyên nhân gây viêm não có thể kể đến: sởi, quai bị, thủy đậu, enterovirus, rubella, herpes và viêm não Nhật Bản...

Là bác sĩ nhi khoa, chúng tôi thường nhận được câu hỏi thảng thốt của phụ huynh “bé đã chích ngừa viêm não đầy đủ nhưng sao vẫn bị?”, mỗi khi bắt gặp một ca viêm não.
 
Thực tế không phải tất cả các tác nhân gây viêm não đều có thuốc chủng ngừa. Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não do vi-rút. Các nguyên nhân gây viêm não có thể kể đến: sởi, quai bị, thủy đậu, Enterovirus, Rubella, Herpes và viêm não Nhật Bản... Có hơn 70% trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh, trong điều kiện xét nghiệm của nước ta hiện nay. Hai tác nhân gây bệnh được phát hiện nhiều ở nước ta là viêm não Nhật Bản và Enterovirus.
Viêm não - đã chủng ngừa sao bé vẫn mắc?

 


Các biểu hiện viêm não trong giai đoạn sớm không chuyên biệt, nghĩa là các dấu hiệu này có thể gặp trong nhiều bệnh khác. Vì vậy, cần đưa bé đi khám sớm, theo dõi quá trình bệnh của bé để phát hiện những thay đổi về tri giác, hô hấp, thân nhiệt…
 
Bé có các triệu chứng sau phải được đưa đi khám ngay:
- Sốt cao > 39ºC: thường khởi phát đột ngột, sốt liên tục hay sốt trên 2 ngày không giảm với thuốc hạ sốt.
- Ở các bé nhỏ (dưới 2 tuổi): quấy khóc, bỏ bú, hay hốt hoảng, giật mình, thóp phồng.
- Buồn nôn, nôn.
- Li bì.
- Co giật.
- Đau đầu ở các bé lớn.
 
Khi có các biểu hiện thần kinh như co giật, rối loạn tri giác (li bì, mê) hay trụy tim mạch và suy hô hấp là bệnh đã diễn tiến nặng. Những bé này thường có tỷ lệ tử vong hay di chứng thần kinh rất cao. Bệnh diễn tiến càng nhanh, càng nặng và khó lường trước.

Ngoại trừ Herpes vi-rút, tất cả các viêm não do vi-rút khác không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi nghi ngờ bé mắc viêm não, cần đưa ngay bé đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

Có hai hình thức phòng ngừa viêm não: phòng ngừa lan truyền và phòng ngừa chủ động bằng chủng ngừa. Hiện nay, viêm não Nhật Bản và viêm não do sởi, quai bị, Rubella và thủy đậu đã có thuốc chủng ngừa.
 
Viêm não do Enterovirus chưa có thuốc chủng ngừa, vì vậy, việc phòng bệnh tập trung vào việc tránh lây nhiễm khi trong gia đình có bé bị bệnh:
- Cho bé dùng khăn, ly, chén riêng để hạn chế sự tiếp xúc với các chất tiết của đường tiêu hóa và đường hô hấp.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và chế biến món ăn, ít nhất là đến 2-4 tuần sau khi khởi phát bệnh.
- Không cho bé ăn thức ăn đã chế biến lâu.
 
PGS. TS Võ Công Đồng – BV Nhi đồng 2 – ĐH Y Dược
ThS. BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên – ĐH Y Dược

liên quan

Điều trị tưa lưỡi cho bé  446

 8/17/2020  | 

Tưa lưỡi ở bé thường là vấn đề làm đau đầu cha mẹ. Trên các diễn đàn, nhiều cha mẹ bàn nhau cách trị tưa lưỡi cho bé nhưng những cách truyền miệng này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.

Xem chi tiết 

Bệnh võng mạc bé sinh non  405

 8/17/2020  | 

Bệnh võng mạc bé sinh non (ROP) ngày nay được biết đến như là một nguyên nhân gây mù lòa chính ở trẻ em.

Xem chi tiết 

Cảnh giác! Bé đau dạ dày vì bị... ép buộc  442

 8/17/2020  | 

"Rất nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Phổ biến nhất ở lứa tuổi 10-14, thậm chí bé có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo".

Xem chi tiết 

Các bệnh về răng miệng ở bé  434

 8/17/2020  | 

Miệng được xem như “tấm gương của cơ thể” vì là nơi phản ánh sự hiện diện của hơn 200 loại bệnh khác nhau, không kể đến tình trạng do chấn thương từ bên ngoài.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng! Bệnh tiểu đường ở bé gia tăng!  378

 8/17/2020  | 

Tại BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), số ca mới và số lượt nhập viện vì tiểu đường ở bé tăng đáng kể từng năm.

