Trễ hẹn

 8/19/2020 |  Admin   463 lượt xem

(nuoitre.com) - Hôm nay là một ngày xui xẻo, Bin cảm thấy ngày dài hơn và nặng nề hơn.

Chả  là hôm qua Bin và Tý hẹn với nhau, Tý sẽ đến trường và cùng  Bin học nhóm. Dù thứ bảy là một ngày ngủ nướng, nhưng Bin vẫn cố gắng dậy sớm và nhờ bố chở tới trường. Bin đến đúng giờ và “dài cổ” chờ, chẳng thấy tăm hơi Tý đâu, cũng không có điện thoại để liên lạc.
 
Bin bắt đầu bồn chồn ngóng ngóng. Đi ra đi vào, nhấp nhỏm ngồi không yên. Bin vừa ghét Tý, đã hẹn mà không tới đúng giờ. Vừa thấy lo lo không biết có chuyện gì đã xẩy ra với Tý. Rồi Bin sợ không làm bài chung thì không có điểm, mà điểm số với Bin lại quan trọng vô cùng. Một mình Bin có thể làm hết bài, nhưng những dụng cụ cần để làm bài thì Tý lại giữ. Bin chờ đợi, Bin thấy sốt ruột, rồi càu nhàu một mình. Thậm chí Bin ân hận là đã chọn Tý làm “đôi bạn học tập”.


note-1.jpg

 
Chờ đợi mãi tới hai tiếng sau mới nghe tiếng lạch cạch, Tý thò cổ vào, tóc rối như “tổ quạ”, mặt ngái ngủ, ôm khệ nệ mấy dụng cụ được giao. Bin muốn túm cổ áo bạn đánh một trận cho bõ tức buổi sáng đợi chờ. Nhưng Tý nhí nhí xin lỗi, nên thôi đành tha lỗi.
 
Bây giờ Bin mới hiểu, thời gian đợi chờ nặng nề như thế nào. Bin đã biết trễ hẹn với người khác thật là có lỗi. Tâm trạng ngồi chờ như ngồi trên đống lửa, nó bồn chồn, sốt ruột khó chịu quá trời. Vậy mà có lúc Bin đã từng để mọi người chờ. Có cả lúc ăn cơm, có cả lúc mọi người chờ Bin tắm. Nhưng có lẽ khó chịu nhất vẫn là khi Bin lỡ hẹn. Cứ hứa với bạn dài dài rồi ngủ quên luôn. Có những lúc Bin hẹn các bạn đi bơi, Bin ngủ nướng và các bạn cũng chờ “dài cổ”.
 
Có lẽ nhờ có Tý trễ hẹn hôm nay mà Bin đã hiểu, đã hứa là phải làm, đã hẹn là phải đến đúng giờ. Vì tính hay quên nên cần phải đặt đồng hồ. Trong điện thoại mẹ có cả chức năng cài lịch công việc, Bin bây giờ mới biết vì sao phải dùng nó. Từ trước tới giờ, Bin chỉ mượn chơi game, và thỉnh thoảng lôi ra chụp ảnh. Còn có cách là phải viết vào giấy và dán lên tường ghi nhớ. Ngày giờ nào quan trọng được lấy bút đỏ tô lên. Bin lôi cuốn lịch mẹ mua cho vẫn bị Bin vứt lăn lóc trong phòng. Bin cẩn thận ghi vào từng trang, ngày mấy cần làm gì, ở đâu, với ai nữa. Mẹ thích việc làm này của Bin vì chính mẹ cũng chủ động được công việc của mình. Mẹ không còn phải hốt hoảng, chạy cuống lên mỗi lần Bin nhớ ra phải làm gì, và đòi làm ngay như trước.
 
