Mẹ đã hiểu rõ những điều này về bệnh sởi chưa?

 8/19/2020 |  Admin   362 lượt xem

(nuoitre.com) - Bệnh sởi (còn gọi ban đỏ vì bệnh gây sốt kèm phát ban đỏ) lây lan rất mạnh, thường gặp ở các bé. Nếu không chích ngừa (tiêm phòng), đa số các bé sẽ mắc bệnh, không năm này thì các năm sau.

Bệnh do vi-rút gây ra, lây theo đường hô hấp, do bé hít phải các chất tiết có vi-rút gây bệnh từ người bị bệnh khi họ ho hay hắt hơi, phát tán ra môi trường.

 

Triệu chứng
Khi bị bệnh, bé thường biểu hiệu bằng sốt rất cao (39 - 400C) kèm theo ho, sổ mũi, mắt đỏ 2 - 3 ngày, sau đó phát ban. Ban xuất hiện lúc đầu ở sau tai, chân tóc, sau đó lan ra mặt, thân mình và tay chân. Khi ra ban, bé tiếp tục sốt và ho nhiều thêm 3 - 4 ngày. Trong suốt thời gian này, bé rất biếng ăn và đôi khi kèm tiêu chảy.
 
Biến chứng
Sởi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các bé dưới 5 tuổi thường có biến chứng viêm phổi. Một số bé bị viêm tai giữa, kiết lỵ và gây suy dinh dưỡng còi cọc lâu dài (ngày xưa gọi là ban khỉ). Các bé lớn thì có biến chứng nặng hơn là viêm não, viêm cơ tim.

 

 soi.jpg

Ảnh minh họa.

 

Chăm sóc
Bé mắc sởi có thể điều trị tại nhà bằng cách cho bé uống thuốc hạ sốt (nếu có sốt), thuốc giảm ho, cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khi bé sốt cao không hạ, thở mệt, đi tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật, hôn mê vì lúc này bé đã có biến chứng.
 
Các quan nim sai lnên tránh
- Kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín bé: Khi trùm kín, bé không thể hạ sốt và sẽ có nguy cơ co giật do sốt cao.
- Không vệ sinh cơ thể cho bé: Làm bé khó chịu và dễ nhiễm trùng da, biến chứng viêm phổi. Điều nên làm không để bé bị quá lạnh.
- Kiêng ăn do sợ bé khó tiêu: Không nên cho bé ăn kiêng vì bé bị sốt phát ban thường kèm chán ăn, nếu kiêng ăn, bé sẽ rất dễ suy dinh dưỡng và dễ bị biến chứng. Khi bé mắc bệnh, cần phải cho bé ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.
 
Cách phòng bệnh hiệu quả
Cha mẹ có thể phòng bệnh sởi cho bé bằng cách cách ly, không cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh nhưng người bệnh vẫn có thể lây cho bé ngay khi chưa có biểu hiện phát ban. Cách phòng ngừa tốt nhất là chích ngừa. Liều đầu lúc bé được 9 tháng tuổi rất quan trọng, vì giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi, bé rất dễ mắc bệnh và dễ có biến chứng. Liều 2 nhắc lại lúc bé 18 tháng tuổi. Sau chích liều đầu, cha mẹ có thể chích mũi 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) cho bé lúc bé được 12  - 15 tháng tuổi và nhắc lại lúc bé được 4 - 5 tuổi.
 
ThS.BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)

liên quan

Bệnh hô hấp thường gặp ở bé khi giao mùa  361

 8/19/2020  | 

Khi thời tiết thay đổi, các bé rất dễ bị bệnh đường hô hấp.

Xem chi tiết 

Cẩn thận với gió lạnh  380

 8/19/2020  | 

Những cơn gió mùa đông tràn qua cửa nhà là thời điểm mẹ mua thêm áo ấm phòng con bị viêm hô hấp. Thế nhưng, những cơn gió này không chỉ khiến bé bị các bệnh hô hấp mà còn mang đến một số bệnh da thường gặp.

Xem chi tiết 

Gió lạnh mùa đông và những bệnh về da ở bé  375

 8/19/2020  | 

Thời tiết mùa đông không chỉ khiến các bé bị các bệnh hô hấp mà còn mang đến một số bệnh về da thường gặp. Những bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ và trông bé có vẻ “bớt đáng yêu” như ngày thường.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh cho bé khi giao mùa  376

 8/19/2020  | 

Giao mùa là lúc độ ẩm không khí tăng cao với sự xuất hiện của những “cơn gió độc” nguy hiểm. Thời tiết này sẽ “ủ mầm” những căn bệnh không hề dễ chịu cho các bé như đau họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

