Tại sao bé đầy bụng, chán ăn sau Tết?

 8/23/2020 |  Admin   390 lượt xem

(nuoitre.com) - Quan niệm Tết đến là nhà phải đầy ắp thức ăn để trong năm không thiếu thốn đôi khi lại làm hại bao tử của bé. Đến khi Tết đã qua mà bé đầy bụng, chán ăn thì bạn mới xót xa, tìm cách chữa trị.

Bé ăn nhiều bánh kẹo không tốt
Bánh kẹo thực chất chỉ cung cấp năng lượng, trong khi đó, các chất dinh dưỡng quan trọng để bé phát triển như chất đạm, vitamin và chất khoáng lại hầu như không có. Không những thế, chất ngọt trong bánh kẹo còn làm bé đầy bụng, chán ăn những thức ăn khác. Về mặt năng lượng, 1 g đường chỉ có 4 kcal, bằng gần 1/2 so với 1 g mỡ. Vì vậy, bất kỳ lúc nào cũng cần kiểm soát số lượng bánh kẹo nạp vào cơ thể bé.
 

 

be-day-bung.jpg

Có phải bé bị táo bón?
Đầy bụng, chán ăn chỉ là một trong những biểu hiện thường thấy của bé bị táo bón. Nếu quan sát thấy bé đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng, thành viên hoặc đóng khối to thì có thể bé bị táo bón.
 
Trị táo bón cho bé thế nào?
Nếu bé không có bất kỳ bệnh lý nào khác ngoài táo bón thì quá trình điều trị gồm các phần sau: tháo phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện) - duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tùy táo bón đã lâu hay mới) - điều chỉnh hành vi và lối sống (tập thói quen đi tiêu tốt, chế độ ăn uống cân bằng…).
 
Với những bé dưới 6 tháng, cho bé bú mẹ hoàn toàn, không cần uống nước, nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100-200ml nước/ngày. Bé bắt đầu ăn dặm, từ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày. Bé 1-3 tuổi uống 500-600ml nước/ngày. Bé 3-5 tuổi uống 1.000ml nước/ngày. Bé lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1.500 – 2.000ml nước/ngày.
 
Đối với bé đã ăn dặm, nên cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín. Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau và củ khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho bé thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với bé lớn, không nên cho ăn nhiều bánh kẹo ngọt, các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, uống nước có gas, cà phê,...


dau-bung.jpg

 
Bạn có thể tác động bên ngoài cho bé dưới 1 tuổi bằng cách xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích, làm tăng nhu động ruột. Với bé lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho bé chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
 
Nhìn chung, nên tập cho bé đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian bé không vội vã, tốt nhất là sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, tránh bắt bé ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.
 
Khi hết táo bón, bé sẽ hết cảm giác sợ ăn. Vì thế, bạn hãy kiên trì trị táo bón cho bé.
 
BS. Hoàng Lê Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi đồng 1, TP.HCM

liên quan

"Mùa" của bệnh cảm cúm và cách ngăn ngừa cho bé  379

 8/22/2020  | 

Cảm cúm là một bệnh gây bởi vi-rút tấn công đường hô hấp. Các đợt dịch cúm thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa mưa, thời tiết ẩm thấp khó ở.

Xem chi tiết 

10 mẹo hạ sốt nhanh cho bé   465

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, mẹ nên nhanh chóng áp dụng một vài mẹo dưới đây để hạ bớt nhiệt độ cho bé mà không cần dùng đến thuốc tây y hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu  387

 8/22/2020  | 

Một số mẹo nhỏ tự làm tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có trong bếp sau sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, hãy cho bé đi gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

Bé bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?  516

 8/22/2020  | 

Khi bé ho, có một số thực phẩm cần được kiêng như thực phẩm để lạnh, thực phẩm tanh để không làm triệu chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, cũng có những món ăn, đồ uống giúp bé trị ho một cách hiệu quả.

