Cách tính năng lượng từ các loại nước uống

 8/13/2020 |  Admin   336 lượt xem

(nuoitre.com) - Năng lượng của nước uống được sinh ra chủ yếu từ chất đường như sacharose, glucse, fructose nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu không biết cách sử dụng hợp lý.

Cách tính năng lượng từ các loại nước uống
 

Nước trái cây

Trái cây có thể chế biến thành nhiều món nước uống khác nhau. Theo “Thành phần dinh dưỡng 400 món ăn thông dụng” - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM:

Nước trái cây ép, vắt: nước cam vắt, nước ép táo, nước ép cà rốt, nước ép bưởi, nước chanh, nước sâm, nước rau má... Năng lượng của một ly nước ép trái cây có được là do lượng đường kính (sacharose) cho thêm vào. Mỗi 10g đường cho 40kcal. Vậy, một ly nước ép có 20g đường sẽ cho 80kcal.

Sinh tố: Năng lượng của một ly sinh tố bằng tổng năng lượng các nguyên liệu cho vào. Mỗi 10g đường cho 40kcal, 10g sữa đặc cho 37kcal, 100g trái cây cho năng lượng từ 30 - 100kcal tùy loại.
Ví dụ: 1 ly sinh tố đu đủ có 200g đu đủ + 30g sữa đặc + 20g đường = (30*2) + (37*3 ) + (40*2) = 252kcal.
Vì vậy, nếu tự chế biến đồ uống cho bé, cha mẹ có thể điều chỉnh để có một ly nước ép hoặc 1 ly sinh tố năng lượng cao hay thấp, tùy theo sở thích và tình trạng sức khỏe của bé.

Một số nước trái cây bán sẵn trên thị trường có năng lượng như sau: 1 ly nước cam 226kcal, 1 ly nước sâm 79kcal, 1 ly nước chanh 149kcal, 1 ly sinh tố bơ 331kcal, 1 ly sinh tố đu đủ 285kcal.

Ngoài ra, một số loại có thể uống mà không cần thêm đường hoặc không qua chế biến. Ví dụ: 200ml nước mía cung cấp 106kcal, một trái dừa tươi (420ml nước dừa) cung cấp 128kcal.

Nước ngọt

Hiện nay, chúng ta có một thị trường rất lớn đủ các loại nước ngọt có ga, không có ga… Trung bình, 1 lon nước ngọt (330ml) cung cấp 162kcal (bằng 1 chén cơm), 1 lon nước yến (240ml) cung cấp 94kcal.

Như vậy, hầu hết các loại nước uống đều cung cấp năng lượng và năng lượng này được sinh ra chủ yếu là từ chất đường.


Cách tính năng lượng từ các loại nước uống


Cha mẹ cần lưu ý
- Các đồ uống trên cung cấp nhiều năng lượng nên nếu bé uống thoải mái, thường xuyên, rất dễ gây dư thừa năng lượng, lâu ngày sẽ tích tụ thành “ mỡ”. Vì vậy, nước ngọt là một trong những “thủ phạm” làm cho bé bị bệnh béo phì.
- Vị ngọt của đường có khả năng gây ức chế tiết dịch vị, làm tăng đường huyết, ức chế sự thèm ăn, làm bé biếng ăn. Vì vậy, bé có thể suy dinh dưỡng nếu thường xuyên uống nước ngọt trước khi ăn.
- Đường có thể gây sâu răng nếu bé uống nước ngọt thường xuyên mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nước ngọt công nghiệp chỉ cung cấp chất đường tạo vị ngọt và năng lượng nên gọi là “năng lượng rỗng”. Còn nước trái cây ép và trái cây xay thì có thêm một số chất dinh dưỡng như vitamin C, betcaroten và một ít chất xơ.

