Dạy con biết chia sẻ

 8/19/2020 |  Admin   429 lượt xem

(nuoitre.com) - Chia sẻ không xảy ra một cách tự nhiên. Trẻ sinh ra có nhiều tố chất quý giá, nhưng do bản năng tự vệ, sinh tồn nên rất ít trẻ biết chia sẻ. Bé cần được học từ từ, và không thể ép buộc bé chia sẻ nếu đó chưa phải là thói quen.

Con ghét phải làm chị!. Anh Minh sững sờ nhìn cô con gái sáu tuổi của mình đang vừa khóc vừa chạy vào phòng. Anh rất thất vọng vì tính ích kỷ của con. Sao trẻ con bây giờ chỉ biết mình mà không nghĩ đến người khác? Sao chúng không biết chia sẻ với mọi người?
Dạy con biết chia sẻ

 

 
Dạy trẻ chia sẻ ngay từ lúc nhỏ

Với bé, hai từ “chia” và “sẻ” đều tạo cho bé sự hao hụt, mất mát, thậm chí thiệt thòi. Chính vì vậy, bé không tự giác làm việc đó. Ngay từ khi còn nhỏ, bé cần được dạy chia sẻ về vật chất. Khi đưa cho bé một chiếc bánh, bạn đừng đưa nguyên chiếc và nựng con thế này: “Chiếc bánh ngon nhất này dành riêng cho con yêu!”. Hãy bẻ đôi chiếc bánh và đưa cho bé một nửa, một nửa bảo bé mời mình. Rồi sau đó, nếu bé vẫn còn thòm thèm thì bạn sẽ mời bé phần bánh của mình. Bé thấy bạn chia sẻ với bé, bé sẽ không tham lam, ích kỷ và giữ rịt tất cả cho mình.
 
Bé cần được hiểu cái gì là của chung và của riêng bé. Cái chung sẽ được dùng chung, bé đang được mọi người chia sẻ. Cái gì của riêng bé, bé cũng sẵn sàng chia cho người khác khi cần. Đặc biệt, bạn không nên quát nạt bé khi yêu cầu bé chia bánh kẹo hay đồ chơi cho ai đó. Hãy gợi ý với bé rằng, người khác đang rất cần sự giúp đỡ của bé. “Ôi, mẹ đói bụng quá, ước gì mẹ có cái bánh quy của con nhỉ!”, lúc đó, bé sẽ thấy tầm quan trọng của chiếc bánh đối với bạn và sẵn sàng nhường cho bạn.
 
Khi bé bắt đầu nhận thức được những gì do bé sở hữu, “của con” và “không phải của con”, bé rất khó chịu khi bị yêu cầu chia sẻ. Bé lo sợ sẽ bị lấy đi một thứ nào đó “của con” trước khi có cơ hội sử dụng. Hãy để cho bé có cảm giác “đã nếm mùi đủ” thì bé sẽ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi. Đừng gây cho bé một cảm giác thòm thèm, hồi hộp hay háo hức khi có đồ chơi mới và yêu cầu bé cho bạn mượn. Tốt nhất, nên cho bé được “hưởng quyền sở hữu”, rồi bắt đầu thuyết phục bé chia sẻ với người khác.
Dạy con biết chia sẻ

 

 
Cha mẹ hãy làm gương cho con

Bạn muốn con mình là người biết chia sẻ thì bản thân bạn phải làm gương cho con. Một người bố, người mẹ chỉ biết mình mà không quan tâm đến người khác thì khó lòng mà dạy con chia sẻ. Trong gia đình, mọi người quan tâm, hỗ trợ nhau, bé sẽ thấy việc chia sẻ là đương nhiên và không thấy thiệt thòi.
 
Bé bắt đầu lớn, bạn cần tâm sự với bé những khó khăn, thuận lợi của công việc, cuộc sống. Có thể hỏi ý kiến của bé, tạo cho bé một cảm giác đặc biệt về vai trò của mình đối với bạn. Bé thấy sự gắn bó của mình với các thành viên trong gia đình, không kể lể công lao của mình với mọi người. Dần dần, bé sẽ coi sự chia sẻ của mình là một việc làm tự nhiên.
 