Xem chi tiết 

Các nguyên nhân khiến bé bị sốt  350

 8/22/2020  | 

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây sốt nên để được "bắt đúng bệnh", bé cần được thăm khám và xét nghiệm máu.

Xem chi tiết 

Dùng sữa mẹ chữa bệnh cho trẻ như thế nào?  372

 8/22/2020  | 

Với trẻ nhỏ, sữa mẹ có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị méo, lép đầu?  410

 8/22/2020  | 

Một người mẹ trẻ bế đứa bé 3 tháng tuổi tới khám và hỏi rằng: "Bác sĩ ơi, đầu bé nhà em bị méo phía bên phải rất nhiều…, không biết có ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ sau này không ạ?"

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị nghẹt mũi?  354

 8/22/2020  | 

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị sốt  421

 8/22/2020  | 

Sốt là một trong những triệu trứng thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ta có thể nhận biết bé sốt một cách dễ dàng: mắt và má bé hồng hào, mắt mất đi vẻ tinh nhanh. Sờ trán, chân tay bé thấy nóng rực, đo nhiệt độ cơ thể bé cho phép ta xác định và đánh giá mức độ sốt.

Xem chi tiết 

Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm cho bé  392

 8/22/2020  | 

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho, mẹ chớ nên cho trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.

Xem chi tiết 

Những bài thuốc trị ho hữu hiệu bằng thảo dược  380

 8/22/2020  | 

Đông y có nhiều loại thảo dược có chất kháng sinh, hạ sốt, dịu thần kinh, chống dị ứng để trị ho cho bé. Nhiều bài thuốc trị ho từ thảo dược đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu quả.

Xem chi tiết 

Những loại lá chữa ho cực nhanh và an toàn cho trẻ  370

 8/22/2020  | 

Khi trẻ mới bị ho các mẹ nên dùng những loại lá này để chữa ho cho con thay vì vội vàng cho con uống thuốc.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh não – màng não hiệu quả  411

 8/22/2020  | 

Đa số các bệnh não - màng não là những bệnh nặng, dễ gây tử vong và để lại di chứng lâu dài dù đã được điều trị.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi chăm sóc bé tiêu chảy  371

 8/22/2020  | 

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất phổ biến tại các phòng khám Nhi. Tuy bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi dùng miếng dán hạ sốt cho bé  387

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, nhiều bậc cha mẹ thường dùng miếng dán hạ sốt cho con vì cho rằng đây không phải là thuốc nên an toàn và không có tác dụng phụ như các loại kháng sinh có thể gây ra.

Xem chi tiết 

Tác hại khi bé bị nhiễm khuẩn hô hấp  434

 8/22/2020  | 

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh mà các bé thường dễ mắc phải nhất, trung bình một bé phải đến thăm bác sĩ khoảng 1 lần/tháng vì bị nhiễm khuẩn hô hấp. Vậy bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh gì?

Xem chi tiết 

Thế nào là táo bón?  405

 8/22/2020  | 

Các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn trong khi đi tiêu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó, nếu bé cho ra phân mềm chỉ sau vài phút rặn thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

Xem chi tiết 

Sử dụng tã, bỉm đúng cách để bé không bị viêm da  431

 8/22/2020  | 

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng hoặc không đúng cách, bé có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây viêm, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Trị ho đàm cho bé không dùng thuốc  446

 8/23/2020  | 

Ngoại trừ ho, khó thở trong bệnh lý dị ứng như hen suyễn, ho là một phản xạ tốt để cơ thể bảo vệ đường hô hấp, nhất là ở các bé, khi bé bị viêm nhiễm có tăng tiết đàm nhớt.

Xem chi tiết 

Bệnh thường gặp ở bé trong những ngày Tết  374

 8/23/2020  | 

Trong những ngày Tết, bé hay mắc một số bệnh thường gặp. Mẹ cần biết để đề phòng và chuẩn bị chu đáo những chăm sóc cần thiết cho bé nhé!

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website