Ăn vặt và những tác hại

 8/12/2020 |  Admin   611 lượt xem

(nuoitre.com) - Thông thường, các thức ăn vặt là những thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng, lại nhiều năng lượng do chứa nhiều muối, đường và chất béo…

Sau những giờ vui chơi, học hành hay sinh hoạt ngoài trời, các bé cần có các bữa phụ để bổ sung năng lượng, tránh tình trạng quá đói bụng dẫn đến ăn quá nhiều ở bữa ăn sau và tránh thiếu năng lượng sau khoảng thời gian dài từ bữa ăn trước. Bữa ăn phụ cũng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho các bé tuổi đang phát triển, từ đó duy trì được nguồn năng lượng cả ngày cho các bé trong độ tuổi ưa hoạt động. Tuy nhiên, bữa ăn phụ khác với chuyện cho bé ăn vặt liên tục vì thức ăn vặt không đúng giờ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
 

Ăn vặt và những tác hại


Thông thường, các thức ăn vặt là những thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng, nhiều năng lượng do chứa nhiều muối, đường và chất béo (thường là những chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe) như bánh ngọt, khoai tây chiên, bánh snacks, kẹo, nước ngọt có ga…
 
Vậy ăn vặt có những tác hại gì?
- Thông thường, những bữa ăn vặt không có kế hoạch trước sẽ có thể có số lượng thức ăn nhiều quá dẫn đến tăng nạp năng lượng cần thiết hơn mức bình thường cho nhu cầu một ngày của các bé. Nếu các bé ăn vặt thường xuyên và nhất là trong lúc đang xem ti vi hay chơi game thì sẽ khó kiểm soát được lượng thức ăn. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng tăng cân hay béo phì.
- Ăn vặt thường xuyên và không có giờ giấc nhất định sẽ làm cơ thể giảm khả năng đốt chất mỡ dư thừa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở các bé.
- Những đồ ăn vặt như nêu trên còn có thể dẫn đến tình trạng sâu răng. Thông thường, các bé chưa có ý thức vệ sinh răng miệng hoặc không biết cách chăm sóc răng miệng sau khi ăn thức ăn chứa nhiều đường, vì lúc này độ pH trong miệng sẽ giảm (nhiều axit) và răng dễ bị ăn mòn hoặc sâu, đặc biệt là vào buổi tối.
- Ăn vặt thường xuyên còn dẫn đến tình trạng các bé không có cảm giác đói và sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít khi đến bữa ăn chính, nhất là những bé đã biếng ăn, sẽ dẫn đến việc các bé ăn ít thức ăn giàu chất bổ dưỡng (mà các bữa ăn chính cung cấp), dẫn đến chuyện các bé không tăng cân, hoặc thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng.
- Ăn vặt còn làm cho các cơ quan nội tạng như gan, lá lách phải làm việc nhiều hơn bình thường, cùng với lượng đường trong máu và lượng chất béo không ổn định trong ngày, dẫn đến tăng áp lực cho mạch máu và có thể ảnh hưởng đến tim.
 
Vì vậy, bạn cần lưu ý kiểm soát thời gian cho các bé ăn bữa phụ và chọn lựa thực phẩm để tránh những tác hại trên mà vẫn đảm bảo các bé có đủ dưỡng chất cần thiết cho một ngày. Trong trường hợp các bé quá kén ăn mà thích ăn thức ăn vặt thì bạn vẫn phải khuyến khích các bé ăn bữa ăn chính trước, sau đó có thể cho ăn kèm thức ăn vặt ngay để tăng năng lượng nạp vào. Tuyệt đối tránh ăn vặt trước bữa ăn chính 2 tiếng để tránh làm bé ngang dạ.
 
Thảo Phan
Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ

liên quan

1001 kiểu cho ăn sai  1453

 8/12/2020  | 

Trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho con, bất cứ bố mẹ nào cũng cố gắng cho con ăn được nhiều nhất những thức ăn bổ dưỡng. Thế nhưng, đằng sau những lợi ích có được, nếu không biết cách, vô tình, cha mẹ lại làm hại con vì quan niệm sai lầm của mình.

Xem chi tiết 

3 món canh tốt cho bé trong mùa hè  1477

 8/12/2020  | 

Những món canh này rất tốt cho sức khỏe của bé trong những ngày hè nắng nóng.

Xem chi tiết 

Bé ăn gì để phát triển trí thông minh?  1531

 8/12/2020  | 

Thật may là trí thông minh không hoàn toàn phụ thuộc vào gien mà còn nhờ dinh dưỡng và giáo dục. Như vậy, mẹ có thể hỗ trợ bé phát triển trí thông minh trong quá trình nuôi dạy.

Xem chi tiết 

Bé cần bao nhiêu dầu ăn?  841

 8/12/2020  | 

Bé từ 6 tháng tới 2 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và não bộ, nên lượng chất béo trong khẩu phần ăn khá cao, chiếm 35-40% năng lượng một ngày (3-4g lipid/kg cân nặng).

Xem chi tiết 

Bé trai có nên uống sữa đậu nành?  780

 8/12/2020  | 

Sữa đậu nành có ưu điểm là đạm từ thực vật nên dễ tiêu hóa, lại chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, rất lợi cho tim mạch hơn.

