Phòng chống sốt xuất huyết

 8/19/2020 |  Admin   361 lượt xem

(nuoitre.com) - Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em.

Khó chẩn đoán và không có thuốc điều trị đặc hiệu

Sốt xuất huyết khó phát hiện và chẩn đoán sớm vì những ngày đầu mới khởi phát, các triệu chứng của bệnh tương tự các bệnh nhiễm vi-rút khác như sốt, đỏ da, phát ban ngoài da, biếng ăn, biếng chơi, đau nhức mình, ho ít, có thể sỗ mũi, buồn nôn, nôn... Các xét nghiệm thời gian này cũng không giúp phân biệt sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm vi-rút khác.
 
Khi không có dấu hiệu cảnh báo, bé sốt cao sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc hạ nhiệt, lau mát, uống nhiều nước, nghỉ ngơi tại nhà, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu... Khi bé có dấu hiệu cảnh báo như nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu mũi, ói có máu sẽ được truyền dịch. Những trường hợp sốt xuất huyết nặng như sốc, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, tổn thương tạng... bác sĩ sẽ truyền dịch cao phân tử chống sốc, truyền máu hoặc sử dụng các phương tiện hỗ trợ hô hấp, lọc máu... Trong những trường hợp bệnh rất nặng, việc điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp tích cực mới có khả năng cứu sống bệnh nhân.

 

 
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Phòng chống sốt xuất huyết

Khi khởi phát bệnh, bé thường sốt cao đột ngột từ 2 - 7 ngày, kèm theo đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu, có thể kèm theo đau họng, viêm kết mạc, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi-rút khác.
 
Tiếp sau đó, bé có thể biểu hiện xuất huyết: xuất hiện chấm xuất huyết (không biến mất khi ấn vào) ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau một vài ngày. Thời gian này, khi xét nghiệm công thức máu, kết quả cho thấy bạch cầu giảm.
 
Bé bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3 - 7 của bệnh, xuống còn khoảng 37,5 – 380C hoặc thấp hơn, một số bé có thể đừ lừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to. Những trường hợp này cần nhập viện để truyền dịch. Một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Những trường hợp này cần được cấp cứu ngay, nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan và tử vong. Xét nghiệm máu vào thời điểm này cho thấy tình trạng cô đặc máu và giảm tiểu cầu. Một số trường hợp biểu hiện tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim hoặc xuất huyết trầm trọng, có thể kèm theo tình trạng cô đặc máu và sốc.
 
Bé hết sốt và hồi phục vào ngày 6 - 7 của bệnh, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện mẩn đỏ ngứa ở tay chân. Đây là “rash phục hồi” nên cha mẹ không cần lo lắng.

Khi thấy bé sốt trên 2 ngày, sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt có bớt nhưng hết thuốc, bé sốt lại, cha mẹ phải đưa bé đến khám ở bệnh viện có chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến
Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)

liên quan

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho bé  393

 8/19/2020  | 

Nếu cha mẹ biết cách giữ ấm, chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bé có được sức khỏe tốt trong những ngày thời tiết lạnh giá.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng với các bệnh đường ruột ở bé khi đi học  363

 8/19/2020  | 

Khi bé đi học, bên cạnh các công việc chuẩn bị cho bé yêu đến trường, cha mẹ hẳn cũng quan tâm nhiều đến việc làm sao giúp bé tránh được các loại bệnh tật, trong đó, bệnh đường ruột là một trong những dạng rối loạn thường gặp nhất.

Xem chi tiết 

Tránh tái phát hen suyễn khi trời chuyển mùa  382

 8/19/2020  | 

Có lần, một ông bố đem con đến khám và nói với tôi rằng: “Con tôi có máy dự báo thời tiết trong người hay sao ấy! Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở mưa, bé lại sổ mũi, khò khè và sau đó lên cơn suyễn…”. Đây cũng là điều mà cha mẹ các bé mắc bệnh suyễn khác cũng thường ghi nhận và rất lo lắng.

Xem chi tiết 

Mẹ đã hiểu rõ những điều này về bệnh sởi chưa?  353

 8/19/2020  | 

Bệnh sởi (còn gọi ban đỏ vì bệnh gây sốt kèm phát ban đỏ) lây lan rất mạnh, thường gặp ở các bé. Nếu không chích ngừa (tiêm phòng), đa số các bé sẽ mắc bệnh, không năm này thì các năm sau.

Xem chi tiết 

Ngày Tết, đừng để bé nhiễm bệnh hô hấp  330

 8/19/2020  | 

Cùng với không khí Tết tràn về với mọi nhà, thời tiết trở lạnh là điều kiện thuận lợi để bé mắc các bệnh đường hô hấp. Đối với các tỉnh phía Nam, số bé mắc bệnh đường hô hấp có thể sẽ gia tăng. Riêng các tỉnh phía Bắc và miền Trung - những nơi thời tiết thật sự lạnh thì có khả năng tình hình này sẽ rất đáng quan tâm.

