3 tháng giữa: điều thú vị mẹ chưa biết

 8/25/2020 |  Admin   579 lượt xem

(nuoitre.com) - 3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.

Có rất nhiều điều thú vị về sự phát triển của thai nhi trong quý 2 thai kỳ mà không phải mẹ bầu nào cũng biết, hãy cùng khám phá nhé!

Tăng cân nhanh chóng

Từ tháng thứ 4 thai kỳ, em bé lớn lên nhanh chóng và có thể đạt từ 50-70gam/tuần. Nếu như ở đầu giai đoạn này, bé mới chỉ nhỏ bằng một quả chanh thì đến cuối tháng thứ 7, thai nhi đã lớn như một quả bí ngô rồi. Như vậy tính từ đầu tuần thứ 14 đến hết tuần thứ 27, em bé có thể tăng lên gấp đôi, gấp 3 lần kích thước.

Phân biệt giới tính

Từ tuần thứ 13 thai kỳ, thông qua thiết bị siêu âm, các bác sĩ có thể quan sát được giới tính thai nhi. Cũng từ những tuần này, bạn có thể dễ dàng quan sát được những bộ phận nhỏ xinh trên cơ thể bé như tay, chân, môi, mắt…

Xuất hiện lông mi

Những tưởng đây là việc rất bình thường nhưng chỉ một bộ phận nhỏ xinh này xuất hiện cũng khiến mẹ cảm thấy vui vui rồi đúng không? Từ tuần thai thứ 16-18, lông mi của bé đã bắt đầu xuất hiện để hoàn thiện dần cơ thể.

3 tháng giữa: điều thú vị mẹ chưa biết - 1
Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian bé có những bước phát triển ngoạn mục. (ảnh minh họa)

Bé có thể nghe

Cũng từ tuần 16-18 thai kỳ, thính giác của bé dường như đã phát triển hoàn hảo. Bé có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài và phân biệt được tiếng nói của mẹ nữa. Mẹ cũng nên cho bé nghe nhạc như nhạc cổ điển, giao hưởng để phát triển trí thông minh và khả năng nghe của bé.

Bé mở mắt

Từ tuần thai thứ 25, 26 thai kỳ, em bé đã có thể đóng mở mắt như khi chào đời. Dù vẫn sống trong môi trường nước ối nhưng bé vẫn có thể đóng mở mắt mà không lo bị nước ối ngăn cản. Trong những tháng này, em bé đã phát triển một chu kỳ ngủ thường xuyên - lúc tỉnh lúc thức.

Những cú đá yêu thương

Với những mẹ lần đầu mang thai thì có lẽ phải chờ đến tuần thứ 20-22 mới cảm nhận được những cú máy thai của con nhưng với mẹ mang thai lần 2 thì chỉ khoảng tuần thứ 18 là đã cảm nhận được rồi. Lần đầu tiên cảm nhận được những cú đạp yêu thương, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm lắm. Hãy theo dõi những chuyển động này thường xuyên mẹ nhé vì đây cũng là cách giúp mẹ theo dõi tình hình sức khỏe của con yêu đó.

Xuất hiện dấu vân tay và vân chân

Mẹ đừng nghĩ rằng còn trong bào thai thì bé chưa có dấu vân chân, tay nhé. Thự tế thì ngay từ cuối quý 2 thai kỳ, em bé đã bắt đầu hình thành dấu vân tay và vân chân độc đáo của riêng mình Ngoài ra, móng tay và móng chân của bé cũng bắt đầu xuất hiện, thậm chí còn rất sắc nhé.

Cảm nhận mùi vị thức ăn

Thai nhi sẽ lớn lên bằng cách nuốt nước ối mỗi ngày. Cũng từ quý thứ 2 này, em bé sẽ cảm nhận được mùi vị từng thực phẩm bạn dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy đừng nghĩ những gì mẹ ăn không ảnh hưởng đến bé nhé. Hãy cố gắng chọn lựa những thực phẩm an toàn để bé yêu phát triển tốt nhất mẹ bầu nhé.

