Làm khách

 8/19/2020 |  Admin   361 lượt xem

(nuoitre.com) - Một hồi chuông hối hả vang lên, Hiếu vội vàng ra mở cửa. Hoàng chạy ào vào như một cơn lốc. Không chào ai cả, Hoàng đã huyên thuyên kể hết chuyện này sang chuyện khác, cười nói hể hả một lúc, đảo một vòng quanh nhà rồi ra về.

Không cần biết mọi người có hài lòng với sự xuất hiện của mình hay không, Hoàng “biến mất” bất ngờ cũng như khi đến. Hiếu không kịp hiểu ra chuyện gì, chỉ thấy hơi khó chịu về sự đường đột của bạn. Và đặc biệt, Hiếu thấy rất khó xử với bố. Bố luôn muốn Hiếu có nhiều bạn và sẵn sàng đón tiếp bạn bè của con, nhưng nếu gặp những “khách” tự nhiên như Hoàng vừa rồi, bố cũng thấy thất vọng.


2-family.jpg

 
Làm khách không đơn giản như trẻ con vẫn nghĩ!
 
Làm khách là phải được sự đồng ý của chủ nhà, có thể gọi điện hoặc hẹn trước. Nếu không kịp báo trước thì khi bấm chuông phải thận trọng, tránh những giờ có thể làm phiền người khác như giờ ăn, giờ nghỉ trưa hoặc đã quá khuya. Khi đến, ta chỉ bấm chuông một lần và kiên  nhẫn chờ chủ nhà. Khách cần tránh tình trạng bấm chuông liên tục hoặc đập cửa ầm ầm khiến chủ nhà hốt hoảng. Nếu không tế nhị, sự viếng thăm của ta sẽ làm chủ nhà khó chịu vì bị động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và sự riêng tư.
 
Dù ta đến làm khách của một người, nhưng cần nên tôn trọng những thành viên khác trong gia đình. Ngoài việc chào hỏi lễ phép và giới thiệu về mình, người làm khách không nên bắt chuyện ngay khi mọi người chưa hiểu về sự xuất hiện của mình, không cười nói ồn ào, không sờ mó vào các đồ vật trong nhà như tự lấy sách trên kệ, mở tivi, lấy đồ chơi hay ngó vào màn hình máy tính. Nếu muốn điều gì, khách cần phải ý tứ và xin phép chủ nhà.
 
Khách cũng chỉ nên trả lời những câu hỏi liên quan đến mình, không nghe lén chuyện của người khác và không “nói leo’ mất lịch sự. Khách cũng không nên kể lể “chuyện trên trời dưới bể”, không khoe khoang hay kể buồn kể khổ làm người trong nhà thấy khó xử. Vì như thế câu chuyện của mình có thể không được mọi người quan tâm, trở nên vô duyên, nhạt nhẽo.
 
Nụ cười sẽ gây cho chủ nhà một cảm giác thân thiện và dễ dàng làm quen. Khi đến làm khách, ta nên giữ gương mặt, nụ cười tươi vui. Tuy nhiên, nhớ đừng cười quá to, chuyện trò quá bỗ bã, khiến chủ nhà thấy sự “bằng vai phải lứa”. Nhưng cũng không nên quá nghiêm nghị, căng thẳng và bộ mặt buồn rầu. Khách phải mang đến cho chủ nhà một cảm giác vui vẻ và chờ đợi thì lần sau chủ nhà mới sẵn sàng đón tiếp. 
 
Khi ngồi nói chuyện với chủ nhà, cho dù đã thân quen đến mấy, người làm khách cũng nên tỏ thái độ chân thành. Ánh mắt nhìn trìu mến và dễ gần, không lấc láo, ngó ngang, liếc dọc; không nên xoi mói, dò xét, xăm xoi vào người đối diện. Như thế, khách và chủ nhà sẽ dễ chuyện trò hơn. Đến làm khách, dù lạ hay quen, ta nên chọn bộ đồ sao cho phù hợp. Đừng quá cẩu thả, cáu bẩn hay quá hở hang. Sự sạch sẽ, tinh tươm sẽ làm cho chủ nhà thấy mình được tôn trọng. Ngoài ra, ta cũng nên biết cảm ơn khi được chủ nhà có thiện chí chăm sóc như mời nước, trái cây hay bánh kẹo. Đừng từ chối thẳng thừng khi món mời không hợp với khẩu vị của mình. Hãy đón nhận sự hiếu khách bằng thái độ chân thành. Nếu muốn từ chối thưởng thức một món nào đó, ta phải nhẹ nhàng và tế nhị để chủ nhà khỏi thấy áy náy khi không “biết tính” khách đến nhà.
 
