Người nghèo thường nghe thấy các câu chuyện người khác phát tài trở thành giàu có, họ còn nhìn thấy có người xung quanh liên tục thành công, điều đó làm cho họ ngứa ngáy, cũng rất muốn thử sức mình một phen xem sao. Nhưng khi thực sự bắt tay vào làm lại không hề dễ chút nào như lúc nghĩ cả.
Tiền giống như ảnh của những cô gái đẹp được dán ở khắp nơi, nhìn thấy đuợc nhưng không thể biến thành người thật để có thể kết thân được, chỉ đành đứng từ xa nuốt nước bọt quay đi.
Thực sự có rất nhiều cơ hội để phát tài nhưng bạn đâu có thể đều nắm được. Việc thực hiện mỗi cơ hội đều phải dựa vào một quá trình chuẩn bị rất công phu và các thao tác cực kỳ phức tạp. Người nghèo thường không có kinh nghiệm về mặt này, những điều họ nhìn thấy và nghe thấy thường là những kết quả rất tuyệt diệu, quá trình của nó đã được hư ảo hóa rồi. Cái gọi là kinh nghiệm do những người thành công giới thiệu giống như điệu múa của con công, tuy rất tuyệt vời, nhưng đối với những con chim sẻ như bạn lại chỉ có giá trị thẩm mỹ mà thôi.
Có được nhận thức từ kinh nghiệm của người khác thường chỉ là sự phiến diện. Thứ nhất đó chính là kết quả của sự khoa trương phấn đấu. Ví dụ, trải qua một số năm (ít hơn 10 năm) nỗ lực phấn đấu, tài sản cố định đã đạt tới hàng trăm triệu đồng, người nghèo nghe thấy đã tròn mắt kinh ngạc. Nhưng thực ra con số hàng trăm triệu đó chỉ là tài khoản gửi ngân hàng, nói một cách chuẩn xác là hiện nay đang phải nợ vài trăm triệu đồng, chỉ cần người nghe không phải là người của cơ quan thuế vụ thì sự thèm khát của họ hẳn sẽ đạt tới mức đỉnh điểm rồi. Hai là thổi phồng sự gian khổ trong phấn đấu. Ví dụ: “ Lúc đó cửa hàng nhỏ của tôi chỉ ở bên này phố, khi thành phố quản lý, tôi phải thu dọn chạy đi nơi khác”. Điều đó gây cho bạn cảm giác rõ ràng không phải là chuyện dễ dàng gì, so sánh mới và cũ càng có thể rút ra được kết luận rằng giữa người thường và người vĩ đại hoàn toàn khác nhau.
Vậy là trong bạn đã nảy sinh cảm giác sai, cần phải học tập bậc vĩ nhân, đặt mục tiêu phấn đấu vào con số vài trăm đó. Bạn sẽ mắc phải sai lầm của A.Q khi xưa: “Hòa thượng sờ vào được, làm sao ta lại không sờ được”.
Bạn sẽ cho rằng khắp nơi chỗ nào cũng có cơ hội, những giấc mơ hồng sẽ dễ dàng thực hiện được, đã có rất nhiều ví dụ về sự thành công rồi nên hẳn bản thân cũng dễ dàng làm được như vậy. Những giấc mộng không thực tế đương nhiên cũng rất khó có được những kế hoạch thực tế, cũng khó có được các thành quả mang tính giai đoạn, để từng bước thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Không có hy vọng thành công tất sẽ nảy sinh sự nóng vội hời hợt, dễ thay đổi, nên chẳng làm được việc gì.
Người ta làm việc gì cũng cần phải có tính kiên định. Sở dĩ Đảng Cộng Sản làm cách mạng thành công, cuối cùng giành được chính quyền, một nguyên nhân rất quan trọng là xây dựng được “căn cứ đỏ”, có được điểm đứng chân mới nói tới chuyện phát triển. Người nghèo xây dựng sự nghiệp cũng gần giống như làm cách mạng trước đây. Quá trình đó rất gian khổ, sự hy sinh rất lớn, nếu không có sự chuẩn bị tư tưởng làm cách mạng phải trường kỳ, không có cách nghĩ độc đáo của các cá nhân thì không thể tồn tại trong lĩnh vực kinh doanh, cũng giống như ở vùng nước nông sẽ không có thể có sóng lớn được.
Trích từ "Vì sao bạn nghèo"