Cách phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

 8/25/2020 |  Admin   473 lượt xem

(nuoitre.com) - Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu.

Sắt là một vi chất dinh dưỡng, tuy số lượng trong cơ thể không cao nhưng vai trò sinh học khá quan trọng, đặc biệt là tham gia vào quá trình tạo máu. Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu.

Tại sao phụ nữ có thai dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam là 26,5% và 75% thiếu sắt ở phụ nữ có thai là do thiếu máu; thiếu sắt xảy ra ở 66,1% phụ nữ có thai vào quý 3 của thai kỳ. Khi có thai cần chất sắt nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi, nhau thai và tăng khối lượng máu của người mẹ. Nếu lượng sắt ăn vào không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng, nhất là nhiễm giun móc làm cho cơ thể mất sắt cũng gây nên thiếu máu.

Cách phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai - 1

  Những thực phẩm giàu chất sắt rất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé

Làm thế nào để phát hiện thiếu máu ở phụ nữ có thai?

Nhu cầu sắt hằng ngày tăng ở phụ nữ có thai, trẻ em đang lớn, người đang nhiễm khuẩn. Cụ thể: nhu cầu em gái tuổi dậy thì là 15mg/ngày, phụ nữ 19 - 49 tuổi cần 18mg/ngày, khi có thai là 27mg/ngày trong khi đó nam giới chỉ cần 8mg/ngày.  Thiếu máu thiếu sắt khi xét nghiệm máu thấy hemoglobin (Hb) dưới 10,5g/dl; serum ferritin dưới 30g/dl; độ bão hòa transferrin dưới 20%. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, nhau thai và tăng khối lượng hồng cầu ở mẹ.

Các biểu hiện khi bị thiếu máu (thiếu máu nhẹ) là mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt. Nặng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, niêm mạc nhợt... Nếu thấy biểu hiện trên thì chị em cần đi khám, xét nghiệm máu để được chẩn đoán xác định và có hướng can thiệp kịp thời.

Phòng chống thiếu máu thiếu sắt

Trước hết cần uống bổ sung ngay viên sắt/acid folic, liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới sau đẻ 1 tháng. Thiếu máu là giai đoạn cuối của thiếu sắt kéo dài. Vì vậy khi có thai, ngay cả trong trường hợp bà mẹ cảm thấy sức khỏe bình thường không có nghĩa là không bị thiếu sắt. Hơn nữa, kể cả khi không bị thiếu sắt, đối với phụ nữ có thai, việc uống bổ sung viên sắt là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sắt ngày càng cao của cơ thể mẹ và con, phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt. Trước kia, khi dùng viên bổ sung sắt cho phụ nữ có thai hay gặp các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy... nhưng nay nhờ các nghiên cứu dược phẩm lâm sàng đã cho ra đời các sản phẩm chứa sắt dùng đường uống và truyền tĩnh mạch để điều trị cho thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt. Vì vậy, nếu cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng đường uống thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, cần cải thiện bữa ăn, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu sắt lấy từ các thức ăn động vật: thịt (nhất là thịt nạc), thủy, hải sản, trứng, phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục, tiết) hay từ các nguồn thức ăn thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc,... và các thức ăn giàu vitamin C như rau lá xanh thẫm (rau dền, rau ngót, rau muống)..., quả chín giàu vitamin C như cam, quýt, nho, dưa hấu,... vì vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.

Cách phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai
 

Lời khuyên của thầy thuốc

Trong điều kiện nước ta, phụ nữ mang thai dù ăn uống đầy đủ vẫn phải uống viên sắt để phòng chống bệnh thiếu máu. Như trên đã nói, nhu cầu hằng ngày của phụ nữ mang thai là 27mg (gấp hơn 3 lần so với nam giới) trong khi đó cơ thể chỉ hấp thu 10 - 15% lượng sắt trong thức ăn hằng ngày. Đó là điều không thể đáp ứng được ngay cả với bữa ăn tương đối đầy đủ. Hơn nữa các em gái tuổi dậy thì, phụ nữ rong kinh, phụ nữ bị bệnh đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày - tá tràng), nhiễm ký sinh trùng nhất là giun móc cần phải bổ sung sắt để phòng thiếu máu.   

liên quan

Mẹ thay đổi thế nào khi bầu bí?  487

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, mẹ có rất nhiều thay đổi, cả về hình dáng bên ngoài và tâm sinh lý.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi bà bầu làm đẹp  482

 8/25/2020  | 

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Nhưng làm đẹp trong thời gian mang thai là một vấn đề không đơn giản. Vậy bạn cần lưu ý những gì để cân bằng giữa việc làm đẹp và đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Lưu ý khi “bầu bí” tập thể dục  495

 8/25/2020  | 

Rất nhiều bạn không dám vận động trong suốt thời gian mang thai vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc tập thể dục đều đặn, an toàn trong khi mang thai rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

Xem chi tiết 

Ngày Tết, chớ nên ăn nhiều  498

 8/25/2020  | 

Trong dịp Tết, thói quen ăn uống của hầu hết mọi người đều có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, nguyên tắc ăn uống của bà bầu luôn phải tuân thủ ở mọi thời kỳ, đó là phải ăn đủ dưỡng chất nhưng không quá mức, dù là ngày Tết.

