Nhiễm giun

 8/23/2020 |  Admin   566 lượt xem

(nuoitre.com) - Triệu chứng chung khi trẻ nhiễm giun thường là dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nhưng tùy loại ký sinh trùng sẽ gây ra những triệu chứng riêng biệt khác nhau.

Ở Việt Nam, thống kê của Viện Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hà Nội cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa cao hơn giun kim ( 94,52 % so với 52,23 % ở trẻ khoảng 10 tuổi). Trong khi giun kim thường gặp hơn ở trẻ dưới 5 tuổi. Đôi khi cũng có những trường hợp nhiễm nhiều ký sinh trùng trên cùng một trẻ như giun đũa, giun móc, giun kim…
 
Triệu chứng chung khi trẻ nhiễm giun thường là dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nhưng tùy loại ký sinh trùng sẽ gây ra những triệu chứng riêng biệt khác nhau.
Nhiễm giun

 


Đường lây: chủ yếu qua đường miệng và đường ăn uống nấu không chín (giun đũa, giun kim, giun tóc…), qua da ( giun móc, giun lươn). Ngoài ra, tuỳ vùng sinh sống và điều kiện sống, trẻ có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng nào thường hơn.
 
Giun đũa
Thường gặp ở nước ta, tỉ lệ nhiễm ở các tỉnh phía Bắc cao hơn các tỉnh phía Nam. Giun đũa có thể gây nên các biểu hiện sau: trẻ lừ đừ, xanh xao, ăn kém ngon, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy đôi khi tiêu phân mỡ, nổi mề đay, ho đàm có lẫn máu. Khi có nhiều ấu trùng vào phế nang và phế quản có thể gây nên viêm phế quản, viêm phổi.
Điều trị: 
- Trẻ > 12 tháng tuổi: Mebendazole (Vermox) viên 100mg, sáng 1 viên, chiều 1 viên, 3 ngày liên tiếp. Hoặc Mebendazole (Fugacar) 1 viên 500mg liều duy nhất. 
- Trẻ <12 tháng hay > 12 tháng tuổi: Pyrantel pamoate (Combantrin, Helmintox) viên 125mg, 11mg/1kg liều duy nhất (tối đa 1g).  
 
Giun kim

Lứa tuổi nhiễm nhiều nhất là 3 – 7 tuổi, đặc biệt là trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ. Bệnh nhiễm giun kim mang tính chất gia đình. Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, thức giấc nửa đêm, khóc đêm, đái dầm, ngủ nghiến răng, đôi khi tiêu phân lỏng do buổi tối giun bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.

Nếu trẻ dùng tay gãi, trứng giun dính vào móng tay và khi cầm thức ăn sẽ gây tái nhiễm.
Điều trị: 
- Trẻ > 12 tháng tuổi: Mebendazole (Fugacar) viên 500mg, 1 viên liều duy nhất, lặp lại sau 2 tuần. 
- Trẻ < 12 tháng hay > 12 tháng tuổi: Pyrantel pamoate (Combantrin, Helmintox) viên 125mg, 11mg/kg liều duy nhất (tối đa 1g), lặp lại sau 2 tuần.  Hoặc Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên liều duy nhất, lặp lại sau 2 tuần. Điều trị cho cả gia đình vì rất dễ lây lan và tái nhiễm.
Nhiễm giun

 

 
Giun móc – giun lươn

Trẻ bệnh thường có các triệu chứng đau bụng, kém ăn, nổi mụn nước hay ửng đỏ ngoài da nơi ấu trùng xâm nhập, đôi khi gây ra biểu hiện ở phổi như ho đàm có thể lẫn máu, xanh xao, thiếu máu…
Điều trị: 
- Trẻ > 12 tháng tuổi: Mebendazole (Vermox) viên 100mg, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống 3 ngày liên tiếp, lặp lại sau 2 tuần. Hoặc Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên liều duy nhất.
- Trẻ < 12 tháng hay > 12 tháng tuổi: Pyrantel pamoate (Combantrin, Helmintox) viên 125mg, 20mg/kg/ngày, uống 3 ngày liên tiếp.
Nếu trẻ xanh xao nhiều, cần tham khảo thêm ý kiến của BS chuyên khoa để được điều trị kịp thời vì trẻ bị nhiễm giun móc hay bị thiếu máu thiếu sắt kèm theo. 
 
Giun tóc

Khi trẻ nhiễm giun tóc thường có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá không đáng kể nhưng đôi khi có biểu hiện xuất huyết trực tràng và sa trực tràng.
Điều trị: (tương tự Giun đũa).
 
