Tháng 7 - tháng cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản

 8/19/2020 |  Admin   428 lượt xem

(nuoitre.com) - Năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra 1 loài vi-rút cũng gây nên bệnh viêm não và gọi đó là vi-rút viêm não Nhật Bản. Đến năm 1938, các nhà khoa học này cũng tìm ra vai trò truyền bệnh của muỗi, vai trò vật chủ và ổ chứa chính của vi-rút này là loài lợn và chim. Ở Việt Nam, năm 1952, bệnh được ghi nhận ca đầu tiên.

Viêm não Nhật Bản là tình trạng viêm cấp tính não bộ, bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao; là bệnh chung của nhiều bé ở các nước nhiệt đới nóng ẩm. Muỗi là trung gian gây bệnh cho người. Đây là loài muỗi Culex tritaeniorhynchus, hút máu lợn hoặc chim có chứa vi-rút, sau đó chích (đốt) người và lây vi-rút gây bệnh cho người. Người mắc bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp sang cho người khác mà chỉ khi muỗi chích chim và lợn mang mầm bệnh mới lây được và không phải tất cả người bị muỗi mang mầm bệnh chích đều phát bệnh viêm não, tỷ lệ phát bệnh chỉ khoảng 1/200. Bệnh thường gặp ở vùng nông thôn, có trồng lúa nước và chăn nuôi lợn. Ở nông thôn miền Bắc, bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 10 và cao điểm là tháng 7, lúc mùa trái vải chín rộ.
 

Tháng 7 - tháng cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản 


Phát hiện bệnh sớm để ngăn chặn các di chứng lâu dài

Trên 90% các trường hợp bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em, nhất là bé 2 - 8 tuổi. Bé mắc bệnh có khởi bệnh ban đầu với các triệu chứng như cảm cúm thông thường: sốt cao, đau đầu, nôn ói, ăn kém, có thể kèm ho, tiêu chảy, sau 1 - 2 ngày, bé xuất hiện co giật và hôn mê. Đôi khi có bé khởi bệnh rất đột ngột trong ngày đầu với biểu hiện sốt cao, co giật, hôn mê và tử vong rất nhanh.
 
Đối với bé có sức đề kháng tốt và động lực của vi-rút không cao, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, sau khi hôn mê, ngưng thở… 3 - 5 ngày, bé bắt đầu hồi phục dần. Thời gian hồi phục hoàn toàn có khi kéo dài nhiều tuần, bé có thể khỏi bệnh và không có di chứng. Tuy nhiên, một số bé sau khi lành bệnh sẽ có các di chứng lâu dài như yếu tay chân, động kinh, chậm phát triển trí tuệ và di chứng nặng nhất là sống đời sống thực vật. Để điều trị kịp thời, cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay khi thấy bé sốt cao, nôn ói, đau đầu hoặc co giật, hôn mê.
 
Đối với bé có triệu chứng như cảm cúm ban đầu, việc quan trọng là theo dõi các triệu chứng này. Nếu thấy triệu chứng tăng dần hay không giảm, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để xác định bệnh.
 
Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa viêm não Nhât Bản, cha mẹ phải tránh cho bé bị muỗi chích bằng cách ngủ mùng (màn), môi trường quanh nhà cần thông thoáng, không để nhiều bụi rậm, nước đọng; những bé đi chơi đến vùng nông thôn nên chuẩn bị tiêm phòng trước đó 10 ngày.

Tiêm phòng cũng là cách phòng bệnh hiệu quả và Việt Nam cũng đã sản xuất được vắc-xin ngừa bệnh.
 
Bé có thể bắt đầu tiêm phòng viêm não Nhật Bản từ 12 tháng tuổi, và để có hiệu quả nên tiêm đúng lịch: liều 2 cách liều đầu 7 - 14 ngày; liều 3 lặp lại 1 năm sau liều 2.
 
BS Trương Hữu Khanh 
Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)

liên quan

Bệnh hô hấp thường gặp ở bé khi giao mùa  411

 8/19/2020  | 

Khi thời tiết thay đổi, các bé rất dễ bị bệnh đường hô hấp.

Xem chi tiết 

Cẩn thận với gió lạnh  431

 8/19/2020  | 

Những cơn gió mùa đông tràn qua cửa nhà là thời điểm mẹ mua thêm áo ấm phòng con bị viêm hô hấp. Thế nhưng, những cơn gió này không chỉ khiến bé bị các bệnh hô hấp mà còn mang đến một số bệnh da thường gặp.