Xem chi tiết 

Nhận biết cơn chuyển dạ  489

 8/25/2020  | 

Giai đoạn gần đến ngày sinh là lúc căng thẳng nhất của các cặp vợ chồng. Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, đây là lúc gần đến đích, vừa mệt mỏi, vừa lo lắng vì không biết mẹ con sẽ ra sao. Với các bà mẹ trẻ mới sinh lần đầu, họ còn lo không biết cơn đau chuyển dạ thế nào mà sao mọi người thường ví von “đau như đau đẻ”.

Xem chi tiết 

Nhận biết và xác định có thai  530

 8/25/2020  | 

Bạn đang rất mong muốn được làm mẹ. Nhưng làm sao biết mình đã có thai hay chưa? Một số dấu hiệu điển hình sau đây sẽ giúp bạn nhận biết và xác định có thai.

Xem chi tiết 

Nhau tiền đạo  565

 8/25/2020  | 

Nhau tiền đạo là khi bánh nhau không bám ở vùng đáy tử cung mà một phần hoặc toàn thể bánh nhau ở vùng đoạn dưới tử cung, nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  593

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 

Những ngộ nhận về thai nghén  576

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 

Những yếu tố gây dị tật tim thai  570

 8/25/2020  | 

Tim thai không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một mầm sống đang hình thành trong bụng mẹ, mà còn là thước đo sức khỏe của thai nhi. Khi tim thai bất thường, bé sinh ra sẽ có dị tật tim bẩm sinh.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi bà bầu làm đẹp  617

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, ngoài việc lo lắng cho bé yêu trong bụng, rất nhiều chị em băn khoăn về việc làm đẹp cho bản thân. Có nên làm đẹp khi bầu bí? Và làm đẹp như thế nào là đúng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Sau sinh, có nên ăn kiêng?  574

 8/25/2020  | 

Sau sinh, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như lúc chưa sinh, tăng thêm nhiều dinh dưỡng, chất đạm, sắt, canxi, uống thêm sữa...

Xem chi tiết 

Táo bón khi mang thai  559

 8/25/2020  | 

Có khoảng 90% bà bầu có nguy cơ bị táo bón do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Táo bón làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và sinh non khi phải rặn mạnh trong lúc đại tiện.

Xem chi tiết 

3 tháng giữa: điều thú vị mẹ chưa biết  478

 8/25/2020  | 

3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.

Xem chi tiết 

Những lợi ích chỉ khi bầu bí mới được hưởng   407

 8/25/2020  | 

Mang bầu cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ được hưởng rất nhiều "đặc ân" mà không phải ai cũng nhận ra.

Xem chi tiết 

Massage bà bầu   626

 8/25/2020  | 

Trong thời kỳ mang thai chị em phụ nữ thường gặp các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cơ khớp, dẫn đến tình trạng buồn phiền, lo lắng, trầm cảm và cáu gắt . Vậy làm thế nào để thai phụ có được tinh thần thoải mái, thư thái? Massage bà bầu chính là liều thuốc trị liệu cực kỳ hiệu quả mà các bạn không ngờ đến.

Xem chi tiết 

Thở và rặn sinh sao cho đúng?  559

 8/25/2020  | 

Sau 38-40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Trong quá trình chuyển dạ, nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thở và rặn, mẹ có thể vượt qua cuộc “đi biển” dễ dàng!

Xem chi tiết 

Đề phòng tăng huyết áp khi mang thai  626

 8/25/2020  | 

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, theo dõi thường xuyên huyết áp để điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Có nên làm đẹp cho con?  643

 8/25/2020  | 

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều cách giúp bà bầu chuẩn bị cho con của mình sinh ra thật đẹp như uống nước dừa, ăn trứng gà hay “sống cùng thần tượng”.

Xem chi tiết 

Sức khỏe tình dục khi mang thai  608

 8/25/2020  | 

Khi bắt đầu có thai, cùng với các “gian khổ” khác khi mang thai cũng như mặc cảm cơ thể xấu đi, bạn không còn quan tâm, mong muốn các cuộc “yêu” với chồng nữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, đến tình cảm và đến tâm lý hai vợ chồng.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website