Chăm sóc bé bị chàm sữa

 8/23/2020 |  Admin   506 lượt xem

(nuoitre.com) - Bệnh chàm sữa không lây, dễ tái phát. Khi bị bệnh, bé cần được chăm sóc đầy đủ, sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, dinh dưỡng hợp lý.

be-bi-cham-sua.jpeg


Cả tuần nay, trên hai má bé Bum, 9 tháng tuổi (Minh Khai, Hà Nội) xuất hiện những đám da nổi mẩn đỏ, rồi có mụn nước, khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc liên tục. Mua thuốc về bôi cho bé 3 ngày mà không đỡ, chị Hoa (mẹ Bum) lo lắng, đưa bé đi khám thì được bác sĩ cho biết bé bị chàm sữa.

Theo BS.CK1 Phạm Thị Thục, nguyên Trưởng phòng khám Nhi, BV Bạch Mai, chàm sữa là hiện tượng viêm da thường gặp ở các bé. Bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn phải thực phẩm gây dị ứng, chỉ đến khi 2 tuổi, bé mới “đỡ” mắc bệnh hơn.

Bệnh chàm sữa thường xảy ra đối với những bé có tiền sử bản thân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh không lây nhưng lại gây khó chịu, khiến bé quấy khóc, khó ngủ, lười ăn. Vị trí da bị chàm sữa thường ở hai bên má, da đầu, trán, khi nặng sẽ lan xuống dưới cánh tay, khuỷu tay, thân…

Khi bị chàm sữa, ban đầu, trên hai má bé xuất hiện những mảng ban hồng, sẩn, rồi lan rộng và trở thành những mụn nước nhỏ li ti, có chỗ tróc vảy, sau đó vỡ ra, chảy nước khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, gãi liên tục.

Thực phẩm, môi trường sống, hóa mỹ phẩm, khí hậu,… chính là những yếu tố có thể gây bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, nếu bé hoặc người trong gia đình có cơ địa dị ứng hay bé đã từng bị chàm sữa, cha mẹ hãy chú ý để hạn chế tối đa các nguy cơ cho bé.

BS Thục cho biết, thông thường, để điều trị, các bác sĩ thường không kê kháng sinh mà chỉ cho bé sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như hồ nước, khi cần thiết có thể dùng thêm những dung dịch giữ ẩm và chống viêm cho da.


cham-sua.jpg


Chăm sóc tại nhà là việc làm quan trọng để giúp bé lành bệnh. BS Thục khuyến cáo cha mẹ không nên cho bé tiếp xúc với những chất tẩy rửa mạnh, gây kích ứng da như xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy… Bé cần được mặc quần áo đủ rộng, thoáng mát, thấm mồ hôi, tránh những loại chất liệu như bông, len… Môi trường sống, nhà cửa cũng cần thông thoáng, sạch sẽ, tránh bụi bặm, khói thuốc, cũng như không để thú nuôi trong nhà. Dinh dưỡng cho bé cũng cần phải đầy đủ, đa dạng, nhưng tránh những thực phẩm gây nguy cơ dị ứng như hải sản, trứng, thịt bò, thịt gà, thực phẩm lên men… Bé hay gãi khiến các mụn nước vỡ ra, làm bệnh nặng hơn nên cha mẹ cần cắt móng tay cho bé. Trong quá trình bé bị bệnh, cha mẹ cũng không nên cho bé tiêm phòng để tránh làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, bé vẫn cần được tắm rửa hằng ngày (không nên tắm lâu), có thể sử dụng những dung dịch sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH trung tính, thích hợp riêng cho da bị chàm.

Mai Huy

liên quan

Cảnh giác với những biến chứng của viêm họng!  485

 8/23/2020  | 

Nhiều cha mẹ chủ quan, coi viêm họng là một “bệnh thường tình” của các bé mà ít để ý đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh  504

 8/23/2020  | 

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.500 bé sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó cần phải phẫu thuật là 4.000 ca. Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Chăm sóc tốt là một trong những điều kiện quan trọng để phẫu thuật cho bé.

Xem chi tiết 

Bệnh thường gặp ở bé trong những ngày Tết  466

 8/23/2020  | 

Trong những ngày Tết, bé hay mắc một số bệnh thường gặp. Mẹ cần biết để đề phòng và chuẩn bị chu đáo những chăm sóc cần thiết cho bé nhé!