Viện Dinh dưỡng khuyến nghị: mỗi người chỉ nên ăn tối đa 600g đường/tháng. Vì vậy, cha mẹ nên tính toán số lượng nước ngọt trong tổng lượng đường của bé để bé không bị thừa năng lượng, thừa đường, đồng thời cũng cần tính toán số lượng nước trái cây vì lượng vitamin và chất xơ trong rau và trái cây (ăn cả xác) nhiều hơn trong nước ép.

Như vậy, ngoài tác dụng giải khát và cung cấp một ít vitamin thì các loại nước uống chứa đường không phải là chất dinh dưỡng cần thiết với bé. Cha mẹ không cần phải ép bé uống thường xuyên và không nên dùng nước ngọt, nước trái cây như một loại thực phẩm để thay thế cho bữa ăn của bé.

CNDD Tôn Nữ Thu Trang
Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM)

liên quan

1001 kiểu cho ăn sai  1153

 8/12/2020  | 

Trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho con, bất cứ bố mẹ nào cũng cố gắng cho con ăn được nhiều nhất những thức ăn bổ dưỡng. Thế nhưng, đằng sau những lợi ích có được, nếu không biết cách, vô tình, cha mẹ lại làm hại con vì quan niệm sai lầm của mình.

Xem chi tiết 

3 món canh tốt cho bé trong mùa hè  1216

 8/12/2020  | 

Những món canh này rất tốt cho sức khỏe của bé trong những ngày hè nắng nóng.

Xem chi tiết 

Bé ăn gì để phát triển trí thông minh?  1281

 8/12/2020  | 

Thật may là trí thông minh không hoàn toàn phụ thuộc vào gien mà còn nhờ dinh dưỡng và giáo dục. Như vậy, mẹ có thể hỗ trợ bé phát triển trí thông minh trong quá trình nuôi dạy.

Xem chi tiết 

Bé cần bao nhiêu dầu ăn?  713

 8/12/2020  | 

Bé từ 6 tháng tới 2 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và não bộ, nên lượng chất béo trong khẩu phần ăn khá cao, chiếm 35-40% năng lượng một ngày (3-4g lipid/kg cân nặng).

Xem chi tiết 

Bé trai có nên uống sữa đậu nành?  644

 8/12/2020  | 

Sữa đậu nành có ưu điểm là đạm từ thực vật nên dễ tiêu hóa, lại chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, rất lợi cho tim mạch hơn.

Xem chi tiết 

Biết những điều này, mẹ sẽ cân nhắc cho nên cho bé ăn bánh Trung thu hay không?  643

 8/12/2020  | 

Đứng trước gian hàng bánh Trung thu đầy màu sắc, kiểu dáng và hương vị, chắc hẳn mẹ không nỡ từ chối nguyện vọng được nếm thử một chiếc bánh của bé, lại thếm tâm lý mỗi năm có một dịp thì cứ cho bé ăn thỏa thích. Nhưng nếu xem xét trên khía cạnh dinh dưỡng thì ta nên chiều theo bé đến mức nào?

Xem chi tiết 

Bữa ăn giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm  630

 8/12/2020  | 

Nuôi dưỡng bé trong thời kỳ ăn dặm rất quan trọng. Mẹ cần lựa chọn và chế biến thực phẩm phù hợp với từng lứa tuổi của bé.

Xem chi tiết 

Các loại nước uống “mát từ bên trong” cho bé  684

 8/12/2020  | 

Trời nắng nóng, cơ thể bé dễ bị mất nước dẫn đến khô khát, nóng trong, ăn uống kém. Để cải thiện, một số loại nước có thể giúp bé “mát từ bên trong”, uống ngon lại dễ thực hiện.

Xem chi tiết 

Các món ngon cho bé từ bí đỏ  763

 8/12/2020  | 

Các món này rất giàu dinh dưỡng và dễ ăn nên rất phù hợp với các bé. Cách làm cũng vô cùng đơn giản nhé!

