Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ

 8/25/2020 |  Admin   575 lượt xem

(nuoitre.com) - Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi, quyết định đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và sự thành công của việc sinh nở. Trong đó, dinh dưỡng đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cần cho cả mẹ và bé
 
Em bé trong bụng cần có đủ lượng và chất dinh dưỡng để phát triển não và thể chất. Trong đó, đặc biệt phải có đủ 3 chất sinh năng lượng (bột đường, đạm, béo), càng không thể thiếu chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
 
Trong 9 tháng mang thai, mẹ cần tăng 10-12 kg để có một em bé đủ cân (3kg) và đủ cao (50cm) khi ra đời. Ba tháng đầu, mẹ cần tăng 1-2 kg, 3 tháng giữa phải lên 4-5kg và tăng tốc trong 3 tháng cuối, lên 5-6kg. Nếu mẹ gầy hoặc có đa thai, cần tăng trọng lượng nhiều hơn (14-18kg). Mẹ thừa, cân béo phì chỉ nên tăng khoảng 6-10 kg là đủ.
 

 


Với nhu cầu tăng thêm 300kcal/ngày, mẹ cần ăn tăng thêm 1/2 chén cơm (hoặc bún, phở, hủ tiếu, mì, nui, khoai củ…) cho mỗi bữa ăn, 2 ly sữa mỗi ngày và ăn thêm 1-2 bữa phụ với các loại bánh, trái cây, sữa chua… ngoài 3 bữa chính. Mẹ cần ăn đa dạng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm để được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.
 
Những chất cần tăng cường bổ sung
 
Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phomai… Mẹ cần ăn thêm 15g đạm (70-80g thịt cá) mỗi ngày. Chất béo từ dầu, mỡ, bơ, margarin, mè (vừng), đậu phộng, đậu nành… cung cấp rất nhiều năng lượng và giúp hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo quan trọng như A, D, E, K. Ăn cá rất tốt cho cả hai mẹ con, nhất là các loại cá biển béo.

Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ

Ngoài ra, mẹ cần tăng cường rau xanh, rau củ và trái cây tươi, mỗi ngày 300g. Đây là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu, giúp phòng chống táo bón trong thai kỳ. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
 
Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu canxi của mẹ tăng rất cao, gấp 2-3 lần so với bình thường (1.000-1.500mg/ngày). Nguồn canxi này được cung cấp qua 2 ly sữa, 2 miếng tàu hũ lớn, 100-200g cá nhỏ nguyên xương hay tôm tép nguyên vỏ, 50g mè.
 
Lúc mang thai, nhu cầu chất sắt tăng vọt để tạo thêm máu cho mẹ và thai nhi. Chế độ ăn không cung cấp đủ mà phải uống thêm mỗi ngày một viên sắt (do bác sĩ chỉ định) từ khi phát hiện có thai và liên tục cho đến một tháng sau sinh. Các thực phẩm giàu sắt là gan, trứng, thịt, cá... Mẹ nên dùng kèm với các thực phẩm cung cấp vitamin C như  rau, trái cây để tăng hiệu quả hấp thu sắt.
 
Bên cạnh đó, mẹ cần sử dụng muối i-ốt thay cho muối thường để cung cấp đủ chất i-ốt cho quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và bệnh đần độn, thiểu năng trí tuệ cho bé.
 
Các thực phẩm giàu kẽm như gan, hàu, sò… cũng rất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi.
 
Axit folic (vitamin B9) ngoài tác dụng tạo máu còn cần cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai. Gan động vật, các loại rau lá xanh (súp lơ xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa), các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mai, bánh flan…) là nguồn cung cấp axit folic.
 
Vitamin B12 giúp tạo máu và duy trì hệ thống thần kinh, có nhiều trong thịt, cá, sữa và chế phẩm từ sữa. Mẹ ăn chay hoặc không thể uống sữa cần phải bổ sung B12 trong thai kỳ.
 
Các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B, C, D… cần được cung cấp trong chế độ ăn giàu rau, củ, trái cây tươi và tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào buổi sáng.
 
Ngoài chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ cũng cần uống bổ sung thêm mỗi ngày một viên đa sinh tố theo tư vấn của bác sĩ sản khoa để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.

