Viêm phế quản ở bé – phòng bệnh và chăm sóc

 8/23/2020 |  Admin   353 lượt xem

(nuoitre.com) - Viêm phế quản (sưng cuống phổi) là viêm nhiễm đường thở dưới, gây kích thích ho nhiều và nếu không được điều trị tích cực, bệnh có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi.

Bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nhất là bé dưới 1 tuổi. Bé ở thành thị cũng như ở các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ mắc bệnh còn cao hơn. Ngoài ra, những bé đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà... cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những bé sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng… khi mắc bệnh thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng thứ hai sau bệnh tiêu chảy.
 

be-ho2.jpg

 
Cần chú ý tăng đề kháng cho bé
Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là vi-rút, nhưng sau đó, bé có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn... Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Hơn nữa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, môi trường ô nhiễm… sẽ khiến bệnh phát sinh.
 
Lưu ý giữ vệ sinh môi trường sống
Viêm phế quản còn có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá. Đa số trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc đều có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính. Vì vậy, cha mẹ cần giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ, không bụi bẩn, không khói thuốc.
 
Không nên để bé bị nhiễm lạnh
Nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ ấm cho bé. Tránh để bé bị nhiễm lạnh, nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm cho bé (ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay). Về mùa lạnh, cần chú ý bố trí giờ chơi, giờ tập luyện ngoài trời cho bé phù hợp với thời tiết trong ngày.

Đừng cấm bé ho
Trong điều trị viêm phế quản, điều quan trọng nhất là giúp bé làm sạch các đường phế quản, nghĩa là giúp bé tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để bé dễ thở hơn. Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ là bé sẽ phải được cho uống nhiều nước và cần phải ho để tống hết đàm nhớt trong người ra ngoài. Cha mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc chống ho khi thấy bé ho quá nhiều.
 
Ở bé quá nhỏ, phản xạ ho không nhiều hoặc động tác ho yếu, không đủ để tống đàm ra sẽ dễ dẫn đến nghẹt đàm. Khi đó, cha mẹ cần phải đưa bé đi tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc đi hút đàm nhớt.
 
Không tự ý dùng kháng sinh
Viêm phế quản là do vi-rút gây nên, đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẫn, và điều này sẽ được bác sĩ chỉ định.


be-uong-thuoc5.jpg
Viêm phế quản là do vi-rút gây nên, đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được. (Ảnh minh họa).

 
Điều trị triệt để các bệnh viêm hô hấp khác
Nguyên nhân gây bệnh ban đầu là do vi-rút, thường thấy ở bé sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho - sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Nếu các bệnh trên không được điều trị cộng với sức đề kháng yếu thì vi-rút có thể lây lan tới hai cuống phổi, làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích bé ho nhiều và thở mệt.
 
Nếu bé có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài 2 - 3 tuần, có thể bé đã bị viêm phế quản. Sau đó, bé bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đàm đục hoặc có màu vàng, xanh. Ngoài sốt, bé có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.
 
Do vậy, để phòng bệnh viêm phế quản cho bé, khi bé bị viêm họng hay viêm mũi, viêm amiđan, VA... cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để điều trị kịp thời và triệt để.
 
Hãy cho bé uống thật nhiều nước
Khi bé bệnh không nên ép bé ăn nhiều, quan trọng nhất là cần uống nhiều nước ấm để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Cho bé ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như súp, cháo.
 

be-uong-nuoc4.jpg


Khi bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, hút mồ hôi tốt. Không nên ủ kín bé hoặc cho bé mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp. Nếu bé sốt cao > 380C thì có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau.
 
Đưa bé đến bệnh viện kịp thời
Nếu bé có biểu hiện thở mệt, thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn tất cả…, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay vì khi đó, bé đang gặp nguy hiểm.
 
Ở bé sơ sinh, nhất là bé đẻ non và bé dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy bé bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, nôn trớ hoặc tiêu chảy, khó thở, có những cơn ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cần cho bé đi bệnh viện ngay.

Tích cực chăm sóc khi bé khỏi bệnh
Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày, bé sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái... rồi khỏi. Sau khi khỏi bệnh, bé vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo (giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh, ưu tiên bồi dưỡng cho bé) để tránh tái phát bệnh.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh
Trưởng khoa Dịch vụ 1, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM)

liên quan

Có cần cắt amiđan cho bé?  431

 8/23/2020  | 

Nhiều bé hay bị sốt, ho, khi đi khám được các bác sĩ chẩn đoán là viêm amiđan khiến cha mẹ lo lắng.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé viêm phổi tại nhà  360

 8/23/2020  | 

Khi bị viêm phổi, bé không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà.

