Hiểu rõ về căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi

 8/23/2020 |  Admin   384 lượt xem

(nuoitre.com) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính, hằng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu bé cần phải nhập viện.

 

Hiểu rõ về căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi
“Hung thần” với của bé

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bé dưới 5 tuổi có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5-8 lần/năm. Trong phần lớn trường hợp, bé có thể tự khỏi trong vòng 10-14 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khoảng 1/4 các trường hợp, bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi và cần phải được điều trị cẩn thận để tránh biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
 
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính, hằng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu bé cần phải nhập viện. Dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo số liệu gần đây của UNICEF và WHO, viêm phổi đã giết chết 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong của AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 4.300 bé tử vong do viêm phổi, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 bé tử vong do viêm phổi.
 
Riêng tại Việt Nam, hằng năm có khoảng 2,9 triệu lượt bé mắc viêm phổi và do vậy, nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng bé mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới. Hằng năm vẫn có khoảng 4.000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi.
 
Như thế, đúng như nhận định của các chuyên gia, viêm phổi chính là “hung thần” hằng ngày đe dọa trẻ em ở các nước đang phát triển.
Hiểu rõ về căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi

 

 
Đừng để quá muộn

Việc phát hiện và điều trị sớm viêm phổi có thể giúp chúng ta ngăn chặn kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này. Không chỉ trông chờ hoàn toàn vào các bác sĩ mà mỗi bậc cha mẹ tự mình cũng có thể góp phần thực hiện được điều này.
 
Trong thực tế, khi bé ho, 3 câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra và có thể tự tìm thấy câu trả lời ngay tại nhà là:
 
Làm thế nào để phát hiện thật sớm là bé bị viêm phổi?
Dựa theo các công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, WHO đã thấy rằng: Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi bé bị viêm phổi. Đây cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng đồng hồ có kim giây. Cha mẹ có thể đếm được nhịp thở của bé trong trọn một phút để xem bé có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi nhịp thở của bé từ 60 lần/phút trở lên (bé dưới 2 tháng), từ 50 lần /phút trở lên (bé từ 2- 11 tháng) và từ 40 lần /phút trở lên (bé từ 12 tháng đến 5 tuổi). Khi thở nhanh, bé đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.

Khi nào bé đã bị viêm phổi nặng, cần nhập viện?
Đó là khi bé có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực, nghĩa là khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực của bé sẽ bị lõm vào thay vì nở ra như bình thường. Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, cha mẹ cần vén áo bé cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng bé, quan sát khi bé nằm yên, không bú, không khóc.

Khi nào cần cho bé đi cấp cứu ngay:
Đó là khi bé có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Bé dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém (bú ít hơn 1/2 lượng sữa bình thường vẫn bú), co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè.
- Bé từ 2 tháng - 5 tuổi: không thể uống được gì, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở có tiếng rít.
Đây là các dấu hiệu cho biết có thể bé đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống.

ThS.BS. Thầy thuốc ưu tú Trần Anh Tuấn
Trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)

liên quan

Các nguyên nhân khiến bé bị sốt  360

 8/22/2020  | 

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây sốt nên để được "bắt đúng bệnh", bé cần được thăm khám và xét nghiệm máu.

Xem chi tiết 

Bé bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?  523

 8/22/2020  | 

Khi bé ho, có một số thực phẩm cần được kiêng như thực phẩm để lạnh, thực phẩm tanh để không làm triệu chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, cũng có những món ăn, đồ uống giúp bé trị ho một cách hiệu quả.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng với chứng đau bụng ở bé  372

 8/23/2020  | 

Đau bụng ở bé rất khó chẩn đoán, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi. Vì vậy, cần theo dõi kỹ từng tiếng khóc, động thái, tư thế, sự thay đổi màu sắc của da và niêm mạc, theo dõi chất nôn, theo dõi phân, đồng thời phải kết hợp với khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm mới đưa ra chẩn đoán đúng.

