10 mẹo hạ sốt nhanh cho bé

 8/22/2020 |  Admin   547 lượt xem

(nuoitre.com) - Khi bé bị sốt, mẹ nên nhanh chóng áp dụng một vài mẹo dưới đây để hạ bớt nhiệt độ cho bé mà không cần dùng đến thuốc tây y hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ.

1. Hạ sốt bằng cây diếp cá

Hãy dùng 1 nắm diếp cá, ngâm rửa thật sạch từng lá một và giã thật nhuyễn. Sử dụng nước vo gạo, chắt lấy 1 bát đặc. Cho nước vo gạo cùng rau diếp cá đã giã nhuyễn vào nồi, đun sôi, sau đó giảm nhỏ lửa. Tiếp tục đun khoảng 20 phút cho rau diếp cá nhừ nát rồi bắc khỏi bếp để nguội, lọc lấy nước cho con uống. Lá diếp cá sau khi đã đun sôi sẽ mất hết vị tanh vốn có, rất dễ uống. Mẹ cũng có thể cho thêm chút đường tạo vị ngòn ngọt để bé dễ uống hơn.
 

2. Hạ sốt bằng cỏ nhọ nồi
 

ha-sot-blogtamsuvn (4)
Sắc nước nhọ nồi cho bé uống có thể hạ sốt.


Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch, giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Nếu bé sốt cao, mẹ có thể đắp phần bã nhọ nồi lên trán bé rồi lấy khăn xô rịt lại, hiệu quả rất tốt.
 

3. Hạ sốt bằng chanh tươi

Cách hạ sốt cho bé bằng chanh khá đơn giản. Mẹ dùng dao cắt chanh thành những lát mỏng. Sau đó dùng miếng chanh này chà lên trán bé, dọc xương sống và khuỷu tay, khuỷu chân của bé. Khi chà chanh lên người bé, mẹ nhớ tránh các vết trầy xước, những chỗ bé bị ngứa. Dùng chanh hạ sốt là một cách rất hữu hiệu cho bé sốt cao từ 39 – 40oC.
 

4. Hạ sốt bằng khoai tây

Khoai tây cắt lát mỏng, đem ngâm trong giấm chừng 10 phút. Sau đó, đắp lên trán cho bé và đặt thêm 1 chiếc khăn lên trên. Chừng 20 phút sau, mẹ sẽ thấy hiệu quả.
 

5. Hạ sốt bằng dầu oliu

Dùng dầu oliu mát-xa toàn thân cho bé, sau đó cho bé mặc 1 bộ đồ cotton tay dài ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, tắm và lau sạch lớp dầu oliu trên người bé. Lưu ý cách hạ sốt này chỉ dành cho bé dưới 2 tuổi.
 

6. Hạ sốt bằng dưa chuột

Các mẹ hãy chọn một quả dưa chuột non. Sau đó, dùng dao gọt dưa chuột thành hình dạng một ngón tay dài, nhỏ ở phần đầu và to dần về đuôi. Cố gắng bỏ hết hạt hoặc chọn quả có ít hạt. Giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa, đầu kia nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm. Hiệu quả làm mát của dưa chuột sẽ xuất hiện ngay lập tức.
 

7. Hạ sốt bằng nước

ha-sot-blogtamsuvn (3)
Các mẹ có thể dùng nước ấm mát xa cho bé để hạ nhiệt.
 

Các mẹ chuẩn bị một bát nước ấm và chiếc khăn bông. Đưa bé vào phòng có nhiệt độ thích hợp, cởi quần áo và đặt bé nằm xuống một chiếc khăn lông mềm. Mẹ dùng tay nhúng vào bát nước ấm và nhẹ nhàng đặt lên ngực bé, xòe các ngón tay và mát-xa khắp cơ thể bé. Vuốt nhẹ từ cánh tay xuống các đầu ngón tay, từ hông đến chân và mát-xa nhẹ nhàng quanh bả vai, sau đó trượt xuống ngực. Tiếp tục dùng tay nhúng vào nước trong suốt quá trình mát-xa, sự kết hợp của nước và hơi ấm của lòng bàn tay mẹ giúp làm dịu con nóng cho bé.
 

8. Hạ sốt bằng cách lau người

Đưa bé vào nơi kín gió, cởi hết quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, lưu ý lau kỹ vùng bẹn, nách và háng… Không được dùng nước lạnh hay dầu gió. Cho bé ăn lỏng hơn ngày thường và uống thêm nước cam, nước chanh và orezol. Cách lau người hạ sốt cho bé sơ sinh có hiệu quả nhanh chóng và không mất nhiều thời gian của mẹ.
 

9. Hạ sốt bằng một chiếc khăn mỏng


Khi bé bị sốt, quấn chăn dày hay mặc nhiều quần áo sẽ càng làm thân nhiệt của bé tăng cao. Vì thế, mẹ hãy mặc đồ thoáng, mỏng cho bé. Tốt nhất, mẹ nên dùng 1 chiếc khăn xô mỏng quấn quanh người bé để hạ sốt cho bé. Cách này giúp bé hạ sốt một cách hữu hiệu.
 

10. Hạ sốt bằng tất
 

ha-sot-blogtamsuvn (1)
Hạ sốt bằng tất ướt là một mẹo kỳ lạ nhưng hiệu quả.