Xem chi tiết 

Cẩn trọng với chứng đau bụng ở bé  373

 8/23/2020  | 

Đau bụng ở bé rất khó chẩn đoán, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi. Vì vậy, cần theo dõi kỹ từng tiếng khóc, động thái, tư thế, sự thay đổi màu sắc của da và niêm mạc, theo dõi chất nôn, theo dõi phân, đồng thời phải kết hợp với khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm mới đưa ra chẩn đoán đúng.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi chăm sóc bé tiêu chảy  383

 8/22/2020  | 

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất phổ biến tại các phòng khám Nhi. Tuy bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Phòng bệnh não – màng não hiệu quả  421

 8/22/2020  | 

Đa số các bệnh não - màng não là những bệnh nặng, dễ gây tử vong và để lại di chứng lâu dài dù đã được điều trị.

Xem chi tiết 

Những loại lá chữa ho cực nhanh và an toàn cho trẻ  381

 8/22/2020  | 

Khi trẻ mới bị ho các mẹ nên dùng những loại lá này để chữa ho cho con thay vì vội vàng cho con uống thuốc.

Xem chi tiết 

Những bài thuốc trị ho hữu hiệu bằng thảo dược  393

 8/22/2020  | 

Đông y có nhiều loại thảo dược có chất kháng sinh, hạ sốt, dịu thần kinh, chống dị ứng để trị ho cho bé. Nhiều bài thuốc trị ho từ thảo dược đơn giản, dễ tìm nhưng rất hiệu quả.

Xem chi tiết 

Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm cho bé  402

 8/22/2020  | 

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho, mẹ chớ nên cho trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị sốt  433

 8/22/2020  | 

Sốt là một trong những triệu trứng thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ta có thể nhận biết bé sốt một cách dễ dàng: mắt và má bé hồng hào, mắt mất đi vẻ tinh nhanh. Sờ trán, chân tay bé thấy nóng rực, đo nhiệt độ cơ thể bé cho phép ta xác định và đánh giá mức độ sốt.

Xem chi tiết 

Tại sao bé đầy bụng, chán ăn sau Tết?  400

 8/23/2020  | 

Quan niệm Tết đến là nhà phải đầy ắp thức ăn để trong năm không thiếu thốn đôi khi lại làm hại bao tử của bé. Đến khi Tết đã qua mà bé đầy bụng, chán ăn thì bạn mới xót xa, tìm cách chữa trị.

Xem chi tiết 

Tại sao miệng bé hôi?  412

 8/23/2020  | 

Các bé bị hôi miệng một phần do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, còn phần lớn là do những nguyên nhân bệnh lý mà rất nhiều bố mẹ không biết. Dựa vào mùi phát ra từ hởi thở của bé, bạn có thể biết được nguyên nhân, từ đó biết cách chữa trị cho bé.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị nghẹt mũi?  366

 8/22/2020  | 

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé bị méo, lép đầu?  420

 8/22/2020  | 

Một người mẹ trẻ bế đứa bé 3 tháng tuổi tới khám và hỏi rằng: "Bác sĩ ơi, đầu bé nhà em bị méo phía bên phải rất nhiều…, không biết có ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ sau này không ạ?"

Xem chi tiết 

Dùng sữa mẹ chữa bệnh cho trẻ như thế nào?  383

 8/22/2020  | 

Với trẻ nhỏ, sữa mẹ có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh.

Xem chi tiết 

Nong bao quy đầu  385

 8/23/2020  | 

Hẹp bao da quy đầu có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp điều trị không phẫu thật ngày càng hiệu quả để tránh các biến chứng phẫu thuật và phải nhập viện gây mê. Điều trị bảo tồn bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và bôi kem có chất kháng viêm betametasone để làm mềm da và tránh phù nề sau nong.

Xem chi tiết 

Sốt phát ban  383

 8/23/2020  | 

Bệnh sốt phát ban lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Xem chi tiết 

Các nguyên nhân khiến bé bị sốt  363

 8/22/2020  | 

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây sốt nên để được "bắt đúng bệnh", bé cần được thăm khám và xét nghiệm máu.

Xem chi tiết 

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota đe dọa bé  383

 8/23/2020  | 

Vi-rút Rota, tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất ở các bé, là loại vi-rút siêu vi, có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể tử vong.

Xem chi tiết 

Bé bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?  527

 8/22/2020  | 

Khi bé ho, có một số thực phẩm cần được kiêng như thực phẩm để lạnh, thực phẩm tanh để không làm triệu chứng nặng hơn. Bên cạnh đó, cũng có những món ăn, đồ uống giúp bé trị ho một cách hiệu quả.

Xem chi tiết 

9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu  399

 8/22/2020  | 

Một số mẹo nhỏ tự làm tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản sẵn có trong bếp sau sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, hãy cho bé đi gặp bác sĩ.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website