… và là người bạn đồng hành cùng con

Không thể ép buộc, tra khảo hay quát nạt khi bé không muốn chia sẻ. Nhiều cha mẹ khi thấy con mệt mỏi, buồn bã là cố gạn hỏi nguyên nhân. Thế nhưng, nếu bé chưa sẵn sàng để nói, hãy im lặng và đặt tay lên vai bé hay nhìn bé với ánh mắt thông cảm. Bé sẽ cảm nhận và sẽ tự chia sẻ.
 
Không phủ nhận con, hãy để cho bé nói những suy nghĩ của mình. Hãy lắng nghe, ghi nhận và phân tích một cách tích cực, góp ý khi thấy bé đã sẵn sàng nghe, tập cho bé biết chia sẻ kịp thời với người khác, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Điều quan trọng nữa là bạn cần tập cho bé nhận biết dấu hiệu khi người khác cần để bé chia sẻ phù hợp, nếu không, bé sẽ dễ bị lợi dụng và sự chia sẻ của bé không có giá trị.
 
Một đứa trẻ biết chia sẻ sẽ có nhiều bạn bè và sẽ thuận lợi trong cuộc sống. Biết chia sẻ vật chất cũng như tinh thần sẽ làm tăng thêm chất lượng của cuộc sống mỗi người.
 
Chuyên viên tư vấn tâm lý Võ Thị Minh Huệ

liên quan

"Thằng" Cuội và cô Tấm  516

 8/18/2020  | 

Để bé có thể trở thành một người tốt, có đạo đức, cần phải có cả một quãng thời gian dài và kỳ công giáo dục. Từ những việc nhỏ nhặt nhất cũng có thể ảnh hưởng đến đạo đức của bé.

Xem chi tiết 

“Bác học” mà không “đãng trí”  554

 8/18/2020  | 

Phòng của Bin ngổn ngang như một “bãi chiến trường”, sách vở leo lên giường, quần áo chui xuống tận gầm tủ. Dù mẹ thường xuyên nhắc nhở nhưng tình hình không cải thiện được mấy.

Xem chi tiết 

5 cách giúp con vượt qua khó khăn đầu đời  489

 8/18/2020  | 

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, những thiên thần bé nhỏ của chúng ta đã phải vượt qua biết bao "cửa ải", từ những bước đi chập chững, những chiếc răng bé xíu mọc lên, những tiếng bi bô gọi ba gọi mẹ đến khi viết và đọc được những con chữ đầu tiên, rồi lớn hơn khi trở thành những chàng trai, cô gái biết yêu biết giận hờn… Những khó khăn ấy rồi sẽ qua cùng với sự đồng hành, sẻ chia của các bậc làm cha mẹ.

Xem chi tiết 

5 cách khơi dậy tình yêu thiên nhiên trong bé  602

 8/18/2020  | 

Khoa học đã chứng minh, tình yêu đối với thiên nhiên sẽ giúp bé hình thành lòng nhân hậu, nâng cao khả năng quan sát, sức sáng tạo và đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết 

8 kỹ năng cơ bản giúp bé tự bảo vệ bản thân  912

 8/18/2020  | 

Bố mẹ cần dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình trước các đối tượng nguy hiểm càng sớm càng tốt để giúp trẻ không rơi vào các tình huống xấu có thể xảy ra.

Xem chi tiết 

Ăn tham là bản chất trời sinh?  492

 8/18/2020  | 

Bé chỉ ăn nhanh khi nào cùng thi đua với bạn, hay bữa ăn có món khoái khẩu, mà bé vô cùng ưa thích – đó chính là cánh gà hay đùi gà rán.

Xem chi tiết 

An toàn với thú cưng  589

 8/18/2020  | 

Sẽ thật vui nếu bé có một vật nuôi ở trong nhà. Tuy nhiên, để cho những cuộc vui giữa bé và những “người bạn nhỏ” được trọn vẹn, cha mẹ cần trang bị thêm cho bé những kiến thức tối thiểu để hạn chế những rắc rối và tạo cho bé những niềm vui nho nhỏ.

Xem chi tiết 

Ánh nắng là bạn hay thù?  593

 8/18/2020  | 

Mặt Trời sưởi ấm cho muôn loài, đem cuộc sống đến cho vạn vật trên Trái Đất nhưng cũng có thể hủy diệt cuộc sống của chúng ta. Vậy Mặt Trời là bạn hay là thù, bé nhỉ?