Ý tưởng nghe có vẻ cực kì lạ lùng nhưng lại rất công hiệu, kể cả với những bé sốt cao. Chọn 2 chiếc tất cotton đủ dài để quấn quanh mắt cá chân, nhúng vào nước lạnh rồi vắt sạch. Từ từ quấn tất quanh cổ và bàn chân bé và lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Ban đầu, bé có thể cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó, mẹ sẽ nhận thấy tác dụng giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.


Theo Gia đình Việt Nam

liên quan

"Mùa" của bệnh cảm cúm và cách ngăn ngừa cho bé  467

 8/22/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa, thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng với chứng đau bụng ở bé  445

 8/23/2020  | 

Đau bụng ở bé rất khó chẩn đoán, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi. Vì vậy, cần theo dõi kỹ từng tiếng khóc, động thái, tư thế, sự thay đổi màu sắc của da và niêm mạc, theo dõi chất nôn, theo dõi phân, đồng thời phải kết hợp với khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm mới đưa ra chẩn đoán đúng.

Xem chi tiết 

Theo dõi phân của bé để phát hiện bệnh kịp thời  435

 8/23/2020  | 

Tình trạng sức khỏe của bé, ngoài những dấu hiệu thường thấy còn được thể hiện qua phân mà bé thải ra. Để phát hiện kịp thời những thay đổi và bệnh lý trong cơ thể bé, cha mẹ nên theo dõi việc đi tiêu của bé hằng ngày.

Xem chi tiết 

Có cần cắt amiđan cho bé?  514

 8/23/2020  | 

Nhiều bé hay bị sốt, ho, khi đi khám được các bác sĩ chẩn đoán là viêm amiđan khiến cha mẹ lo lắng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé viêm phổi tại nhà  434

 8/23/2020  | 

Khi bị viêm phổi, bé không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh  505

 8/23/2020  | 

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.500 bé sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó cần phải phẫu thuật là 4.000 ca. Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Chăm sóc tốt là một trong những điều kiện quan trọng để phẫu thuật cho bé.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị chàm sữa  507

 8/23/2020  | 

Bệnh chàm sữa không lây, dễ tái phát. Khi bị bệnh, bé cần được chăm sóc đầy đủ, sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, dinh dưỡng hợp lý.

Xem chi tiết 

Cảnh giác với những biến chứng của viêm họng!  486

 8/23/2020  | 

Nhiều cha mẹ chủ quan, coi viêm họng là một “bệnh thường tình” của các bé mà ít để ý đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem chi tiết 

Tại sao bé đầy bụng, chán ăn sau Tết?  471

 8/23/2020  | 

Quan niệm Tết đến là nhà phải đầy ắp thức ăn để trong năm không thiếu thốn đôi khi lại làm hại bao tử của bé. Đến khi Tết đã qua mà bé đầy bụng, chán ăn thì bạn mới xót xa, tìm cách chữa trị.

Xem chi tiết 

Tại sao miệng bé hôi?  482

 8/23/2020  | 

Các bé bị hôi miệng một phần do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, còn phần lớn là do những nguyên nhân bệnh lý mà rất nhiều bố mẹ không biết. Dựa vào mùi phát ra từ hởi thở của bé, bạn có thể biết được nguyên nhân, từ đó biết cách chữa trị cho bé.

Xem chi tiết 

Bệnh thường gặp ở bé trong những ngày Tết  466

 8/23/2020  | 

Trong những ngày Tết, bé hay mắc một số bệnh thường gặp. Mẹ cần biết để đề phòng và chuẩn bị chu đáo những chăm sóc cần thiết cho bé nhé!

Xem chi tiết 

Trị ho đàm cho bé không dùng thuốc  542

 8/23/2020  | 

Ngoại trừ ho, khó thở trong bệnh lý dị ứng như hen suyễn, ho là một phản xạ tốt để cơ thể bảo vệ đường hô hấp, nhất là ở các bé, khi bé bị viêm nhiễm có tăng tiết đàm nhớt.

Xem chi tiết 

Sử dụng tã, bỉm đúng cách để bé không bị viêm da  523

 8/22/2020  | 

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng hoặc không đúng cách, bé có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây viêm, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Nong bao quy đầu  471

 8/23/2020  | 

Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Xem chi tiết 

Sốt phát ban  461

 8/23/2020  | 

Bệnh sốt phát ban lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Xem chi tiết 

Thế nào là táo bón?  494

 8/22/2020  | 

Các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn trong khi đi tiêu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó, nếu bé cho ra phân mềm chỉ sau vài phút rặn thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

Xem chi tiết 

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota đe dọa bé  461

 8/23/2020  | 

Vi-rút Rota, tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất ở các bé, là loại vi-rút siêu vi, có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể tử vong.

Xem chi tiết 

Tác hại khi bé bị nhiễm khuẩn hô hấp  519

 8/22/2020  | 

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh mà các bé thường dễ mắc phải nhất, trung bình một bé phải đến thăm bác sĩ khoảng 1 lần/tháng vì bị nhiễm khuẩn hô hấp. Vậy bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh gì?

Xem chi tiết 

Sai lầm khi dùng miếng dán hạ sốt cho bé  469

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, nhiều bậc cha mẹ thường dùng miếng dán hạ sốt cho con vì cho rằng đây không phải là thuốc nên an toàn và không có tác dụng phụ như các loại kháng sinh có thể gây ra.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi chăm sóc bé tiêu chảy  465

 8/22/2020  | 

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất phổ biến tại các phòng khám Nhi. Tuy bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website