Xem chi tiết 

Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tương lai của bé  406

 8/17/2020  | 

Theo kết quả tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, cả nước có gần 6% các bé dưới 5 tuổi bị thừa cân và béo phì; riêng Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ này lên tới 15%. Đây là tình trạng đáng báo động bởi béo phì còn nguy hiểm và khó chữa trị hơn so với suy dinh dưỡng.

Xem chi tiết 

Viêm lợi cấp ở bé  422

 8/17/2020  | 

Lợi của trẻ em có một điểm khác biệt hơn lợi của người lớn là tổ chức lợi mềm hơn, giàu mạch máu nên khi bị viêm cũng biểu hiện nặng và cấp diễn hơn người lớn.

Xem chi tiết 

Phát hiện cong vẹo cột sống ở bé  412

 8/17/2020  | 

Cong vẹo cột sống được coi là bệnh gắn với học đường, gây nên các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé. Bằng cách quan sát hình thể của bé, đặc biệt là từ phía sau, cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện ra bệnh khi độ cong vẹo còn nhỏ để được can thiệp đầy đủ, kịp thời.

Xem chi tiết 

Tại sao bé chảy máu cam?  410

 8/17/2020  | 

Nhiều bé rất hay bị chảy máu cam khiến cha mẹ lo lắng. Đây có phải là bệnh và có nguy hiểm không?

Xem chi tiết 

Chảy nước mắt sống rất nguy hiểm  416

 8/17/2020  | 

Bé không khóc nhưng vẫn có nước mắt chảy, đôi khi mắt có ghèn hay chất nhầy… gọi là bệnh chảy nước mắt sống.

Xem chi tiết 

Dấu hiệu bé mắc bệnh gan  407

 8/17/2020  | 

Hiện nay, nhiều bé sơ sinh và một số trẻ nhỏ mắc phải bệnh gan do bị rối loạn chuyển hóa.

Xem chi tiết 

Dấu hiệu điếc bẩm sinh  427

 8/17/2020  | 

Những tiếng động lớn, những âm thanh bất chợt bên ngoài không làm bé sợ. Thế nhưng, khi bé lớn hơn, đến mức cần nhưng lại không thể nhận biết tín hiệu tiếng nói từ người khác để điều chỉnh hành vi của mình, cha mẹ mới biết là tai của bé có vấn đề

Xem chi tiết 

Dùng sai thuốc - bé bị điếc  389

 8/17/2020  | 

Thời gian gần đây, bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị điếc do dùng thuốc sai chỉ định.

Xem chi tiết 

Bé nghe kém có triệu chứng gì?  412

 8/17/2020  | 

Bé nghe kém thường chậm nói hoặc không nói được, từ đó dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong học tập và hòa nhập xã hội.

Xem chi tiết 

Cảnh giác với lao sơ nhiễm ở bé  407

 8/17/2020  | 

Ở Việt Nam, lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bé tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là các bé chưa được tiêm phòng hoặc ở các bé suy dinh dưỡng, còi xương hay mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Tuổi thông thường mắc bệnh lao sơ nhiễm là từ 1 - 5 tuổi.

Xem chi tiết 

Lồng ruột ở bé rất nguy hiểm, mẹ hãy cảnh giác nhé!  372

 8/17/2020  | 

Lồng ruột có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở bé dưới 24 tháng đặc biệt là lứa tuổi từ 3 - 9 tháng. Khi bé đang chơi đùa bỗng nhiên khóc thét lên, 2 chân đạp lung tung, ưỡn người, nôn vọt ra sữa vừa bú hoặc thức ăn vừa ăn xong thì nên nghĩ tới bé bị lồng ruột.

Xem chi tiết 

Bé ốm vì tuyến hung to  3521

 8/17/2020  | 

Những bé có tuyến hung to thường có biểu hiện nhiều mồ hôi, hay bị viêm đường hô hấp, hay ốm vặt. Tuy nhiên, bé thường không có triệu chứng điển hình và được phát hiện ngẫu nhiên.

Xem chi tiết 

Bé cũng có thể bị ngất xỉu!  421

 8/17/2020  | 

Rất nhiều bé “tự nhiên lăn đùng ra” mà không rõ nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng. Đó có phải là do bé ngất không, ngất là gì, tại sao bé ngất và làm thế nào để phát hiện ra ngất?

Xem chi tiết 

Phòng bệnh zona cho bé lúc chuyển mùa  379

 8/17/2020  | 

Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho một số vi-rút phát triển và gây bệnh cho bé nhỏ, trong đó có vi-rút ái thần kinh zona.

Xem chi tiết 

Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng vì nhiễm sán  386

 8/17/2020  | 

Với các bé, nhiễm sán ít gặp hơn nhiễm giun, biểu hiện lâm sàng cũng không ồ ạt, thường là không có triệu chứng, đôi khi gây ra rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nhưng về lâu dài, nếu bé bị nhiễm sán sẽ chán ăn, dần dần sẽ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website