Xem chi tiết 

9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu  398

 8/22/2020  | 

Một số mẹo nhỏ tự làm tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có trong bếp sau sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, hãy cho bé đi gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

10 mẹo hạ sốt nhanh cho bé   472

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, mẹ nên nhanh chóng áp dụng một vài mẹo dưới đây để hạ bớt nhiệt độ cho bé mà không cần dùng đến thuốc tây y hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

"Mùa" của bệnh cảm cúm và cách ngăn ngừa cho bé  389

 8/22/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa, thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

Có cần cắt amiđan cho bé?  430

 8/23/2020  | 

Nhiều bé hay bị sốt, ho, khi đi khám được các bác sĩ chẩn đoán là viêm amiđan khiến cha mẹ lo lắng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé viêm phổi tại nhà  358

 8/23/2020  | 

Khi bị viêm phổi, bé không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh  417

 8/23/2020  | 

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.500 bé sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó cần phải phẫu thuật là 4.000 ca. Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Chăm sóc tốt là một trong những điều kiện quan trọng để phẫu thuật cho bé.

Xem chi tiết 

Tại sao bé đầy bụng, chán ăn sau Tết?  398

 8/23/2020  | 

Quan niệm Tết đến là nhà phải đầy ắp thức ăn để trong năm không thiếu thốn đôi khi lại làm hại bao tử của bé. Đến khi Tết đã qua mà bé đầy bụng, chán ăn thì bạn mới xót xa, tìm cách chữa trị.

Xem chi tiết 

Tại sao miệng bé hôi?  411

 8/23/2020  | 

Các bé bị hôi miệng một phần do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, còn phần lớn là do những nguyên nhân bệnh lý mà rất nhiều bố mẹ không biết. Dựa vào mùi phát ra từ hởi thở của bé, bạn có thể biết được nguyên nhân, từ đó biết cách chữa trị cho bé.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị chàm sữa  429

 8/23/2020  | 

Bệnh chàm sữa không lây, dễ tái phát. Khi bị bệnh, bé cần được chăm sóc đầy đủ, sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, dinh dưỡng hợp lý.

Xem chi tiết 

Cảnh giác với những biến chứng của viêm họng!  407

 8/23/2020  | 

Nhiều cha mẹ chủ quan, coi viêm họng là một “bệnh thường tình” của các bé mà ít để ý đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem chi tiết 

Bệnh thường gặp ở bé trong những ngày Tết  383

 8/23/2020  | 

Trong những ngày Tết, bé hay mắc một số bệnh thường gặp. Mẹ cần biết để đề phòng và chuẩn bị chu đáo những chăm sóc cần thiết cho bé nhé!

Xem chi tiết 

Nong bao quy đầu  384

 8/23/2020  | 

Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Xem chi tiết 

Sốt phát ban  381

 8/23/2020  | 

Bệnh sốt phát ban lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Xem chi tiết 

Trị ho đàm cho bé không dùng thuốc  454

 8/23/2020  | 

Ngoại trừ ho, khó thở trong bệnh lý dị ứng như hen suyễn, ho là một phản xạ tốt để cơ thể bảo vệ đường hô hấp, nhất là ở các bé, khi bé bị viêm nhiễm có tăng tiết đàm nhớt.

Xem chi tiết 

Sử dụng tã, bỉm đúng cách để bé không bị viêm da  440

 8/22/2020  | 

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng hoặc không đúng cách, bé có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây viêm, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Thế nào là táo bón?  412

 8/22/2020  | 

Các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn trong khi đi tiêu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó, nếu bé cho ra phân mềm chỉ sau vài phút rặn thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

Xem chi tiết 

Tác hại khi bé bị nhiễm khuẩn hô hấp  445

 8/22/2020  | 

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh mà các bé thường dễ mắc phải nhất, trung bình một bé phải đến thăm bác sĩ khoảng 1 lần/tháng vì bị nhiễm khuẩn hô hấp. Vậy bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh gì?

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website