Xem chi tiết 

Câu chuyện nước ngọt ngày Tết  755

 8/12/2020  | 

Hầu như bé nào cũng thích uống nước ngọt. Ngày Tết cũng như vào các dịp lễ, liên hoan là lúc các bé thường được mẹ cho uống nước ngọt “xả láng”. Thế nhưng, ít ai hiểu hết được các tác hại của loại nước uống này khi bé đã có thói quen uống mỗi ngày, hay nhiều ngày trong tuần.

Xem chi tiết 

Chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng  683

 8/12/2020  | 

Suy dinh dưỡng là một bệnh thường gặp ở bé dưới 3 tuổi do cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng. Bé suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết 

Cho bé ăn gì khi uống kháng sinh?  617

 8/12/2020  | 

Việc bé bị rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc kháng sinh khiến không ít cha mẹ lo lắng. Có nhiều người vì vậy (và vì “nghe nói” kháng sinh có hại cho bé) nên đã tự động dừng việc cho bé dùng thuốc, khiến thời gian bị bệnh của bé kéo dài.

Xem chi tiết 

Cùng loại sữa, sao bé béo, bé gầy?  603

 8/12/2020  | 

Chị Mỹ Hương (Q.1, TP.HCM) có con nhỏ 3 tuổi. Từ khi bé được 6 tháng tuổi, chị đã cho bé bú sữa ngoài vì phải đi làm. Thế nhưng, dù đã đổi nhiều loại sữa, từ loại bình dân đến mắc tiền mà bé Na, con chị vẫn gầy.

Xem chi tiết 

Để cá trở thành món khoái khẩu của bé  679

 8/12/2020  | 

Mẹ nào cũng muốn chọn lựa những thực phẩm tốt nhất cho con. Vì vậy, giá trị dinh dưỡng của cá luôn thu hút các bà mẹ nhưng thường lại là món ăn không hấp dẫn đối với các bé. Tại sao vậy nhỉ?

Xem chi tiết 

Để tránh cho bé bị mất sức khi tiêu chảy  577

 8/12/2020  | 

Khi bị bệnh, nhu cầu các chất dinh dưỡng của bé tăng cao nhưng khả năng ăn uống của bé lại giảm, trong khi đó, một số quan niệm sai lầm như kiêng cữ trong ăn uống làm cho bé dễ bị suy dinh dưỡng hơn, đặc biệt là khi bé bị tiêu chảy.

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng cho bé thấp còi  603

 8/12/2020  | 

Không một ông bố bà mẹ nào muốn con mình bị suy dinh dưỡng, nhưng nếu chẳng may bé không thuộc vào dạng “có da có thịt” thì các bậc phụ huynh cần làm gì để giúp bé lấy lại cân nặng và chiều cao đúng chuẩn?

Xem chi tiết 

Khi con ngán cháo!  764

 8/12/2020  | 

Khi nuôi con, ngoài mối quan tâm hàng đầu là chuyện cho bé ăn dặm thì những lo lắng về việc bé biếng ăn, không biết cho con ăn như thế nào ở độ tuổi 18 – 30 tháng cũng là nguyên nhân khiến các cha mẹ phải tìm đến bác sĩ để tư vấn.

Xem chi tiết 

Khi nào cần cho bé ăn kiêng và nên kiêng gì?  624

 8/12/2020  | 

“Ăn kiêng” rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp vì cũng cần phải dựa trên tình trạng bệnh tật và sức khỏe của từng bé. Không nên tự động cho bé “ăn kiêng”.

Xem chi tiết 

Lên thực đơn cho bé khi bị ho  626

 8/12/2020  | 

Trẻ nhỏ rất dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, hay gặp nhất là viêm họng và ho.

Xem chi tiết 

Mẹ đã cho bé ăn trứng đúng cách chưa?  626

 8/12/2020  | 

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của bé. Tuy nhiên, khi sử dụng trứng trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé, mẹ cần lưu ý:

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website