Để thích nghi với sự biến đổi sinh lí trong thời kì mang thai và đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát triển của thai nhi, bữa ăn cho bà bầu phải được chú ý những điểm sau:
Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm
Bữa ăn cho phụ nữ mang thai bao gồm các nhóm thực phẩm sau đây:
- Nhóm thức ăn giàu đạm: Gồm các loại thịt lợn, bò, gà, vịt, nội tạng (tim, gan, bầu bục…), trứng, cá và thủy hải sản các loại... Nhóm thực phẩm này cung cấp lipit, vitamin tan trong mỡ, muối vô cơ và có hàm lượng protein rất cao, dễ hấp thu.
- Nhóm thực phẩm giàu bột đường: Bao gồm gạo, ngô, khoai, sắn, hạt đậu các loại. Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng, protein, muối vô cơ, vitamin nhóm B và một phần chất xơ. Đối với bà bầu, nhu cầu cần thiết của nhóm thực phẩm này là khoảng 200g trở lên.
Các loại thịt gà, cá, thỏ… có ít mô mỡ, dễ tiêu hóa, có thể phù hợp với những bà bầu trong thời kỳ nghén, sợ mỡ. Thức ăn từ nội tạng cung cấp nguồn đạm cao nên bà bầu cần hạn chế ăn.
Thực phẩm cung cấp vitamin và chất xơ: Đây là các loại trái cây và rau xanh. Chúng cung cấp vitamin, vitamin C, vitamin B2, muối vô cơ... Trái cây còn chứa axit hữu cơ, kích thích ham muốn ăn. Các loại rau xanh sẫm chứa hàm lượng vitamin và muối vô cơ phong phú. Trong quá trình mang thai, bà bầu nên ăn cả rau xanh và trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin và các chất khoáng cần thiết.
Sữa: Ngoài ăn uống, bà bầu cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa. Sữa là một loại protein hoàn toàn, có đầy đủ các loại axit amin cần thiết. Mỗi ngày, bà bầu nên uống ít nhất 1 ly sữa (khoảng 200ml).
Khi mang thai, khả năng hấp thu của cơ thể thay đổi, nên bà bầu cần có chế độ ăn hợp lý. Lúc này, chị em cần ăn nhiều hơn nhưng phải chia thành nhiều bữa. Ngoài ba bữa chính, bà bầu nên có thêm 2 - 3 bữa ăn nhẹ.
Quan tâm đến việc chế biến thức ăn
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Trong thời gian này, nhiều chị em có cảm giác chán ăn. Bởi vậy, việc chế biến, nấu nướng, trình bày món ăn đảm bảo phải có cảm quan hấp dẫn, gây cảm giác thèm ăn, đồng thời khiến cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng. Trong quá trình chế biến, tránh để các chất dinh dưỡng bị mất đi.
Bà bầu cũng không nên ăn quá mặn để tránh bị phù – nguy cơ gây tiền sản giật. Bởi vậy, thức ăn nấu cho bà bầu phải thanh đạm, giảm mắm muối... Ngoài ra, cần tránh những thức ăn chua, cay, và các chất gây kích thích từ cà phê, thuốc lá, bia, rượu…
Anh Thư