Xem chi tiết 

Nguyên nhân nào khiến bé dị ứng trong mùa xuân?  357

 8/19/2020  | 

Khi bị viêm mũi dị ứng do phấn hoa, bé thường hắt hơi từng cơn dài trong nhiều giờ; nước mũi trong, nhiều, ngạt mũi, ngứa ngáy khó chịu; nhức đầu, đôi khi căng ở vùng xoang mặt; cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng; mắt đỏ, nước mắt giàn giụa, sợ ánh sáng; các cơn xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi.

Xem chi tiết 

Làm gì để phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất?  368

 8/19/2020  | 

Từ tháng 2 - 6 hằng năm là thời điểm thường xảy ra dịch bệnh thủy đậu. Chu kỳ bệnh bùng phát thành dịch lớn trong cộng đồng khoảng 3-4 năm một lần.

Xem chi tiết 

Bé dễ bị tiêu chảy trong mùa hè  377

 8/19/2020  | 

Tiêu chảy là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là bé dưới 5 tuổi. Vào mùa hè, tỷ lệ bé mắc bệnh thường tăng cao đột biến.

Xem chi tiết 

Đau mắt đỏ: Nhìn có lây?  361

 8/19/2020  | 

Đau mắt đỏ là một bệnh rất hay gặp ở các bé. Mùa hè, chứng đau mắt đỏ càng có nguy cơ lan rộng. Nhiều người nghĩ rằng bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây: chỉ lỡ nhìn vào mắt người đang bị đau mắt đỏ là lây liền. Vậy, nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có lây hay không?

Xem chi tiết 

Nắng nóng bé hay mắc các bệnh gì?  353

 8/19/2020  | 

Các bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng có thể chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh (thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm, tiêu chảy do vi-rút rota…) và nhóm bệnh do tác nhân chưa có vắc-xin (tay chân miệng, bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa…).

Xem chi tiết 

Cảm lạnh, cảm cúm khi thời tiết chuyển mùa  372

 8/19/2020  | 

Thời tiết thay đổi là nguyên nhân khiến bé dễ mắc các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm.

Xem chi tiết 

Bệnh viêm màng não ở bé  396

 8/19/2020  | 

Viêm màng não là bệnh viêm nhiễm của màng não, thường xảy ra vào mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi trùng hay siêu vi trùng. Các vi trùng hay siêu vi trùng gây bệnh này thường từ vùng tai mũi họng bị viêm nhiễm đi vào màng não và gây viêm màng não. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là bé dưới 5 tuổi.

Xem chi tiết 

Phòng tránh viêm phổi cho bé khi trời lạnh  347

 8/19/2020  | 

Các bé rất nhạy cảm với thời tiết. Chỉ một chút thay đổi của môi trường cũng làm đường hô hấp của bé bị ảnh hưởng. Vào thời điểm giao mùa, trời trở lanh, các bé dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Những lúc này, nhiều cha mẹ chủ quan, đã “tự làm bác sĩ” khiến bệnh của bé nặng thêm.

Xem chi tiết 

Đề phòng viêm da mùa hanh khô cho bé  380

 8/19/2020  | 

Thời tiết thay đổi, không khí lạnh và hanh khô... khiến các bé dễ bị nhiễm bệnh viêm da. Đó là các nốt mày đay, mẩn ngứa, nếu vệ sinh kém, có thể gây nấm da, chàm, viêm kẽ... Vì vậy, mẹ cần chăm sóc da bé hằng ngày để phòng tránh được các bệnh về da, nhất là các bệnh viêm da dị ứng.

Xem chi tiết 

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên  366

 8/19/2020  | 

Do cha mẹ chủ quan không chữa trị kịp thời, viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó điều trị, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh mùa đông cho bé  370

 8/19/2020  | 

Tiết trời trở lạnh là thời điểm các bé dễ nhiễm bệnh về hô hấp, tiêu hóa vì khí hậu lạnh là môi trường thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn hô hấp, tiêu hóa phát triển. Để giúp bé phòng các bệnh này, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Xem chi tiết 

Lưu ý khi chăm sóc da bé trong mùa lạnh  341

 8/19/2020  | 

Da bé rất mịn màng, mong manh, nhạy cảm và là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường thiên nhiên cũng như những tác động tốt và xấu từ bên ngoài.

Xem chi tiết 

Những tác nhân gây bệnh lúc giao mùa  378

 8/19/2020  | 

Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh hô hấp cho các bé. Trong đó, không khí, môi trường sống… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể khiến tỉ lệ bé mắc bệnh tăng cao.

Xem chi tiết 

Chăm sóc da bé mùa nắng nóng  356

 8/19/2020  | 

Theo BS Nguyễn Thanh Hải, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), trong các bệnh hay gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ, các bệnh về da tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé trong mùa lạnh  376

 8/19/2020  | 

Khi giao mùa, khí hậu thay đổi làm cho cơ thể nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng không mong muốn. Nhạy cảm như các bé, khi chuyển mùa từ nắng sang mưa, từ khô sang ẩm, lạnh, càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website