Xem chi tiết 

Trị ho đàm cho bé không dùng thuốc  542

 8/23/2020  | 

Ngoại trừ ho, khó thở trong bệnh lý dị ứng như hen suyễn, ho là một phản xạ tốt để cơ thể bảo vệ đường hô hấp, nhất là ở các bé, khi bé bị viêm nhiễm có tăng tiết đàm nhớt.

Xem chi tiết 

Sử dụng tã, bỉm đúng cách để bé không bị viêm da  522

 8/22/2020  | 

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng hoặc không đúng cách, bé có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây viêm, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Thế nào là táo bón?  494

 8/22/2020  | 

Các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn trong khi đi tiêu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó, nếu bé cho ra phân mềm chỉ sau vài phút rặn thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

Xem chi tiết 

Tác hại khi bé bị nhiễm khuẩn hô hấp  519

 8/22/2020  | 

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh mà các bé thường dễ mắc phải nhất, trung bình một bé phải đến thăm bác sĩ khoảng 1 lần/tháng vì bị nhiễm khuẩn hô hấp. Vậy bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh gì?

Xem chi tiết 

Sai lầm khi dùng miếng dán hạ sốt cho bé  469

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, nhiều bậc cha mẹ thường dùng miếng dán hạ sốt cho con vì cho rằng đây không phải là thuốc nên an toàn và không có tác dụng phụ như các loại kháng sinh có thể gây ra.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi chăm sóc bé tiêu chảy  465

 8/22/2020  | 

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất phổ biến tại các phòng khám Nhi. Tuy bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Tại sao miệng bé hôi?  482

 8/23/2020  | 

Các bé bị hôi miệng một phần do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, còn phần lớn là do những nguyên nhân bệnh lý mà rất nhiều bố mẹ không biết. Dựa vào mùi phát ra từ hởi thở của bé, bạn có thể biết được nguyên nhân, từ đó biết cách chữa trị cho bé.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh não – màng não hiệu quả  506

 8/22/2020  | 

Đa số các bệnh não - màng não là những bệnh nặng, dễ gây tử vong và để lại di chứng lâu dài dù đã được điều trị.

Xem chi tiết 

Những loại lá chữa ho cực nhanh và an toàn cho trẻ  464

 8/22/2020  | 

Khi trẻ mới bị ho các mẹ nên dùng những loại lá này để chữa ho cho con thay vì vội vàng cho con uống thuốc.

Xem chi tiết 

Những bài thuốc trị ho hữu hiệu bằng thảo dược  469

 8/22/2020  | 

Đông y có nhiều loại thảo dược có chất kháng sinh, hạ sốt, dịu thần kinh, chống dị ứng để trị ho cho bé. Nhiều bài thuốc trị ho từ thảo dược đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu quả.

Xem chi tiết 

Nong bao quy đầu  469

 8/23/2020  | 

Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Xem chi tiết 

Sốt phát ban  460

 8/23/2020  | 

Bệnh sốt phát ban lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Xem chi tiết 

Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm cho bé  485

 8/22/2020  | 

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho, mẹ chớ nên cho trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.

Xem chi tiết 

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota đe dọa bé  461

 8/23/2020  | 

Vi-rút Rota, tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất ở các bé, là loại vi-rút siêu vi, có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể tử vong.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị sốt  515

 8/22/2020  | 

Sốt là một trong những triệu trứng thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ta có thể nhận biết bé sốt một cách dễ dàng: mắt và má bé hồng hào, mắt mất đi vẻ tinh nhanh. Sờ trán, chân tay bé thấy nóng rực, đo nhiệt độ cơ thể bé cho phép ta xác định và đánh giá mức độ sốt.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị nghẹt mũi?  438

 8/22/2020  | 

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Xem chi tiết 

Viêm họng cấp - Biến chứng vô cùng nguy hiểm!  439

 8/23/2020  | 

Viêm họng là bệnh rất thường gặp ở các bé do nhiều tác nhân gây ra như siêu vi (chiếm khoảng 70%), vi khuẩn (chiếm 15 – 30%), trào ngược dạ dày thực quản, dị vật, hóa chất, khói thuốc lá, khói xe hơi, bụi bặm…

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website