Quan trọng hơn là vẫn phải ý thức về việc này, giờ là chính xác chứ không phải “giờ cao su” như Bin vẫn nghĩ. Khi mình chủ động thời gian và công việc, Bin sẽ thấy mình có nhiều thời gian rảnh hơn. Ngoài ra, Bin sẽ không bắt ai phải chờ đợi, sốt ruột vì mình. Thậm chí Bin còn tập cho mình thói quen cẩn thận và chu đáo. Được chuẩn bị, được sắp xếp trước, công việc của Bin luôn thuận lợi và nhẹ nhàng. Bin bỗng thấy mình giống như một người lớn. Một người lớn làm việc khoa học và luôn giữ lời hứa với mọi người. Bin thấy mình chỉnh chu hơn với tuổi lên chín của mình. Bin không còn giận bạn Tý nữa.

Minh Huệ

liên quan

Loại trí thông minh nào quan trọng nhất?  422

 8/18/2020  | 

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh rằng sự thành công của mỗi người phụ thuộc vào các chỉ số như IQ, CQ EQ, SQ. Chính vì thế, muốn bé thành công trong tương lai, cha mẹ cần giúp bé phát triển tất cả các chỉ số này.

Xem chi tiết 

Làm thế nào để nhận diện kẻ ấu dâm: Tưởng là khó nhưng vẫn có cách!  429

 8/18/2020  | 

Bất cứ ai làm cha mẹ cũng luôn muốn con cái an toàn và khỏe mạnh. Nhưng làm thế nào để bảo vệ các em mọi lúc mọi nơi khỏi bàn tay của những kẻ ấu dâm đang ngày càng lộng hành?

Xem chi tiết 

Mẹ đã sai khi không khen ngợi con  397

 8/19/2020  | 

Cậu con trai 11 tuổi của tôi làu bàu: “Nếu cho con chọn ở với ai thì con sẽ chọn sang nhà dì Mai. Thằng Bin sướng, dì Mai toàn khen nó, chứ không như mẹ, suốt ngày chê con đủ thứ”.

Xem chi tiết 

Mẹ ơi, tại sao?  428

 8/19/2020  | 

Đang trong độ tuổi muốn tìm hiểu và khám phá thế giới, bé không ngừng đặt ra những câu hỏi “tại sao” để “làm phiền” cha mẹ. Tìm ra câu trả lời và giải đáp những thắc mắc của bé là trách nhiệm của cha mẹ.

Xem chi tiết 

Không trú mưa dưới gốc cây to  2437

 8/18/2020  | 

Mùa hè thường có mưa to, sấm chớp. Lúc đó, tốt nhất, bạn nên ở trong nhà. Nếu không may đang đi ngoài đường, các bạn không nên trú mưa ở dưới gốc cây to, vì làm như vậy rất nguy hiểm.

Xem chi tiết 

Khi bé sắp có em  395

 8/18/2020  | 

Suốt cả tuần nay, từ trường về nhà, Tôm luôn bi bô lời bà ngoại dạy “Làm anh thật khó, nhưng mà thật vui. Ai yêu em bé, thì làm được thôi.”. Mẹ cảm ơn Tôm rất nhiều. Con trai mẹ đã thành “anh Hai chững chạc” thật rồi!

Xem chi tiết 

Những thói quen xấu bé cần sửa ngay!  405

 8/19/2020  | 

Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Các bé hãy lưu ý nhé!

Xem chi tiết 

Học ở siêu thị  433

 8/18/2020  | 

Hôm nay, Trâm Anh hí hửng đố cả nhà: - Đố mẹ, đố bố, đố cả anh Trung nữa, nếu nhà mình đi vào siêu thị, việc trước tiên mình cần phải làm gì?

Xem chi tiết 

Giúp bé hiểu xâm hại là gì?  434

 8/18/2020  | 

Dưới đây là những ví dụ về các hành động xâm hại trẻ.

Xem chi tiết 

Tôn trọng cảm xúc của bạn để tình bạn tốt hơn  382

 8/19/2020  | 

Hôm nay, Hiếu bị Nguyên đấm cho một phát đau điếng vào vai. Hiếu rất ngạc nhiên, bởi trong lớp, Nguyên vốn là đứa nhút nhát và hiền lành, các bạn thường hay trêu Nguyên là “hiền hơn con gái”.

