Đừng để dinh dưỡng quá mức khi mang thai

 8/25/2020 |  Admin   626 lượt xem

(nuoitre.com) - Khi mang thai, bà bầu thường rất quan tâm đến việc ăn uống. Với quan niệm cần ăn cho thêm một người cũng như mong muốn bé mạnh khỏe, thông minh và mẹ có đầy đủ sức khỏe cho việc mang thai và sinh nở, rất nhiều mẹ đã tẩm bổ “quá đà”.

ba-bau-an-nhieu.jpg


Ảnh hướng đến cả mẹ và con
 
Khi dinh dưỡng quá mức, mẹ sẽ tăng cân nhanh và nhiều, quá mức cho phép. Thừa cân, béo phì là yếu tố thuận lợi cho bệnh lý tiểu đường trong thai kỳ xảy ra. Bệnh này làm sức khỏe mẹ không tốt dù thừa cân, dễ bị cao huyết áp, co giật, sinh non hay thai chết lưu. Khi có tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống, không để tăng cân quá nhanh. Tăng cân quá nhiều trong lúc mang thai còn làm cho việc trở lại cân nặng, vóc dáng bình thường sau sinh sẽ khó hơn nhiều. Ngoài ra, về mặt thẩm mỹ, việc tăng cân nhanh, nhiều dễ làm xuất hiện các vết rạn vùng bụng và đùi hơn.
 
Dinh dưỡng mẹ quá mức thường làm bé to con, dễ quá khổ so với khung chậu mẹ, gây khó sinh thường, hoặc sẽ dễ gây tổn thương cho bé như gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, liệt thần kinh tay, dãn đốt sống cổ… khi cố gắng sinh thường. Bé sinh mổ thường có hệ miễn dịch yếu ớt hơn bé sinh thường, dễ bị các bệnh vặt trong khoảng 1 - 5 tuổi. Chưa kể việc sinh mổ sẽ làm tăng thêm các khả năng bệnh tật cho mẹ, làm mẹ mất máu nhiều khi sinh, dễ bị băng huyết. Bé to con trong khung cảnh mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường yếu ớt, dễ bị hạ đường huyết trong khoảng sơ sinh, mà nếu không phát hiện kịp có thể nguy hại đến tính mạng.
 
Ăn sao cho hợp lý?
 
Dinh dưỡng quá mức mà mất cân bằng trong bữa ăn: quá mặn, quá ngọt, quá nhiều chất béo đều có khả năng dẫn đến các bệnh lý của mẹ (cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…); chưa kể có khi còn làm giảm khẩu vị, và chắc chắn là “hầu bao” cũng bị thâm thủng.
 
Vì vậy, bà bầu cần tăng thêm chủ yếu về chất lượng bữa ăn, sao cho tăng thêm khoảng 1/3 so với bình thường là đủ; nên gia tăng số bữa ăn (ăn thêm bữa phụ) nhưng giảm lượng của từng bữa (ăn ít trong từng bữa) nhằm tránh việc đưa vào cơ thể một lượng lớn thức ăn gây quá tải cho việc chuyển hóa.
 
Việc dùng sữa trong lúc mang thai là hữu ích vì sữa có rất nhiều canxi, là chất mà cả mẹ và bé đều rất cần. Tuy nhiên, sữa cũng có rất nhiều năng lượng, do đó, khi đã thêm sữa thì nên xem lại các bữa ăn có dư năng lượng hay không.
 
Chị em cũng nên theo dõi việc tăng cân trong thai kỳ, vì đây là phản ảnh của chế độ dinh dưỡng. Tăng cân trong thai kỳ nên lưu ý tăng đều đặn, khoảng 8 - 12 kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mức cân cần tăng còn tùy thuộc vào trọng lượng trước lúc mang thai, nếu đã dư cân, béo phì thì chỉ cần 6 - 10 kg là đủ.
 
ThS.BS. Đặng Lê Dung Hạnh
Trưởng khoa Khám bệnh A, BV Hùng Vương, TP.HCM

liên quan

Tác dụng của vừng đen với bà bầu  687

 8/23/2020  | 

Vừng đen là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đối với bà bầu, vừng đen giúp chị em phòng tránh được một số triệu chứng do thai nghén mang lại, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết 

Tiêm phòng gì trước khi mang thai?  706

 8/23/2020  | 

Trong lúc mang thai, do sức đề kháng kém nên nếu mắc bệnh nhiễm trùng, mẹ có thể bị bệnh nặng hơn. Một số bệnh lại tác động lên thai nhi, gây ra một số dị tật hay bệnh cho bé khi sinh ra. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Xem chi tiết 

Thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ  680

 8/23/2020  | 

Giai đoạn đầu mang thai, cùng những thay đổi về cơ thể mẹ, bé cũng dần phát triển từ phôi thai đến thai nhi, có tim thai, có não và các bộ phận cơ thể đã rõ ràng.

