1001 kiểu cho ăn sai

 8/12/2020 |  Admin   1453 lượt xem

(nuoitre.com) - Trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho con, bất cứ bố mẹ nào cũng cố gắng cho con ăn được nhiều nhất những thức ăn bổ dưỡng. Thế nhưng, đằng sau những lợi ích có được, nếu không biết cách, vô tình, cha mẹ lại làm hại con vì quan niệm sai lầm của mình.

Bé Khang Duy (5,5 tháng tuổi) đến khám vì bị tiêu chảy trên 10 lần/ngày suốt 2 ngày liền. Khi hỏi rõ thực đơn trong ngày của bé, bác sĩ phát hiện ra là bé đã ăn quá nhiều trái cây. Hay như trường hợp của bé Hương My (2 tuổi, nhà ở quận 3), vì thấy con thích uống nước cam, lại cho rằng cam tốt cho sức khỏe nên mẹ bé cho bé uống một lần hết 1 quả cam và uống nhiều lần trong ngày. Kết quả là bé bị tiêu chảy ngay sau ngày thứ 2 uống nước cam.

 

1001 kiểu cho ăn sai
Đúng là trái cây rất tốt cho cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ, trái cây giúp cung cấp các viamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp chất xơ giúp phòng bệnh táo bón. Bên cạnh đó, các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, tốt cho sức đề kháng của bé.
 
Tuy nhiên, với bé dưới 6 tháng, lượng trái cây trong một ngày chỉ nên dừng lại ở 1 muỗng cà phê trái cây nạo, và chỉ cho bé ăn khi đã tròn 4 tháng tuổi. Còn với những bé trên 1 tuổi, lượng trái cây tối đa trong một ngày là 50g (tương đương 50ml nước ép). Nếu bé ăn quá nhiều trái cây, lượng đường trong trái cây sẽ vượt mức cho phép của cơ thể bé, làm cho bé tiêu hóa không kịp, khiến bé bị đầy hơi. Điều này kích thích nhu động ruột và bé đi tiêu nhiều hơn bình thường do cơ thể không kịp hấp thu dưỡng chất nên đẩy ra ngoài, thậm chí có bé bị kích thích dạ dày gây nôn mửa.
 
Nguy hiểm hơn là trường hợp của bé Phương Anh (7 tháng tuổi). Khi bé bắt đầu tập ăn dặm bột mặn, mẹ bé đã không ngần ngại cho bé ăn cả hải sản như tôm, cua, cá biển... Hậu quả là bé bị tiêu chảy ra máu vì niêm mạc ruột bị hủy hoại. Dó đó, khi bé chưa tròn 9 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý chỉ cho bé ăn các loại cá đồng, cua đồng. Các loại hải sản chỉ nên cho bé ăn khi được 9 tháng tuổi để tránh gây dị ứng, tiêu chảy do hệ đường ruột của bé chưa hoàn chỉnh.
 
Bên cạnh đó, một số loại thức ăn khác cũng có khả năng khiến bé bị tiêu chảy nếu cho ăn quá sớm, đó là sữa chua, pho mai, bột mặn. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chỉ nên cho bé tập ăn dần các món này khi bé đã tròn 6 tháng tuổi.
 
Với những bé lớn hơn, nếu ăn nhiều các món nguội (giò chả, xúc xích…), dưa muối chua… hay bé ăn quá nhiều các loại bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt… cũng rất dễ bị tiêu chảy. Nguyên nhân là do các loại đường trong bánh kẹo, nước ngọt khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
 
Nuôi con khó, nuôi con sao cho đúng cách, không gây hậu quả về sức khỏe cho con lại càng khó hơn. Do đó, cha mẹ cần hợp tác chặt chẽ với các bác sĩ để có nhiều thông tin đúng nhất trong việc chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bé.

BS.CK1 Phan Thị Hiền Thu
TT Dinh Dưỡng, TP.HCM

liên quan

3 món canh tốt cho bé trong mùa hè  1477

 8/12/2020  | 

Những món canh này rất tốt cho sức khỏe của bé trong những ngày hè nắng nóng.

Xem chi tiết 

Bé ăn gì để phát triển trí thông minh?  1531

 8/12/2020  | 

Thật may là trí thông minh không hoàn toàn phụ thuộc vào gien mà còn nhờ dinh dưỡng và giáo dục. Như vậy, mẹ có thể hỗ trợ bé phát triển trí thông minh trong quá trình nuôi dạy.

Xem chi tiết 

Nước nào tốt cho bé?  577

 8/12/2020  | 

Trung bình, một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, súp,… trong bữa ăn. Với các bé, lượng nước uống vào trong một ngày được tính toán chính xác dựa vào kg cân nặng.

Xem chi tiết 

Mùa hè, cho bé ăn gì để khỏe?  576

 8/12/2020  | 

Mùa hè, bé hoạt động, nô đùa nhiều, ra nhiều mồ hôi… nên chỉ uống mà ít ăn. Thời gian này, các bệnh thường gặp ở bé như tiêu chảy, hô hấp… cũng làm bé biếng ăn. Vì thế, mẹ thường lo lắng, làm sao cho bé khỏe, không bị ốm và vẫn tăng cân đều đặn trong những tháng hè.