Xem chi tiết 

Gió lạnh mùa đông và những bệnh về da ở bé  424

 8/19/2020  | 

Thời tiết mùa đông không chỉ khiến các bé bị các bệnh hô hấp mà còn mang đến một số bệnh về da thường gặp. Những bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ và trông bé có vẻ “bớt đáng yêu” như ngày thường.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh cho bé khi giao mùa  435

 8/19/2020  | 

Giao mùa là lúc độ ẩm không khí tăng cao với sự xuất hiện của những “cơn gió độc” nguy hiểm. Thời tiết này sẽ “ủ mầm” những căn bệnh không hề dễ chịu cho các bé như đau họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

Xem chi tiết 

Phòng bệnh “đi học” cho bé  445

 8/19/2020  | 

Mùa tựu trường đã đến, các bé sắp trở lại với sinh hoạt tập thể, nếu không có sức đề kháng tốt thì dễ mắc bệnh. Mùa tựu trường còn là thời điểm giao mùa, mưa nhiều nên những bệnh như sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, cảm cúm và suyễn cũng gặp nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Cảm cúm dễ lây  446

 8/19/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

Thời tiết chuyển mùa lo bé mắc bệnh  520

 8/19/2020  | 

Các bé là đối tượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Đó là nguyên nhân mỗi khi chuyển mùa tại các bệnh viện số bé mắc bệnh tăng cao. Các bệnh bé hay mắc thường liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, sổ mũi…

Xem chi tiết 

Mùa hè, đừng để bé bị say nắng  483

 8/19/2020  | 

Vào mùa hè, để trốn cái nóng của khí hậu, các gia đình thường tổ chức đi tắm biển hoặc cho bé đến các hồ bơi công cộng vào những ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy, nếu không được sự quan tâm của người lớn, bé rất dễ bị say nắng.

Xem chi tiết 

Thời điểm giao mùa, hãy cảnh giác vì bẻ rất dễ bị tiêu chảy!  469

 8/19/2020  | 

Tiêu chảy là một trong những bệnh bé hay mắc vào thời điểm giao mùa. Mỗi khi bé "xì xoẹt", nhiều bố mẹ tự làm bác sĩ điều trị cho bé mà không rõ nguyên nhân. Việc tự điều trị không đúng cách dễ làm bệnh của bé nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tay chân miệng  459

 8/19/2020  | 

Bệnh thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa và các bé sống cùng nhà hay sinh hoạt cùng nhà trẻ, trường mầm non...

Xem chi tiết 

Đề phòng dịch đau mắt đỏ  427

 8/19/2020  | 

Theo BS.CK2 Võ Thị Chinh Nga (Trưởng phòng Chỉ đạo chuyên khoa, BV Mắt TP. HCM), bệnh đau mắt đỏ diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do vi-rút, vi trùng, nấm…

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé trong mùa lạnh  439

 8/19/2020  | 

Khi giao mùa, khí hậu thay đổi làm cho cơ thể nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng không mong muốn. Nhạy cảm như các bé, khi chuyển mùa từ nắng sang mưa, từ khô sang ẩm, lạnh, càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Xem chi tiết 

Chăm sóc da bé mùa nắng nóng  418

 8/19/2020  | 

Theo BS Nguyễn Thanh Hải, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), trong các bệnh hay gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ, các bệnh về da tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Những tác nhân gây bệnh lúc giao mùa  447

 8/19/2020  | 

Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh hô hấp cho các bé. Trong đó, không khí, môi trường sống… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể khiến tỉ lệ bé mắc bệnh tăng cao.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi chăm sóc da bé trong mùa lạnh  410

 8/19/2020  | 

Da bé rất mịn màng, mong manh, nhạy cảm và là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường thiên nhiên cũng như những tác động tốt và xấu từ bên ngoài.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh mùa đông cho bé  433

 8/19/2020  | 

Tiết trời trở lạnh là thời điểm các bé dễ nhiễm bệnh về hô hấp, tiêu hóa vì khí hậu lạnh là môi trường thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn hô hấp, tiêu hóa phát triển. Để giúp bé phòng các bệnh này, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Xem chi tiết 

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên  428

 8/19/2020  | 

Do cha mẹ chủ quan không chữa trị kịp thời, viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó điều trị, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

Đề phòng viêm da mùa hanh khô cho bé  439

 8/19/2020  | 

Thời tiết thay đổi, không khí lạnh và hanh khô... khiến các bé dễ bị nhiễm bệnh viêm da. Đó là các nốt mày đay, mẩn ngứa, nếu vệ sinh kém, có thể gây nấm da, chàm, viêm kẽ... Vì vậy, mẹ cần chăm sóc da bé hằng ngày để phòng tránh được các bệnh về da, nhất là các bệnh viêm da dị ứng.

Xem chi tiết 

Phòng tránh viêm phổi cho bé khi trời lạnh  412

 8/19/2020  | 

Các bé rất nhạy cảm với thời tiết. Chỉ một chút thay đổi của môi trường cũng làm đường hô hấp của bé bị ảnh hưởng. Vào thời điểm giao mùa, trời trở lanh, các bé dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Những lúc này, nhiều cha mẹ chủ quan, đã “tự làm bác sĩ” khiến bệnh của bé nặng thêm.

Xem chi tiết 

Nắng nóng bé hay mắc các bệnh gì?  420

 8/19/2020  | 

Các bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng có thể chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh (thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm, tiêu chảy do vi-rút rota…) và nhóm bệnh do tác nhân chưa có vắc-xin (tay chân miệng, bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa…).

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website