Thái Nam (Theo BB)

liên quan

Tác dụng của vừng đen với bà bầu  737

 8/23/2020  | 

Vừng đen là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đối với bà bầu, vừng đen giúp chị em phòng tránh được một số triệu chứng do thai nghén mang lại, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết 

Tiêm phòng gì trước khi mang thai?  768

 8/23/2020  | 

Trong lúc mang thai, do sức đề kháng kém nên nếu mắc bệnh nhiễm trùng, mẹ có thể bị bệnh nặng hơn. Một số bệnh lại tác động lên thai nhi, gây ra một số dị tật hay bệnh cho bé khi sinh ra. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Xem chi tiết 

Thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ  727

 8/23/2020  | 

Giai đoạn đầu mang thai, cùng những thay đổi về cơ thể mẹ, bé cũng dần phát triển từ phôi thai đến thai nhi, có tim thai, có não và các bộ phận cơ thể đã rõ ràng.

Xem chi tiết 

Ba mốc siêu âm phát hiện chính xác các dị tật ở thai nhi  708

 8/23/2020  | 

Việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng này sẽ giúp mẹ biết chính xác con yêu có phát triển bình thường hay không.

Xem chi tiết 

Giảm đau lưng khi mang thai   703

 8/23/2020  | 

Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Xem chi tiết 

Bà bầu stress dễ sinh con thiếu sắt  688

 8/23/2020  | 

Phụ nữ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kì dễ sinh con thiếu sắt.

Xem chi tiết 

Sự phát triển của em bé trong 3 tháng giữa thai kỳ  713

 8/23/2020  | 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bé phát triển nhanh chóng, cử động nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Vì sao cần khám thai?  689

 8/23/2020  | 

Đối với 1 thai kỳ bình thường, mẹ nên khám đầy đủ 7 lần, còn nếu mẹ có bệnh tim, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn.

Xem chi tiết 

Vệ sinh khi mang thai  731

 8/23/2020  | 

Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, hằng năm, có 60-70% phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do nấm. Viêm âm đạo do nấm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, ở tam cá nguyệt I là 33%, tam cá nguyệt II là 40% và tam cá nguyệt III là 27%.

Xem chi tiết 

Trang phục phù hợp khi mang thai  701

 8/23/2020  | 

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ tập trung mọi quan tâm cho sức khoẻ của bản thân nhằm đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Bên cạnh những vấn đề về sức khoẻ, trang phục hằng ngày cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết 

Thuốc nào trị cảm cúm khi mang thai?  684

 8/23/2020  | 

Khi mang thai, nếu bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm, chắc bạn rất lo lắng không biết thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xem chi tiết 

Có nên “nghiện” siêu âm?  690

 8/23/2020  | 

Siêu âm đã trở thành một lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu, giúp ích rất nhiều cho ngành y học chăm sóc, phục vụ sức khỏe con người. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta thích siêu âm bao nhiêu và lúc nào cũng được, nhất là các “bà bầu”.

Xem chi tiết 

Sức khỏe tình dục khi mang thai  722

 8/25/2020  | 

Khi bắt đầu có thai, cùng với các “gian khổ” khác khi mang thai cũng như mặc cảm cơ thể xấu đi, bạn không còn quan tâm, mong muốn các cuộc “yêu” với chồng nữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, đến tình cảm và đến tâm lý hai vợ chồng.

Xem chi tiết 

Thở và rặn sinh sao cho đúng?  688

 8/25/2020  | 

Sau 38-40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Trong quá trình chuyển dạ, nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thở và rặn, mẹ có thể vượt qua cuộc “đi biển” dễ dàng!

Xem chi tiết 

Táo bón khi mang thai  684

 8/25/2020  | 

Có khoảng 90% bà bầu có nguy cơ bị táo bón do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Táo bón làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và sinh non khi phải rặn mạnh trong lúc đại tiện.

Xem chi tiết 

Sau sinh, có nên ăn kiêng?  685

 8/25/2020  | 

Sau sinh, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như lúc chưa sinh, tăng thêm nhiều dinh dưỡng, chất đạm, sắt, canxi, uống thêm sữa...

Xem chi tiết 

Sai lầm khi bà bầu làm đẹp  741

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, ngoài việc lo lắng cho bé yêu trong bụng, rất nhiều chị em băn khoăn về việc làm đẹp cho bản thân. Có nên làm đẹp khi bầu bí? Và làm đẹp như thế nào là đúng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Những yếu tố gây dị tật tim thai  688

 8/25/2020  | 

Tim thai không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một mầm sống đang hình thành trong bụng mẹ, mà còn là thước đo sức khỏe của thai nhi. Khi tim thai bất thường, bé sinh ra sẽ có dị tật tim bẩm sinh.

Xem chi tiết 

Những ngộ nhận về thai nghén  691

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  709

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website