Xem chi tiết 

Ba mốc siêu âm phát hiện chính xác các dị tật ở thai nhi  653

 8/23/2020  | 

Việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng này sẽ giúp mẹ biết chính xác con yêu có phát triển bình thường hay không.

Xem chi tiết 

Giảm đau lưng khi mang thai   653

 8/23/2020  | 

Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Xem chi tiết 

Bà bầu stress dễ sinh con thiếu sắt  644

 8/23/2020  | 

Phụ nữ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kì dễ sinh con thiếu sắt.

Xem chi tiết 

Sự phát triển của em bé trong 3 tháng giữa thai kỳ  658

 8/23/2020  | 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bé phát triển nhanh chóng, cử động nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Vì sao cần khám thai?  633

 8/23/2020  | 

Đối với 1 thai kỳ bình thường, mẹ nên khám đầy đủ 7 lần, còn nếu mẹ có bệnh tim, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn.

Xem chi tiết 

Vệ sinh khi mang thai  683

 8/23/2020  | 

Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, hằng năm, có 60-70% phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do nấm. Viêm âm đạo do nấm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, ở tam cá nguyệt I là 33%, tam cá nguyệt II là 40% và tam cá nguyệt III là 27%.

Xem chi tiết 

Trang phục phù hợp khi mang thai  654

 8/23/2020  | 

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ tập trung mọi quan tâm cho sức khoẻ của bản thân nhằm đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Bên cạnh những vấn đề về sức khoẻ, trang phục hằng ngày cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết 

Thuốc nào trị cảm cúm khi mang thai?  629

 8/23/2020  | 

Khi mang thai, nếu bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm, chắc bạn rất lo lắng không biết thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xem chi tiết 

Có nên “nghiện” siêu âm?  641

 8/23/2020  | 

Siêu âm đã trở thành một lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu, giúp ích rất nhiều cho ngành y học chăm sóc, phục vụ sức khỏe con người. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta thích siêu âm bao nhiêu và lúc nào cũng được, nhất là các “bà bầu”.

Xem chi tiết 

Sức khỏe tình dục khi mang thai  673

 8/25/2020  | 

Khi bắt đầu có thai, cùng với các “gian khổ” khác khi mang thai cũng như mặc cảm cơ thể xấu đi, bạn không còn quan tâm, mong muốn các cuộc “yêu” với chồng nữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, đến tình cảm và đến tâm lý hai vợ chồng.

Xem chi tiết 

Thở và rặn sinh sao cho đúng?  632

 8/25/2020  | 

Sau 38-40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Trong quá trình chuyển dạ, nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thở và rặn, mẹ có thể vượt qua cuộc “đi biển” dễ dàng!

Xem chi tiết 

Táo bón khi mang thai  632

 8/25/2020  | 

Có khoảng 90% bà bầu có nguy cơ bị táo bón do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Táo bón làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và sinh non khi phải rặn mạnh trong lúc đại tiện.

Xem chi tiết 

Sau sinh, có nên ăn kiêng?  636

 8/25/2020  | 

Sau sinh, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như lúc chưa sinh, tăng thêm nhiều dinh dưỡng, chất đạm, sắt, canxi, uống thêm sữa...

Xem chi tiết 

Sai lầm khi bà bầu làm đẹp  691

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, ngoài việc lo lắng cho bé yêu trong bụng, rất nhiều chị em băn khoăn về việc làm đẹp cho bản thân. Có nên làm đẹp khi bầu bí? Và làm đẹp như thế nào là đúng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Những yếu tố gây dị tật tim thai  634

 8/25/2020  | 

Tim thai không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một mầm sống đang hình thành trong bụng mẹ, mà còn là thước đo sức khỏe của thai nhi. Khi tim thai bất thường, bé sinh ra sẽ có dị tật tim bẩm sinh.

Xem chi tiết 

Những ngộ nhận về thai nghén  640

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  655

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website