Cuối cùng, khách không được phê bình, nhận xét, chê bai chủ nhà hay người khác khi trò chuyện với chủ nhà, nhưng cũng không nên xum xoe, nịnh nọt quá. Khen đúng mực và phù hợp với hoàn cảnh sẽ làm cho chủ nhà thấy sự chân thành và gần gũi hơn.
 
Bây giờ, Hiếu đã hiểu rồi, làm khách “được lòng chủ nhà” cũng khó đấy. Nhưng chỉ cần biết ý là có thể trở thành khách quý của mọi người. Nếu “lỡ may” mà làm “khách không mời”, thì cũng có nhiều cơ hội để trở thành khách quý.
 
Minh Huệ

liên quan

Loại trí thông minh nào quan trọng nhất?  422

 8/18/2020  | 

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh rằng sự thành công của mỗi người phụ thuộc vào các chỉ số như IQ, CQ EQ, SQ. Chính vì thế, muốn bé thành công trong tương lai, cha mẹ cần giúp bé phát triển tất cả các chỉ số này.

Xem chi tiết 

Làm thế nào để nhận diện kẻ ấu dâm: Tưởng là khó nhưng vẫn có cách!  429

 8/18/2020  | 

Bất cứ ai làm cha mẹ cũng luôn muốn con cái an toàn và khỏe mạnh. Nhưng làm thế nào để bảo vệ các em mọi lúc mọi nơi khỏi bàn tay của những kẻ ấu dâm đang ngày càng lộng hành?

Xem chi tiết 

Mẹ đã sai khi không khen ngợi con  397

 8/19/2020  | 

Cậu con trai 11 tuổi của tôi làu bàu: “Nếu cho con chọn ở với ai thì con sẽ chọn sang nhà dì Mai. Thằng Bin sướng, dì Mai toàn khen nó, chứ không như mẹ, suốt ngày chê con đủ thứ”.

Xem chi tiết 

Mẹ ơi, tại sao?  428

 8/19/2020  | 

Đang trong độ tuổi muốn tìm hiểu và khám phá thế giới, bé không ngừng đặt ra những câu hỏi “tại sao” để “làm phiền” cha mẹ. Tìm ra câu trả lời và giải đáp những thắc mắc của bé là trách nhiệm của cha mẹ.

Xem chi tiết 

Không trú mưa dưới gốc cây to  2436

 8/18/2020  | 

Mùa hè thường có mưa to, sấm chớp. Lúc đó, tốt nhất, bạn nên ở trong nhà. Nếu không may đang đi ngoài đường, các bạn không nên trú mưa ở dưới gốc cây to, vì làm như vậy rất nguy hiểm.

Xem chi tiết 

Khi bé sắp có em  394

 8/18/2020  | 

Suốt cả tuần nay, từ trường về nhà, Tôm luôn bi bô lời bà ngoại dạy “Làm anh thật khó, nhưng mà thật vui. Ai yêu em bé, thì làm được thôi.”. Mẹ cảm ơn Tôm rất nhiều. Con trai mẹ đã thành “anh Hai chững chạc” thật rồi!

Xem chi tiết 

Những thói quen xấu bé cần sửa ngay!  405

 8/19/2020  | 

Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Các bé hãy lưu ý nhé!

Xem chi tiết 

Học ở siêu thị  433

 8/18/2020  | 

Hôm nay, Trâm Anh hí hửng đố cả nhà: - Đố mẹ, đố bố, đố cả anh Trung nữa, nếu nhà mình đi vào siêu thị, việc trước tiên mình cần phải làm gì?

Xem chi tiết 

Giúp bé hiểu xâm hại là gì?  434

 8/18/2020  | 

Dưới đây là những ví dụ về các hành động xâm hại trẻ.