Xem chi tiết 

Món ngon mùa tựu trường  638

 8/12/2020  | 

Vào năm học mới, sau thời gian dài được vui chơi thoải mái, được tự do ăn uống, nay các bé phải dậy sớm đi học nên thường không kịp ăn sáng hoặc ăn uống qua loa. Bữa trưa ở trường cũng giới hạn thời gian chứ không được “rề rà” như ở nhà. Vì vậy, những bé ăn chậm hay lười ăn sẽ dễ bị ăn kém hơn, dẫn đến đứng cân hoặc sụt cân.

Xem chi tiết 

Sô-cô-la - Ngon nhưng có bổ?  608

 8/12/2020  | 

Trong những ngày lễ Tết, hầu như nhà nào cũng có sô-cô-la. Đây là một trong những sản phẩm được sản xuất đa dạng với nhiều loại có hình dạng, màu sắc, cách chế biến khác nhau. Trẻ con, và cả người lớn, chắc khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của vị sô-cô-la béo ngọt. Thế nhưng, sô-cô-la có“bổ” không, nhất là đối với trẻ em?

Xem chi tiết 

Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn?  622

 8/12/2020  | 

Trẻ biếng ăn bị còi cọc, chậm lớn đã đành, nhưng tại sao có những trẻ ăn rất tốt nhưng vẫn gầy còm?

Xem chi tiết 

Món hấp – Hấp dẫn và tốt cho bé  593

 8/12/2020  | 

Những món đồ ăn chiên, rán hay nướng như khoai tây chiên, thịt nướng, thịt hun khói… thường là những món khoái khẩu của bé. Thế nhưng, nếu ăn những món ăn này thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sự tiêu hóa của bé.

Xem chi tiết 

Mập nhưng không khỏe  642

 8/12/2020  | 

Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ rằng: bé suy dinh dưỡng sẽ ốm nhom, gầy còm,… Nhưng thực tế, có những bé bụ bẫm, mập mạp mà vẫn được bác sĩ chẩn đoán là suy dinh dưỡng, vì đó là một trong những triệu chứng của bệnh Kwashiorkor – bệnh suy dinh dưỡng thể phù.

Xem chi tiết 

Trang trí món ăn ngộ nghĩnh cho bé  832

 8/12/2020  | 

Bé thường lười ăn trái cây, nhưng chỉ cần bạn biến tấu một chút, có thể khiến bé thích mê khi mẹ bày ra đĩa quả dâu, chuối trước mặt.

Xem chi tiết 

Làm gì khi bé không thích ăn rau?  608

 8/12/2020  | 

Rau xanh cung cấp vitamin, các khoáng chất và một lượng chất xơ đáng kể giúp bé không bị táo bón… Tuy nhiên, có những bé gần như không chịu ăn một tý rau nào cả.

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy  558

 8/12/2020  | 

Khi bị tiêu chảy, bé đi tiêu nhiều lần và phân toàn nước, cơ thể bị mất nước và muối. Vì vậy, việc đầu tiên phải nghĩ tới là bù nước và muối cho bé.

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyết  818

 8/12/2020  | 

Bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc, kém lưu thông, là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bé bị bệnh, mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, thức ăn lỏng, dễ tiêu và đặc biệt là phải bổ sung nhiều nước cho bé.

Xem chi tiết 

Mẹ đã cho bé ăn trứng đúng cách chưa?  751

 8/12/2020  | 

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của bé. Tuy nhiên, khi sử dụng trứng trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé, mẹ cần lưu ý:

Xem chi tiết 

Bé ăn gì để có trí nhớ tốt?  624

 8/12/2020  | 

“Vua trí nhớ” thế giới - Ben Pridmore trong 15 phút nhớ được 170 từ được xếp ngẫu nhiên, đồng thời trong 5 phút, anh đọc lại thành công 100 ngày tháng diễn ra các sự kiện lịch sử.

Xem chi tiết 

Ăn vặt và những tác hại  610

 8/12/2020  | 

Thông thường, các thức ăn vặt là những thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng, lại nhiều năng lượng do chứa nhiều muối, đường và chất béo…

Xem chi tiết 

Lên thực đơn cho bé khi bị ho  748

 8/12/2020  | 

Trẻ nhỏ rất dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, hay gặp nhất là viêm họng và ho.

Xem chi tiết 

Bao nhiêu sữa là đủ?  570

 8/12/2020  | 

Rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết lượng sữa cần thiết của bé là bao nhiêu. Bé ăn nhiều sữa có tốt không? Có khi nào cần hạn chế lượng sữa cho bé?

Xem chi tiết 

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé  718

 8/12/2020  | 

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hơn 50% trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng. Điều đó cho thấy bữa ăn truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của bé trong giai đoạn phát triển rất nhanh.

Xem chi tiết 

Khi nào cần cho bé ăn kiêng và nên kiêng gì?  742

 8/12/2020  | 

“Ăn kiêng” rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp vì cũng cần phải dựa trên tình trạng bệnh tật và sức khỏe của từng bé. Không nên tự động cho bé “ăn kiêng”.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website