Xem chi tiết 

Biết những điều này, mẹ sẽ cân nhắc cho nên cho bé ăn bánh Trung thu hay không?  764

 8/12/2020  | 

Đứng trước gian hàng bánh Trung thu đầy màu sắc, kiểu dáng và hương vị, chắc hẳn mẹ không nỡ từ chối nguyện vọng được nếm thử một chiếc bánh của bé, lại thếm tâm lý mỗi năm có một dịp thì cứ cho bé ăn thỏa thích. Nhưng nếu xem xét trên khía cạnh dinh dưỡng thì ta nên chiều theo bé đến mức nào?

Xem chi tiết 

Bữa ăn giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm  741

 8/12/2020  | 

Nuôi dưỡng bé trong thời kỳ ăn dặm rất quan trọng. Mẹ cần lựa chọn và chế biến thực phẩm phù hợp với từng lứa tuổi của bé.

Xem chi tiết 

Các loại nước uống “mát từ bên trong” cho bé  802

 8/12/2020  | 

Trời nắng nóng, cơ thể bé dễ bị mất nước dẫn đến khô khát, nóng trong, ăn uống kém. Để cải thiện, một số loại nước có thể giúp bé “mát từ bên trong”, uống ngon lại dễ thực hiện.

Xem chi tiết 

Các món ngon cho bé từ bí đỏ  883

 8/12/2020  | 

Các món này rất giàu dinh dưỡng và dễ ăn nên rất phù hợp với các bé. Cách làm cũng vô cùng đơn giản nhé!

Xem chi tiết 

Câu chuyện nước ngọt ngày Tết  893

 8/12/2020  | 

Hầu như bé nào cũng thích uống nước ngọt. Ngày Tết cũng như vào các dịp lễ, liên hoan là lúc các bé thường được mẹ cho uống nước ngọt “xả láng”. Thế nhưng, ít ai hiểu hết được các tác hại của loại nước uống này khi bé đã có thói quen uống mỗi ngày, hay nhiều ngày trong tuần.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng  869

 8/12/2020  | 

Suy dinh dưỡng là một bệnh thường gặp ở bé dưới 3 tuổi do cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng. Bé suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Cho bé ăn gì khi uống kháng sinh?  742

 8/12/2020  | 

Việc bé bị rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc kháng sinh khiến không ít cha mẹ lo lắng. Có nhiều người vì vậy (và vì “nghe nói” kháng sinh có hại cho bé) nên đã tự động dừng việc cho bé dùng thuốc, khiến thời gian bị bệnh của bé kéo dài.

Xem chi tiết 

Cùng loại sữa, sao bé béo, bé gầy?  718

 8/12/2020  | 

Chị Mỹ Hương (Q.1, TP.HCM) có con nhỏ 3 tuổi. Từ khi bé được 6 tháng tuổi, chị đã cho bé bú sữa ngoài vì phải đi làm. Thế nhưng, dù đã đổi nhiều loại sữa, từ loại bình dân đến mắc tiền mà bé Na, con chị vẫn gầy.

Xem chi tiết 

Để cá trở thành món khoái khẩu của bé  802

 8/12/2020  | 

Mẹ nào cũng muốn chọn lựa những thực phẩm tốt nhất cho con. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của cá luôn thu hút các bà mẹ nhưng thường lại là món ăn không hấp dẫn đối với các bé. Tại sao vậy nhỉ?

Xem chi tiết 

Để tránh cho bé bị mất sức khi tiêu chảy  688

 8/12/2020  | 

Khi bị bệnh, nhu cầu các chất dinh dưỡng của bé tăng cao nhưng khả năng ăn uống của bé lại giảm, trong khi đó, một số quan niệm sai lầm như kiêng cữ trong ăn uống làm cho bé dễ bị suy dinh dưỡng hơn, đặc biệt là khi bé bị tiêu chảy.

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng cho bé thấp còi  719

 8/12/2020  | 

Không một ông bố bà mẹ nào muốn con mình bị suy dinh dưỡng, nhưng nếu chẳng may bé không thuộc vào dạng “có da có thịt” thì các bậc phụ huynh cần làm gì để giúp bé lấy lại cân nặng và chiều cao đúng chuẩn?

Xem chi tiết 

Khi con ngán cháo!  897

 8/12/2020  | 

Khi nuôi con, ngoài mối quan tâm hàng đầu là chuyện cho bé ăn dặm thì những lo lắng về việc bé biếng ăn, không biết cho con ăn như thế nào ở độ tuổi 18 – 30 tháng cũng là nguyên nhân khiến các cha mẹ phải tìm đến bác sĩ để tư vấn.

Xem chi tiết 

Khi nào cần cho bé ăn kiêng và nên kiêng gì?  742

 8/12/2020  | 

“Ăn kiêng” rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp vì cũng cần phải dựa trên tình trạng bệnh tật và sức khỏe của từng bé. Không nên tự động cho bé “ăn kiêng”.

Xem chi tiết 

Lên thực đơn cho bé khi bị ho  748

 8/12/2020  | 

Trẻ nhỏ rất dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, hay gặp nhất là viêm họng và ho.

Xem chi tiết 

Mẹ đã cho bé ăn trứng đúng cách chưa?  751

 8/12/2020  | 

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của bé. Tuy nhiên, khi sử dụng trứng trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé, mẹ cần lưu ý:

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website