Xem chi tiết 

Đừng đùa giỡn khi đang ngồi trên xe máy  1821

 8/18/2020  | 

Chiều nào mẹ cũng phải di chuyển từ chỗ làm đến trường mầm non đón Trâm Anh rồi ngược về đón anh Tùng đang học lớp một. Lúc chỉ chở một mình Trâm Anh thì không sao, nhưng cứ khi có thêm anh Tùng là y như rằng hai anh em lại đùa nghịch trong lúc mẹ lái xe. Đứa lớn ngồi phía sau với tay lên phía trước để chọc ghẹo đứa bé, đứa bé thích chí ngoảnh cổ xuống rồi cười sằng sặc với anh, có lúc lại khóc toáng lên mách mẹ vì “anh cấu con đau quá”…

Xem chi tiết 

Trễ hẹn  462

 8/19/2020  | 

Hôm nay là một ngày xui xẻo, Bin cảm thấy ngày dài hơn và nặng nề hơn.

Xem chi tiết 

Trò chơi giúp bé học đếm  486

 8/19/2020  | 

Học đếm không đúng phương pháp sẽ không có hiệu quả. Đôi khi sách dạy toán hay những đồ chơi đắt tiền cũng không thể giúp bé biết đếm chính xác. Chỉ những cái bé thường sử dụng trong các trò chơi và trong cuộc sống hằng ngày mới khiến bé nhớ rất nhanh và nhớ lâu.

Xem chi tiết 

Dạy trẻ 7 kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn   418

 8/18/2020  | 

Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.

Xem chi tiết 

Đừng để con trở thành “ông vua, bà tướng” trong nhà  406

 8/19/2020  | 

Yêu thương con không có nghĩa là nuông chiều con quá mức. Thực tế cho thấy càng được nuông chiều, bé càng hay có những đòi hỏi vô lý.

Xem chi tiết 

Đừng biến bé thành kẻ "xin” lì xì!  506

 8/19/2020  | 

Tết đến, người lớn thường lì xì cho bé, gọi là lộc đầu Xuân với ý nghĩa chúc bé năm mới khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn. Đó là một truyền thống tốt đẹp. Thế nhưng, hiện nay không ít cha mẹ đã “lợi dụng” phong tục ấy, biến tiền lì xì thành vật chất, biến bé thành kẻ "xin” lì xì trong ngày Tết.

Xem chi tiết 

Dạy con từ U23  420

 8/18/2020  | 

Đội tuyển U23 để lại cho chúng ta nhiều bài học, mà bài học lớn nhất là về sự kiên cường và lòng quả cảm.

Xem chi tiết 

Dạy con biết cách tổ chức công việc  397

 8/18/2020  | 

Chủ nhật này, mẹ Hà Anh sẽ tổ chức cho cả nhà đi xem phim. Thành phần gồm có mẹ con Hà Anh, mẹ con Nguyệt Lê và bố con Đăng Hiếu.

Xem chi tiết 

Con thông minh nhờ đâu?  387

 8/18/2020  | 

Nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc: dù đã cho con ăn uống đầy đủ, mua nhiều đồ chơi cho con nhưng bé vẫn không thông minh như mong muốn; tại sao bố mẹ giỏi mà con lại chậm; có những cách nào để bé thông minh vượt trội?...

Xem chi tiết 

Bé khỏe, bé ngoan với Karate  423

 8/19/2020  | 

Võ thuật là một môn thể thao được nhiều phụ huynh tin chọn cho bé trong mùa hè bởi ngoài việc nâng cao thể lực, bé cũng có thể tự vệ. “Nhỏ mà có võ” thì cũng yên tâm hơn, phải không nào?

Xem chi tiết 

Khen thế nào để bé không tự kiêu?  486

 8/19/2020  | 

Chị Lan, phóng viên một tạp chí lớn ở Hà Nội kể: “Vợ chồng tôi thường khen con thông minh, đẹp trai và ngoan nhất nhà. Mỗi lần bé làm được điều gì đó là chúng tôi lại khen bé hết lời. Cho đến một ngày, đón con ở lớp về, bé hớn hở khoe: “Lớp con, các bạn ấy dốt lắm, chỉ có con là giỏi thôi!”. Tôi giật mình, những lời khen tưởng như khuyến khích con giờ đã biến bé thành một người tự kiêu rồi !”.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website