Theo dõi phân của bé để phát hiện bệnh kịp thời

 8/23/2020 |  Admin   357 lượt xem

(nuoitre.com) - Tình trạng sức khỏe của bé, ngoài những dấu hiệu thường thấy còn được thể hiện qua phân mà bé thải ra. Để phát hiện kịp thời những thay đổi và bệnh lý trong cơ thể bé, cha mẹ nên theo dõi việc đi tiêu của bé hằng ngày.

Dựa trên số lần đi tiêu, kích thước, độ đặc và màu sắc của phân cùng các triệu chứng đi kèm, cha mẹ có thể phát hiện kịp thời bệnh của bé.


be-ngoi-bo1.jpg
 

- Đối với bé sơ sinh, nếu không đi tiêu phân su trong vòng 48 giờ, cần phải mang bé đi khám ngay.
- Nếu phân nhỏ như lõi bút chì: Có thể bé bị hẹp hậu môn (đối với các bé nhỏ), hoặc u bướu chèn ép (đối với bé lớn).
- Phân khô, cứng: bé bị táo bón.
- Phân màu xanh sẫm, hơi nhầy: bé đang bị rối loạn tiêu hóa.
- Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi tiêu nhiều lần/ngày: có thể bé bị lạnh bụng.
- Phân lỏng toàn nước và đi tiêu quá nhiều lần/ngày: Bé bị ngộ độc thức ăn hoặc tiêu chảy.
- Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tả.
- Nếu phân bạc màu, hoặc màu vàng nhạt hay trắng như phân cò, trắng như phấn: có thể bé bị tắc mật hoặc viêm gan, u mật nặng. Cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu da bé vàng, đi tiêu phân trắng, dù bé bụ bẫm và tăng cân tốt, có thể bé bị teo đường mật, cần phải mổ sớm trước 3 tháng tuổi.
- Phân đen như hắc ín hoặc nhựa đường kèm mùi hôi, khắm: bé bị xuất huyết, chảy máu đường tiêu hóa.
- Tiêu ra máu đỏ tươi:
+ Nếu bé rặn, tiêu ra phân lớn, cứng, có kèm hoặc không kèm đau hậu môn, máu chảy ra sau phân hoặc bao xung quanh phân, hoặc nằm phủ trên bãi phân: bé bị nứt hậu môn do táo bón. Cha mẹ cần vệ sinh vết nứt (không vạch ra xem nhiều lần) để vết nứt tự lành.
+ Nếu máu trộn lẫn với phân hoặc ra sau phân nhưng phân mềm, bé không phải gắng sức khi đi tiêu: bé mắc bệnh polyp hoặc u đường ruột.
+ Nếu bé tiêu phân lỏng có kèm máu (tiêu đàm máu): bé bị bệnh kiết lỵ, phải đi khám để bác sĩ kê thuốc kháng sinh thích hợp.
 
BS Lê Hoàng Phúc
Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi đồng 1, TP.HCM

liên quan

Bé bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?  516

 8/22/2020  | 

Khi bé ho, có một số thực phẩm cần được kiêng như thực phẩm để lạnh, thực phẩm tanh để không làm triệu chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, cũng có những món ăn, đồ uống giúp bé trị ho một cách hiệu quả.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng với chứng đau bụng ở bé  364

 8/23/2020  | 

Đau bụng ở bé rất khó chẩn đoán, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi. Vì vậy, cần theo dõi kỹ từng tiếng khóc, động thái, tư thế, sự thay đổi màu sắc của da và niêm mạc, theo dõi chất nôn, theo dõi phân, đồng thời phải kết hợp với khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm mới đưa ra chẩn đoán đúng.