Xem chi tiết 

Phòng bệnh “đi học” cho bé  385

 8/19/2020  | 

Mùa tựu trường đã đến, các bé sắp trở lại với sinh hoạt tập thể, nếu không có sức đề kháng tốt thì dễ mắc bệnh. Mùa tựu trường còn là thời điểm giao mùa, mưa nhiều nên những bệnh như sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, cảm cúm và suyễn cũng gặp nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Cảm cúm dễ lây  395

 8/19/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

Thời tiết chuyển mùa lo bé mắc bệnh  470

 8/19/2020  | 

Các bé là đối tượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Đó là nguyên nhân mỗi khi chuyển mùa tại các bệnh viện số bé mắc bệnh tăng cao. Các bệnh bé hay mắc thường liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, sổ mũi…

Xem chi tiết 

Mùa hè, đừng để bé bị say nắng  425

 8/19/2020  | 

Vào mùa hè, để trốn cái nóng của khí hậu, các gia đình thường tổ chức đi tắm biển hoặc cho bé đến các hồ bơi công cộng vào những ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy, nếu không được sự quan tâm của người lớn, bé rất dễ bị say nắng.

Xem chi tiết 

Thời điểm giao mùa, hãy cảnh giác vì bẻ rất dễ bị tiêu chảy!  405

 8/19/2020  | 

Tiêu chảy là một trong những bệnh bé hay mắc vào thời điểm giao mùa. Mỗi khi bé "xì xoẹt", nhiều bố mẹ tự làm bác sĩ điều trị cho bé mà không rõ nguyên nhân. Việc tự điều trị không đúng cách dễ làm bệnh của bé nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tay chân miệng  400

 8/19/2020  | 

Bệnh thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa và các bé sống cùng nhà hay sinh hoạt cùng nhà trẻ, trường mầm non...

Xem chi tiết 

Đề phòng dịch đau mắt đỏ  370

 8/19/2020  | 

Theo BS.CK2 Võ Thị Chinh Nga (Trưởng phòng Chỉ đạo chuyên khoa, BV Mắt TP. HCM), bệnh đau mắt đỏ diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do vi-rút, vi trùng, nấm…

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé trong mùa lạnh  384

 8/19/2020  | 

Khi giao mùa, khí hậu thay đổi làm cho cơ thể nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng không mong muốn. Nhạy cảm như các bé, khi chuyển mùa từ nắng sang mưa, từ khô sang ẩm, lạnh, càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Xem chi tiết 

Chăm sóc da bé mùa nắng nóng  364

 8/19/2020  | 

Theo BS Nguyễn Thanh Hải, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), trong các bệnh hay gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ, các bệnh về da tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Những tác nhân gây bệnh lúc giao mùa  386

 8/19/2020  | 

Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh hô hấp cho các bé. Trong đó, không khí, môi trường sống… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể khiến tỉ lệ bé mắc bệnh tăng cao.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi chăm sóc da bé trong mùa lạnh  350

 8/19/2020  | 

Da bé rất mịn màng, mong manh, nhạy cảm và là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường thiên nhiên cũng như những tác động tốt và xấu từ bên ngoài.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh mùa đông cho bé  378

 8/19/2020  | 

Tiết trời trở lạnh là thời điểm các bé dễ nhiễm bệnh về hô hấp, tiêu hóa vì khí hậu lạnh là môi trường thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn hô hấp, tiêu hóa phát triển. Để giúp bé phòng các bệnh này, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Xem chi tiết 

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên  374

 8/19/2020  | 

Do cha mẹ chủ quan không chữa trị kịp thời, viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó điều trị, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

Đề phòng viêm da mùa hanh khô cho bé  388

 8/19/2020  | 

Thời tiết thay đổi, không khí lạnh và hanh khô... khiến các bé dễ bị nhiễm bệnh viêm da. Đó là các nốt mày đay, mẩn ngứa, nếu vệ sinh kém, có thể gây nấm da, chàm, viêm kẽ... Vì vậy, mẹ cần chăm sóc da bé hằng ngày để phòng tránh được các bệnh về da, nhất là các bệnh viêm da dị ứng.

Xem chi tiết 

Phòng tránh viêm phổi cho bé khi trời lạnh  357

 8/19/2020  | 

Các bé rất nhạy cảm với thời tiết. Chỉ một chút thay đổi của môi trường cũng làm đường hô hấp của bé bị ảnh hưởng. Vào thời điểm giao mùa, trời trở lanh, các bé dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Những lúc này, nhiều cha mẹ chủ quan, đã “tự làm bác sĩ” khiến bệnh của bé nặng thêm.

Xem chi tiết 

Nắng nóng bé hay mắc các bệnh gì?  362

 8/19/2020  | 

Các bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng có thể chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh (thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm, tiêu chảy do vi-rút rota…) và nhóm bệnh do tác nhân chưa có vắc-xin (tay chân miệng, bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa…).

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website