Xem chi tiết 

Ba đứa trẻ phạm lỗi và ba người mẹ  496

 8/18/2020  | 

Khi trẻ em làm sai, chúng sẽ rất sợ hãi khi đứng trước mặt chúng ta, đợi chờ sự trừng phạt của chúng ta. Mỗi một câu nói, mỗi một hành động, thậm chí là những biểu hiện trên nét mặt của chúng ta, đều sẽ là những nhân tố ảnh hưởng đến trẻ em.

Xem chi tiết 

Bé cũng cần được thoải mái!  471

 8/18/2020  | 

Mỗi đứa trẻ đều có những nét cá tính riêng biệt. Làm sao để giúp bé luôn cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống?

Xem chi tiết 

Cái tay là cái tay hư  601

 8/18/2020  | 

Mẹ yêu bàn tay của con nhiều lắm, nhất là khi đó là bàn tay thật ngoan và biết nghe lời, bé yêu của mẹ ạ.

Xem chi tiết 

Cẩn thận khi trời mưa bão  494

 8/18/2020  | 

Mùa hè là mùa mưa bão. Lúc này, nếu các bạn ở nhà một mình, cần chú ý điều gì để tránh gặp nguy hiểm?

Xem chi tiết 

Con bị bắt nạt, cha mẹ nên làm gì?  516

 8/18/2020  | 

Dù đang ở độ tuổi nào, bé cũng sẽ bị khủng hoảng tinh thần nếu bị bạn bè bắt nạt. Đối phó với những bạn “đầu gấu” không phải là việc dễ bởi các bé vốn dĩ rất hiền lành, thậm chí là nhút nhát. Chính cha mẹ mới là người cần chuẩn bị trước cho con những kỹ năng để đối phó với những bạn này.

Xem chi tiết 

Con đã lớn rồi mẹ ạ!  537

 8/18/2020  | 

Hãy khuyến khích để bé được tự lập đôi chút, để bé được tự quyết định khẩu phần ăn và không hạn chế lời khen cho những cố gắng của bé. Hãy khuyến khích bé của bạn học làm người lớn, bởi đó chính là con đường tốt nhất để bé yêu của bạn trở nên lớn thật sự.

Xem chi tiết 

Con thông minh nhờ đâu?  483

 8/18/2020  | 

Nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc: dù đã cho con ăn uống đầy đủ, mua nhiều đồ chơi cho con nhưng bé vẫn không thông minh như mong muốn; tại sao bố mẹ giỏi mà con lại chậm; có những cách nào để bé thông minh vượt trội?...

Xem chi tiết 

Dạy con biết cách tổ chức công việc  488

 8/18/2020  | 

Chủ nhật này, mẹ Hà Anh sẽ tổ chức cho cả nhà đi xem phim. Thành phần gồm có mẹ con Hà Anh, mẹ con Nguyệt Lê và bố con Đăng Hiếu.

Xem chi tiết 

Dạy con từ U23  494

 8/18/2020  | 

Đội tuyển U23 để lại cho chúng ta nhiều bài học, mà bài học lớn nhất là về sự kiên cường và lòng quả cảm.

Xem chi tiết 

Dạy trẻ 7 kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn   503

 8/18/2020  | 

Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.

Xem chi tiết 

Đừng đùa giỡn khi đang ngồi trên xe máy  2029

 8/18/2020  | 

Chiều nào mẹ cũng phải di chuyển từ chỗ làm đến trường mầm non đón Trâm Anh rồi ngược về đón anh Tùng đang học lớp một. Lúc chỉ chở một mình Trâm Anh thì không sao, nhưng cứ khi có thêm anh Tùng là y như rằng hai anh em lại đùa nghịch trong lúc mẹ lái xe. Đứa lớn ngồi phía sau với tay lên phía trước để chọc ghẹo đứa bé, đứa bé thích chí ngoảnh cổ xuống rồi cười sằng sặc với anh, có lúc lại khóc toáng lên mách mẹ vì “anh cấu con đau quá”…

Xem chi tiết 

Giúp bé hiểu xâm hại là gì?  511

 8/18/2020  | 

Dưới đây là những ví dụ về các hành động xâm hại trẻ.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website