Tránh tái phát hen suyễn khi trời chuyển mùa

 8/19/2020 |  Admin   390 lượt xem

(nuoitre.com) - Có lần, một ông bố đem con đến khám và nói với tôi rằng: “Con tôi có máy dự báo thời tiết trong người hay sao ấy! Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở mưa, bé lại sổ mũi, khò khè và sau đó lên cơn suyễn…”. Đây cũng là điều mà cha mẹ các bé mắc bệnh suyễn khác cũng thường ghi nhận và rất lo lắng.

Một khảo sát do bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) thực hiện cho thấy: đến hơn 70% bé bị suyễn dễ lên cơn khi thời tiết thay đổi.  
 
Tại sao bé mắc bệnh hen suyễn dễ bị lên cơn khi thời tiết thay đổi?
Khi chuyển mùa, đặc biệt là khi trời mưa, áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần các chất khí trong không khí,… thay đổi. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng lên đường thở của bé. Thay đổi thời tiết cũng làm thay đổi thành phần các chất gây dị ứng trong không khí, khiến bé cũng dễ bị lên cơn.
Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là thời điểm bé thường dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp. Đối với bé có sẵn cơ địa suyễn, chỉ cần bị cảm lạnh thông thường, bé cũng dễ dàng bị lên cơn suyễn. Vi-rút gây chứng cảm lạnh (có tên khoa học là rhinovirus) đã được chứng minh là tác nhân gây khởi phát cơn suyễn đặc biệt quan trọng ở trẻ em.


be-rua-tay-xa-phong.jpg
Rửa tay là một biện pháp đơn giản, dễ làm và hiệu quả trong phòng tránh nhiều bệnh hô hấp, cũng sẽ góp phần bảo vệ bé không bị lên cơn hen suyễn. (Ảnh minh họa)


Làm gì để giúp bé khỏi bị lên cơn hen suyễn? 
- Cần chú ý giữ ấm đúng mức cho bé khi thời tiết thay đổi: cho bé mặc đủ ấm, quần áo khô thoáng, tránh gió lùa, tránh ra đường khi trời đang mưa.
- Một tập quán lâu đời mà nhiều gia đình thường làm là thoa chút dầu khuynh diệp, dầu xanh để cho bé được thêm ấm. Tuy nhiên, đối với các bé mắc bệnh suyễn, đây là điều nên tránh. Các chất có mùi nồng (trong đó có các loại dầu) cũng là yếu tố có thể kích thích cơn suyễn khởi phát.
- Tránh cho bé mắc bệnh suyễn tiếp xúc gần gũi với người đang bị cảm ho khác (dù chỉ cảm ho thông thường).
- Rửa tay là một biện pháp đơn giản, dễ làm và hiệu quả trong phòng tránh nhiều bệnh hô hấp, cũng sẽ góp phần bảo vệ bé không bị lên cơn hen suyễn. Nên rửa tay khi từ ngoài đường về nhà, trước và sau khi ăn, sau khi làm vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc bé.
- Tiếp tục cho bé dùng thuốc phòng ngừa suyễn nếu được bác sĩ chỉ định. Không cần tự tăng liều thuốc phòng ngừa trong thời gian này.
- Trong trường hợp bé thường có biểu hiện lên cơn suyễn mỗi khi bị cảm lạnh, cha mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ để có thể được chỉ định uống thuốc ngừa suyễn ngắn hạn mỗi khi bé bắt đầu có triệu chứng nhiễm siêu vi đường hô hấp.
 
ThS. BS. Thầy thuốc ưu tú Trần Anh Tuấn
Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng 1, TP.HCM

liên quan

Bệnh hô hấp thường gặp ở bé khi giao mùa  361

 8/19/2020  | 

Khi thời tiết thay đổi, các bé rất dễ bị bệnh đường hô hấp.

Xem chi tiết 

Cẩn thận với gió lạnh  380

 8/19/2020  | 

Những cơn gió mùa đông tràn qua cửa nhà là thời điểm mẹ mua thêm áo ấm phòng con bị viêm hô hấp. Thế nhưng, những cơn gió này không chỉ khiến bé bị các bệnh hô hấp mà còn mang đến một số bệnh da thường gặp.