BS.CK1 Đào Thị Yến Thủy
Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM

liên quan

Tác dụng của vừng đen với bà bầu  687

 8/23/2020  | 

Vừng đen là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đối với bà bầu, vừng đen giúp chị em phòng tránh được một số triệu chứng do thai nghén mang lại, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết 

Tiêm phòng gì trước khi mang thai?  706

 8/23/2020  | 

Trong lúc mang thai, do sức đề kháng kém nên nếu mắc bệnh nhiễm trùng, mẹ có thể bị bệnh nặng hơn. Một số bệnh lại tác động lên thai nhi, gây ra một số dị tật hay bệnh cho bé khi sinh ra. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Xem chi tiết 

Thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ  680

 8/23/2020  | 

Giai đoạn đầu mang thai, cùng những thay đổi về cơ thể mẹ, bé cũng dần phát triển từ phôi thai đến thai nhi, có tim thai, có não và các bộ phận cơ thể đã rõ ràng.

Xem chi tiết 

Ba mốc siêu âm phát hiện chính xác các dị tật ở thai nhi  653

 8/23/2020  | 

Việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng này sẽ giúp mẹ biết chính xác con yêu có phát triển bình thường hay không.

Xem chi tiết 

Giảm đau lưng khi mang thai   653

 8/23/2020  | 

Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Xem chi tiết 

Bà bầu stress dễ sinh con thiếu sắt  644

 8/23/2020  | 

Phụ nữ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kì dễ sinh con thiếu sắt.

Xem chi tiết 

Sự phát triển của em bé trong 3 tháng giữa thai kỳ  658

 8/23/2020  | 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bé phát triển nhanh chóng, cử động nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Vì sao cần khám thai?  633

 8/23/2020  | 

Đối với 1 thai kỳ bình thường, mẹ nên khám đầy đủ 7 lần, còn nếu mẹ có bệnh tim, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn.

Xem chi tiết 

Vệ sinh khi mang thai  683

 8/23/2020  | 

Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, hằng năm, có 60-70% phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do nấm. Viêm âm đạo do nấm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, ở tam cá nguyệt I là 33%, tam cá nguyệt II là 40% và tam cá nguyệt III là 27%.

Xem chi tiết 

Trang phục phù hợp khi mang thai  654

 8/23/2020  | 

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ tập trung mọi quan tâm cho sức khoẻ của bản thân nhằm đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Bên cạnh những vấn đề về sức khoẻ, trang phục hằng ngày cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết 

Thuốc nào trị cảm cúm khi mang thai?  629

 8/23/2020  | 

Khi mang thai, nếu bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm, chắc bạn rất lo lắng không biết thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xem chi tiết 

Có nên “nghiện” siêu âm?  641

 8/23/2020  | 

Siêu âm đã trở thành một lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu, giúp ích rất nhiều cho ngành y học chăm sóc, phục vụ sức khỏe con người. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta thích siêu âm bao nhiêu và lúc nào cũng được, nhất là các “bà bầu”.

Xem chi tiết 

Sức khỏe tình dục khi mang thai  673

 8/25/2020  | 

Khi bắt đầu có thai, cùng với các “gian khổ” khác khi mang thai cũng như mặc cảm cơ thể xấu đi, bạn không còn quan tâm, mong muốn các cuộc “yêu” với chồng nữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, đến tình cảm và đến tâm lý hai vợ chồng.

Xem chi tiết 

Thở và rặn sinh sao cho đúng?  632

 8/25/2020  | 

Sau 38-40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Trong quá trình chuyển dạ, nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thở và rặn, mẹ có thể vượt qua cuộc “đi biển” dễ dàng!

Xem chi tiết 

Táo bón khi mang thai  632

 8/25/2020  | 

Có khoảng 90% bà bầu có nguy cơ bị táo bón do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Táo bón làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và sinh non khi phải rặn mạnh trong lúc đại tiện.

Xem chi tiết 

Sau sinh, có nên ăn kiêng?  636

 8/25/2020  | 

Sau sinh, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như lúc chưa sinh, tăng thêm nhiều dinh dưỡng, chất đạm, sắt, canxi, uống thêm sữa...

Xem chi tiết 

Sai lầm khi bà bầu làm đẹp  691

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, ngoài việc lo lắng cho bé yêu trong bụng, rất nhiều chị em băn khoăn về việc làm đẹp cho bản thân. Có nên làm đẹp khi bầu bí? Và làm đẹp như thế nào là đúng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Những yếu tố gây dị tật tim thai  634

 8/25/2020  | 

Tim thai không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một mầm sống đang hình thành trong bụng mẹ, mà còn là thước đo sức khỏe của thai nhi. Khi tim thai bất thường, bé sinh ra sẽ có dị tật tim bẩm sinh.

Xem chi tiết 

Những ngộ nhận về thai nghén  640

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  655

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website