Hơn nữa, đây cũng là cách thai giáo bằng âm thanh Đọc sách cho bé vừa có thể giúp tăng cường mối liên kết giữa ba mẹ và con cái, vừa có thể giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Nhưng không cần chờ đến khi con lớn, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên bắt đầu đọc sách cho bé ngay từ khi con nằm trong bụng mẹ Đọc sách cho con, một công việc đơn giản nhưng lợi ích mang lại vô cùng to lớn
1/ Đọc sách cho bé:
Bắt đầu khi con nằm trong bụng mẹ Ngay từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận của em bé trong bụng mẹ đã phát triển tương đối đầy đủ. Tai và khả năng nghe cũng phát triển tốt hơn. Bất cứ hoạt động nào của mẹ như đọc sách, nghe nhạc, xem phim… đều có thể ảnh hưởng nhất định tới thai nhi. Đa số các mẹ bầu sẽ chọn cách cho bé nghe nhạc mà quên mất rằng, đọc sách cho bé cũng là cách giúp con phát triển rất tốt. Nghiên cứu cho thấy, khi nghe thấy giọng nói của ba hoặc mẹ, thai nhi thường có xu hướng trở nên bình tĩnh cũng như cảm thấy thư giãn, ấm áp và yên bình hơn rất nhiều.
2/ Đọc sách cho bé sơ sinh:
Nền tảng phát triển ngôn ngữ Càng được nghe nhiều, trò chuyện nhiều ngay từ lúc nhỏ, trẻ càng có khả năng tiếp thu câu chữ một cách nhanh chóng hơn. Theo các chuyên gia, trước khi có thể nói chuyện, trẻ sơ sinh cần một thời gian dài để tiếp nhận thông tin về ngôn ngữ. Hành động di chuyển đôi môi và cách mẹ biểu đạt cảm xúc thông qua giọng nói cũng như biểu cảm gương mặt là những thông điệp khiến trẻ cảm thấy bị lôi cuốn. Hơn nữa, nhờ những ngôn từ phong phú trong sách, nền tảng từ vựng của bé cũng được phát triển hơn nhiều. Số lượng từ, sự đa dạng và phức tạp của từ cùng cách ba mẹ sử dụng từ sẽ là nền tảng giúp bé cưng phát triển ngôn ngữ
3/ Trí tưởng tượng phong phú nhờ những trang sách
Song song với việc đọc cho bé nghe, mẹ có thể chỉ cho bé bức hình trong trang sách, hỏi con những câu hỏi đơn giản, hoặc cách giải quyết tình tiết, vấn đề trong câu chuyện… Cách này sẽ giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, khả năng tập trung và ghi nhớ của mình để có thể theo kịp mạch của câu chuyện. Thông qua câu trả lời của bé, mẹ cũng có thể hiểu thêm về tình cảm cũng như suy nghĩ của trẻ.
4/ Gắn kết tình cảm mẹ con
Nghiên cứu cho thấy, bộ não được thiết kế để tìm kiếm sự an toàn, và cảm giác bất an sẽ khiến khả năng học hỏi của não bị ảnh hưởng. Càng được giao tiếp nhiều, ý thức về sự an toàn của bé cưng càng được củng cố. Không cần nhiều, mỗi ngày mẹ có thể dành khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ để đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe. Điều này cũng có thể giúp bé tạo thành thói quen đọc sách khi lớn lên.
5/ Lưu ý dành cho mẹ
Chú ý âm điệu khi đọc sách cho bé nghe. Những giai điệu âm thanh riêng biệt với tông cao sẽ giúp bé dễ bắt chước hơn. Đọc to, rõ ràng hoặc có thể thêm những biểu cảm khi đọc.
Hầu hết các bé nhỏ đều có khả năng tập trung rất kém. Vì vậy, mẹ đừng mong con có thể ngồi yên nghe mẹ đọc sách trong một thời gian dài. Chia nhỏ câu chuyện thành những đoạn ngắn, và nên ngừng lại ngay khi bé có dấu hiệu buồn ngủ hoặc mất tập trung.
Tùy theo độ tuổi của bé, mẹ nên chọn truyện có nội dung phù hợp. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên ưu tiên những quyển sách có nhiều hình ảnh, nội dung đơn giản. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể chọn những câu chuyện phức tạp, đòi hỏi sự tư duy nhiều hơn. Hoặc mẹ cũng có thể tự sáng tạo một câu chuyện của riêng mình.
5 loại sách nên khuyến khích trẻ đọc Sách là nguồn tri thức vô giá mà cha mẹ cần phải trang bị cho bé con nhà mình. Tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn loại sách nào phù hợp với bé con nhà mình mà vẫn khiến bé cảm thấy hứng thú khi đọc.