Xem chi tiết 

Trò chơi giúp bé học đếm  486

 8/19/2020  | 

Học đếm không đúng phương pháp sẽ không có hiệu quả. Đôi khi sách dạy toán hay những đồ chơi đắt tiền cũng không thể giúp bé biết đếm chính xác. Chỉ những cái bé thường sử dụng trong các trò chơi và trong cuộc sống hằng ngày mới khiến bé nhớ rất nhanh và nhớ lâu.

Xem chi tiết 

Đừng đùa giỡn khi đang ngồi trên xe máy  1821

 8/18/2020  | 

Chiều nào mẹ cũng phải di chuyển từ chỗ làm đến trường mầm non đón Trâm Anh rồi ngược về đón anh Tùng đang học lớp một. Lúc chỉ chở một mình Trâm Anh thì không sao, nhưng cứ khi có thêm anh Tùng là y như rằng hai anh em lại đùa nghịch trong lúc mẹ lái xe. Đứa lớn ngồi phía sau với tay lên phía trước để chọc ghẹo đứa bé, đứa bé thích chí ngoảnh cổ xuống rồi cười sằng sặc với anh, có lúc lại khóc toáng lên mách mẹ vì “anh cấu con đau quá”…

Xem chi tiết 

Đừng để con trở thành “ông vua, bà tướng” trong nhà  406

 8/19/2020  | 

Yêu thương con không có nghĩa là nuông chiều con quá mức. Thực tế cho thấy càng được nuông chiều, bé càng hay có những đòi hỏi vô lý.

Xem chi tiết 

Đừng biến bé thành kẻ "xin” lì xì!  506

 8/19/2020  | 

Tết đến, người lớn thường lì xì cho bé, gọi là lộc đầu Xuân với ý nghĩa chúc bé năm mới khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn. Đó là một truyền thống tốt đẹp. Thế nhưng, hiện nay không ít cha mẹ đã “lợi dụng” phong tục ấy, biến tiền lì xì thành vật chất, biến bé thành kẻ "xin” lì xì trong ngày Tết.

Xem chi tiết 

Dạy trẻ 7 kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn   418

 8/18/2020  | 

Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.

Xem chi tiết 

Dạy con từ U23  420

 8/18/2020  | 

Đội tuyển U23 để lại cho chúng ta nhiều bài học, mà bài học lớn nhất là về sự kiên cường và lòng quả cảm.

Xem chi tiết 

Dạy con biết cách tổ chức công việc  397

 8/18/2020  | 

Chủ nhật này, mẹ Hà Anh sẽ tổ chức cho cả nhà đi xem phim. Thành phần gồm có mẹ con Hà Anh, mẹ con Nguyệt Lê và bố con Đăng Hiếu.

Xem chi tiết 

Bé khỏe, bé ngoan với Karate  423

 8/19/2020  | 

Võ thuật là một môn thể thao được nhiều phụ huynh tin chọn cho bé trong mùa hè bởi ngoài việc nâng cao thể lực, bé cũng có thể tự vệ. “Nhỏ mà có võ” thì cũng yên tâm hơn, phải không nào?

Xem chi tiết 

Khen thế nào để bé không tự kiêu?  486

 8/19/2020  | 

Chị Lan, phóng viên một tạp chí lớn ở Hà Nội kể: “Vợ chồng tôi thường khen con thông minh, đẹp trai và ngoan nhất nhà. Mỗi lần bé làm được điều gì đó là chúng tôi lại khen bé hết lời. Cho đến một ngày, đón con ở lớp về, bé hớn hở khoe: “Lớp con, các bạn ấy dốt lắm, chỉ có con là giỏi thôi!”. Tôi giật mình, những lời khen tưởng như khuyến khích con giờ đã biến bé thành một người tự kiêu rồi !”.

Xem chi tiết 

Con thông minh nhờ đâu?  387

 8/18/2020  | 

Nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc: dù đã cho con ăn uống đầy đủ, mua nhiều đồ chơi cho con nhưng bé vẫn không thông minh như mong muốn; tại sao bố mẹ giỏi mà con lại chậm; có những cách nào để bé thông minh vượt trội?...

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website