BS CKI. Võ Thị Vân – Khoa Tiêu hoá - BV Nhi Đồng 2
BS CKII. Phạm Thị Ngọc Tuyết – Khoa Tiêu hoá 2 – BV Nhi Đồng 2

liên quan

"Mùa" của bệnh cảm cúm và cách ngăn ngừa cho bé  589

 8/22/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa, thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

10 mẹo hạ sốt nhanh cho bé   670

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, mẹ nên nhanh chóng áp dụng một vài mẹo dưới đây để hạ bớt nhiệt độ cho bé mà không cần dùng đến thuốc tây y hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu  599

 8/22/2020  | 

Một số mẹo nhỏ tự làm tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có trong bếp sau sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, hãy cho bé đi gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

Bé bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?  758

 8/22/2020  | 

Khi bé ho, có một số thực phẩm cần được kiêng như thực phẩm để lạnh, thực phẩm tanh để không làm triệu chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, cũng có những món ăn, đồ uống giúp bé trị ho một cách hiệu quả.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị sốt  645

 8/22/2020  | 

Sốt là một trong những triệu trứng thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ta có thể nhận biết bé sốt một cách dễ dàng: mắt và má bé hồng hào, mắt mất đi vẻ tinh nhanh. Sờ trán, chân tay bé thấy nóng rực, đo nhiệt độ cơ thể bé cho phép ta xác định và đánh giá mức độ sốt.

Xem chi tiết 

Sử dụng tã, bỉm đúng cách để bé không bị viêm da  651

 8/22/2020  | 

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng hoặc không đúng cách, bé có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây viêm, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh  618

 8/23/2020  | 

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.500 bé sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó cần phải phẫu thuật là 4.000 ca. Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Chăm sóc tốt là một trong những điều kiện quan trọng để phẫu thuật cho bé.

Xem chi tiết 

Hen Phế Quản Và Cách Chăm Sóc  576

 8/23/2020  | 

Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tỷ lệ các bé mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn. Thế nhưng, trên thực tế, việc chẩn đoán bệnh lắm khi bị chậm trễ, nhất là ở bé dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị, khiến bé thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Xem chi tiết 

Hậu quả khi bé béo phì  646

 8/23/2020  | 

Tỷ lệ các bé béo phì ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng đáng báo động bởi béo phì còn nguy hiểm và khó chữa trị hơn so với suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bé bị bệnh béo phì thường phải gánh chịu những ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xem chi tiết 

Tại sao bé đầy bụng, chán ăn sau Tết?  575

 8/23/2020  | 

Quan niệm Tết đến là nhà phải đầy ắp thức ăn để trong năm không thiếu thốn đôi khi lại làm hại bao tử của bé. Đến khi Tết đã qua mà bé đầy bụng, chán ăn thì bạn mới xót xa, tìm cách chữa trị.

Xem chi tiết 

Tại sao miệng bé hôi?  597

 8/23/2020  | 

Các bé bị hôi miệng một phần do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, còn phần lớn là do những nguyên nhân bệnh lý mà rất nhiều bố mẹ không biết. Dựa vào mùi phát ra từ hởi thở của bé, bạn có thể biết được nguyên nhân, từ đó biết cách chữa trị cho bé.

Xem chi tiết 

Cha mẹ cần làm gì để bé hết nôn trớ?  551

 8/23/2020  | 

Nôn trớ là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì biểu hiện nôn trớ càng nhiều. Đó chính là tình trạng các chất chứa đựng trong dạ dày (như thức ăn, dịch dạ dày, dịch mật…) bị tống ra ngoài theo đường miệng.

Xem chi tiết 

Dị ứng da mề đay   535

 8/23/2020  | 

Để xử trí tình trạng bé quá ngứa ngáy, khó chịu khi bị nổi mề đay, các bà mẹ có thể dùng dấm thanh pha với nước ấm để lau hay tắm cho bé.

Xem chi tiết 

Nong bao quy đầu  590

 8/23/2020  | 

Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Xem chi tiết 

Sốt phát ban  584

 8/23/2020  | 

Bệnh sốt phát ban lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng với chứng đau bụng ở bé  565

 8/23/2020  | 

Đau bụng ở bé rất khó chẩn đoán, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi. Vì vậy, cần theo dõi kỹ từng tiếng khóc, động thái, tư thế, sự thay đổi màu sắc của da và niêm mạc, theo dõi chất nôn, theo dõi phân, đồng thời phải kết hợp với khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm mới đưa ra chẩn đoán đúng.

Xem chi tiết 

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota đe dọa bé  577

 8/23/2020  | 

Vi-rút Rota, tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất ở các bé, là loại vi-rút siêu vi, có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể tử vong.

Xem chi tiết 

Theo dõi phân của bé để phát hiện bệnh kịp thời  547

 8/23/2020  | 

Tình trạng sức khỏe của bé, ngoài những dấu hiệu thường thấy còn được thể hiện qua phân mà bé thải ra. Để phát hiện kịp thời những thay đổi và bệnh lý trong cơ thể bé, cha mẹ nên theo dõi việc đi tiêu của bé hằng ngày.

Xem chi tiết 

Có cần cắt amiđan cho bé?  626

 8/23/2020  | 

Nhiều bé hay bị sốt, ho, khi đi khám được các bác sĩ chẩn đoán là viêm amiđan khiến cha mẹ lo lắng.

Xem chi tiết 

Viêm họng cấp - Biến chứng vô cùng nguy hiểm!  552

 8/23/2020  | 

Viêm họng là bệnh rất thường gặp ở các bé do nhiều tác nhân gây ra như siêu vi (chiếm khoảng 70%), vi khuẩn (chiếm 15 – 30%), trào ngược dạ dày thực quản, dị vật, hóa chất, khói thuốc lá, khói xe hơi, bụi bặm…

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website