Xem chi tiết 

Gió lạnh mùa đông và những bệnh về da ở bé  375

 8/19/2020  | 

Thời tiết mùa đông không chỉ khiến các bé bị các bệnh hô hấp mà còn mang đến một số bệnh về da thường gặp. Những bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ và trông bé có vẻ “bớt đáng yêu” như ngày thường.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh cho bé khi giao mùa  376

 8/19/2020  | 

Giao mùa là lúc độ ẩm không khí tăng cao với sự xuất hiện của những “cơn gió độc” nguy hiểm. Thời tiết này sẽ “ủ mầm” những căn bệnh không hề dễ chịu cho các bé như đau họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản…

Xem chi tiết 

Phòng bệnh “đi học” cho bé  385

 8/19/2020  | 

Mùa tựu trường đã đến, các bé sắp trở lại với sinh hoạt tập thể, nếu không có sức đề kháng tốt thì dễ mắc bệnh. Mùa tựu trường còn là thời điểm giao mùa, mưa nhiều nên những bệnh như sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, cảm cúm và suyễn cũng gặp nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Cảm cúm dễ lây  395

 8/19/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

Thời tiết chuyển mùa lo bé mắc bệnh  470

 8/19/2020  | 

Các bé là đối tượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Đó là nguyên nhân mỗi khi chuyển mùa tại các bệnh viện số bé mắc bệnh tăng cao. Các bệnh bé hay mắc thường liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, sổ mũi…

Xem chi tiết 

Mùa hè, đừng để bé bị say nắng  425

 8/19/2020  | 

Vào mùa hè, để trốn cái nóng của khí hậu, các gia đình thường tổ chức đi tắm biển hoặc cho bé đến các hồ bơi công cộng vào những ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy, nếu không được sự quan tâm của người lớn, bé rất dễ bị say nắng.

Xem chi tiết 

Thời điểm giao mùa, hãy cảnh giác vì bẻ rất dễ bị tiêu chảy!  405

 8/19/2020  | 

Tiêu chảy là một trong những bệnh bé hay mắc vào thời điểm giao mùa. Mỗi khi bé "xì xoẹt", nhiều bố mẹ tự làm bác sĩ điều trị cho bé mà không rõ nguyên nhân. Việc tự điều trị không đúng cách dễ làm bệnh của bé nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tay chân miệng  400

 8/19/2020  | 

Bệnh thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa và các bé sống cùng nhà hay sinh hoạt cùng nhà trẻ, trường mầm non...

Xem chi tiết 

Đề phòng dịch đau mắt đỏ  370

 8/19/2020  | 

Theo BS.CK2 Võ Thị Chinh Nga (Trưởng phòng Chỉ đạo chuyên khoa, BV Mắt TP. HCM), bệnh đau mắt đỏ diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do vi-rút, vi trùng, nấm…

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé trong mùa lạnh  384

 8/19/2020  | 

Khi giao mùa, khí hậu thay đổi làm cho cơ thể nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng không mong muốn. Nhạy cảm như các bé, khi chuyển mùa từ nắng sang mưa, từ khô sang ẩm, lạnh, càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Xem chi tiết 

Chăm sóc da bé mùa nắng nóng  364

 8/19/2020  | 

Theo BS Nguyễn Thanh Hải, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), trong các bệnh hay gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ, các bệnh về da tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem chi tiết 

Những tác nhân gây bệnh lúc giao mùa  386

 8/19/2020  | 

Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh hô hấp cho các bé. Trong đó, không khí, môi trường sống… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể khiến tỉ lệ bé mắc bệnh tăng cao.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi chăm sóc da bé trong mùa lạnh  350

 8/19/2020  | 

Da bé rất mịn màng, mong manh, nhạy cảm và là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường thiên nhiên cũng như những tác động tốt và xấu từ bên ngoài.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh mùa đông cho bé  378

 8/19/2020  | 

Tiết trời trở lạnh là thời điểm các bé dễ nhiễm bệnh về hô hấp, tiêu hóa vì khí hậu lạnh là môi trường thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn hô hấp, tiêu hóa phát triển. Để giúp bé phòng các bệnh này, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Xem chi tiết 

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên  374

 8/19/2020  | 

Do cha mẹ chủ quan không chữa trị kịp thời, viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó điều trị, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Xem chi tiết 

Đề phòng viêm da mùa hanh khô cho bé  388

 8/19/2020  | 

Thời tiết thay đổi, không khí lạnh và hanh khô... khiến các bé dễ bị nhiễm bệnh viêm da. Đó là các nốt mày đay, mẩn ngứa, nếu vệ sinh kém, có thể gây nấm da, chàm, viêm kẽ... Vì vậy, mẹ cần chăm sóc da bé hằng ngày để phòng tránh được các bệnh về da, nhất là các bệnh viêm da dị ứng.

Xem chi tiết 

Phòng tránh viêm phổi cho bé khi trời lạnh  357

 8/19/2020  | 

Các bé rất nhạy cảm với thời tiết. Chỉ một chút thay đổi của môi trường cũng làm đường hô hấp của bé bị ảnh hưởng. Vào thời điểm giao mùa, trời trở lanh, các bé dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Những lúc này, nhiều cha mẹ chủ quan, đã “tự làm bác sĩ” khiến bệnh của bé nặng thêm.

Xem chi tiết 

Nắng nóng bé hay mắc các bệnh gì?  362

 8/19/2020  | 

Các bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng có thể chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh (thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm, tiêu chảy do vi-rút rota…) và nhóm bệnh do tác nhân chưa có vắc-xin (tay chân miệng, bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa…).

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website