Xem chi tiết 

9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu  388

 8/22/2020  | 

Một số mẹo nhỏ tự làm tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có trong bếp sau sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, hãy cho bé đi gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 

Có cần cắt amiđan cho bé?  419

 8/23/2020  | 

Nhiều bé hay bị sốt, ho, khi đi khám được các bác sĩ chẩn đoán là viêm amiđan khiến cha mẹ lo lắng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé viêm phổi tại nhà  350

 8/23/2020  | 

Khi bị viêm phổi, bé không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh  410

 8/23/2020  | 

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.500 bé sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó cần phải phẫu thuật là 4.000 ca. Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Chăm sóc tốt là một trong những điều kiện quan trọng để phẫu thuật cho bé.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị chàm sữa  421

 8/23/2020  | 

Bệnh chàm sữa không lây, dễ tái phát. Khi bị bệnh, bé cần được chăm sóc đầy đủ, sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, dinh dưỡng hợp lý.

Xem chi tiết 

Cảnh giác với những biến chứng của viêm họng!  396

 8/23/2020  | 

Nhiều cha mẹ chủ quan, coi viêm họng là một “bệnh thường tình” của các bé mà ít để ý đến một số biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem chi tiết 

Tại sao bé đầy bụng, chán ăn sau Tết?  390

 8/23/2020  | 

Quan niệm Tết đến là nhà phải đầy ắp thức ăn để trong năm không thiếu thốn đôi khi lại làm hại bao tử của bé. Đến khi Tết đã qua mà bé đầy bụng, chán ăn thì bạn mới xót xa, tìm cách chữa trị.

Xem chi tiết 

Tại sao miệng bé hôi?  401

 8/23/2020  | 

Các bé bị hôi miệng một phần do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, còn phần lớn là do những nguyên nhân bệnh lý mà rất nhiều bố mẹ không biết. Dựa vào mùi phát ra từ hởi thở của bé, bạn có thể biết được nguyên nhân, từ đó biết cách chữa trị cho bé.

Xem chi tiết 

Bệnh thường gặp ở bé trong những ngày Tết  374

 8/23/2020  | 

Trong những ngày Tết, bé hay mắc một số bệnh thường gặp. Mẹ cần biết để đề phòng và chuẩn bị chu đáo những chăm sóc cần thiết cho bé nhé!

Xem chi tiết 

Trị ho đàm cho bé không dùng thuốc  446

 8/23/2020  | 

Ngoại trừ ho, khó thở trong bệnh lý dị ứng như hen suyễn, ho là một phản xạ tốt để cơ thể bảo vệ đường hô hấp, nhất là ở các bé, khi bé bị viêm nhiễm có tăng tiết đàm nhớt.

Xem chi tiết 

Sử dụng tã, bỉm đúng cách để bé không bị viêm da  431

 8/22/2020  | 

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng hoặc không đúng cách, bé có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây viêm, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân.

Xem chi tiết 

Nong bao quy đầu  372

 8/23/2020  | 

Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Xem chi tiết 

Sốt phát ban  375

 8/23/2020  | 

Bệnh sốt phát ban lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Xem chi tiết 

Thế nào là táo bón?  405

 8/22/2020  | 

Các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn trong khi đi tiêu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó, nếu bé cho ra phân mềm chỉ sau vài phút rặn thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

Xem chi tiết 

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota đe dọa bé  373

 8/23/2020  | 

Vi-rút Rota, tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất ở các bé, là loại vi-rút siêu vi, có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể tử vong.

Xem chi tiết 

Tác hại khi bé bị nhiễm khuẩn hô hấp  434

 8/22/2020  | 

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh mà các bé thường dễ mắc phải nhất, trung bình một bé phải đến thăm bác sĩ khoảng 1 lần/tháng vì bị nhiễm khuẩn hô hấp. Vậy bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh gì?

Xem chi tiết 

Sai lầm khi dùng miếng dán hạ sốt cho bé  387

 8/22/2020  | 

Khi bé bị sốt, nhiều bậc cha mẹ thường dùng miếng dán hạ sốt cho con vì cho rằng đây không phải là thuốc nên an toàn và không có tác dụng phụ như các loại kháng sinh có thể gây ra.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi chăm sóc bé tiêu chảy  372

 8/22/2020  | 

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất phổ biến tại các phòng khám Nhi. Tuy bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website