Dưỡng thai bằng thuốc bổ sung vi chất?

 8/25/2020 |  Admin   553 lượt xem

(nuoitre.com) - Khi mang thai, bà bầu nào cũng mong muốn thai kỳ suôn sẻ, em bé khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả thai kỳ đều kết thúc tốt đẹp. Vì vậy, vấn đề “dưỡng thai” là một yêu cầu chính đáng và cần thiết. Nhưng dưỡng thai bằng thuốc thì sao?

Thuốc dưỡng thai có 2 loại: Loại cung cấp các chất cần thiết để thai phát triển tốt và ngăn ngừa một số bệnh lý do thiếu vi chất; loại dự phòng và điều trị các trường hợp động thai, dọa hư thai hoặc dọa sinh non…

Loại cung cấp các vi chất và sinh tố

Ngoài các chất đạm, đường, béo thì vi chất và các vitamin rất cần thiết cho cả mẹ và em bé trong thai kỳ. Thiếu vi chất sẽ có những hậu quả khá nặng nề và phổ biến cho cả hai mẹ con.
Dưỡng thai bằng thuốc bổ sung vi chất?

 


- Nếu thiếu sắt, mẹ sẽ bị thiếu máu, dễ gặp tai biến khi sinh, sau sinh, mẹ dễ suy nhược cơ thể, rụng tóc và hư răng. Những bà mẹ thiếu sắt sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân…
- Nếu thiếu axit folic thì em bé sẽ có nguy cơ dị tật hay khiếm khuyết ống thần kinh (bệnh gai đôi cột sống hay nứt cột sống, thai không sọ...). Vì vậy, mẹ cần phải bổ sung sắt ngay từ trước khi mang thai hoặc khi vừa chớm có thai đến khi sinh được 1 tháng.
- Nếu thiếu i-ốt, mẹ dễ bị sảy thai, bé dễ bị sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân, dị dạng, chậm phát triển thần kinh.
- Nếu thiếu B6, mẹ sẽ thường bị nôn ói, có cảm giác buồn nôn.
- Thiếu canxi, mẹ dễ bị loãng xương, sâu răng; bé sinh ra sẽ thiếu máu, còi xương.

Các vi chất này nếu chỉ được lấy từ nguồn thức ăn hằng ngày sẽ không đủ, bởi một số vi chất bị tiêu hủy, biến chất khi cất trữ, chế biến và nấu nướng. Vì vậy, hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ mang thai nên bổ sung vi chất bằng các dạng thuốc bào chế như viên canxi, viên sắt, viên axit folic… Ngoài ra, mỗi ngày, mẹ có thể uống 1 viên đa sinh tố.

Loại dự phòng hoặc điều trị dọa hư thai hoặc dọa sinh non

Một số trường hợp mẹ có tiền căn sảy thai liên tiếp, hư thai, sinh non hoặc một số mẹ có cơ địa hoặc thai kỳ có nguy cơ sinh non, tử cung bất thường, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, suy hoàng thể thai kỳ sớm (khiến niêm mạc tử cung không trưởng thành tốt, gây bất lợi cho sự làm tổ của trứng và làm tử cung co bóp nhiều), hở eo tử cung, đa thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật, bệnh tim mạch… cần phải sử dụng các thuốc dưỡng thai để chống các cơn co tử cung… Tuy nhiên, các thuốc này phải được kê toa từ các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, mẹ không nên tự ý sử dụng.
Dưỡng thai bằng thuốc bổ sung vi chất?

 

 
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bắc, thuốc nam… được quảng cáo là có công dụng dưỡng thai. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên sử dụng tùy tiện nhé! Khi dưỡng thai bằng bất cứ cách nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
 

TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy

Phó Giám đốc bệnh viện Từ Dũ

liên quan

Tác dụng của vừng đen với bà bầu  696

 8/23/2020  | 

Vừng đen là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đối với bà bầu, vừng đen giúp chị em phòng tránh được một số triệu chứng do thai nghén mang lại, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết 

Tiêm phòng gì trước khi mang thai?  715

 8/23/2020  | 

Trong lúc mang thai, do sức đề kháng kém nên nếu mắc bệnh nhiễm trùng, mẹ có thể bị bệnh nặng hơn. Một số bệnh lại tác động lên thai nhi, gây ra một số dị tật hay bệnh cho bé khi sinh ra. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Xem chi tiết 

Thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ  687

 8/23/2020  | 

Giai đoạn đầu mang thai, cùng những thay đổi về cơ thể mẹ, bé cũng dần phát triển từ phôi thai đến thai nhi, có tim thai, có não và các bộ phận cơ thể đã rõ ràng.

Xem chi tiết 

Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ  529

 8/25/2020  | 

Thời gian đầu trong 3 tháng cuối, em bé phát triển và hoàn thiện rất nhanh. Lúc gần sinh, sự phát triển của bé chững lại.

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ  582

 8/25/2020  | 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi, quyết định đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và sự thành công của việc sinh nở. Trong đó, dinh dưỡng đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi “bầu bí” tập thể dục  559

 8/25/2020  | 

Rất nhiều bạn không dám vận động trong suốt thời gian mang thai vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc tập thể dục đều đặn, an toàn trong khi mang thai rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

Xem chi tiết 

Lưu ý khi bà bầu làm đẹp  559

 8/25/2020  | 

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Nhưng làm đẹp trong thời gian mang thai là một vấn đề không đơn giản. Vậy bạn cần lưu ý những gì để cân bằng giữa việc làm đẹp và đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Chuẩn bị gì khi đi sinh?  563

 8/25/2020  | 

Sinh nở là giai đoạn kết thúc thai kỳ, cũng là giai đoạn đầy thử thách, cam go cho cả hai mẹ con mà mọi người đều lo lắng. Người ta ví phụ nữ khi đi sinh như “đi biển”. Vì vậy, công việc chuẩn bị đi sinh trở nên cần thiết.

Xem chi tiết 

Mẹ thay đổi thế nào khi bầu bí?  558

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, mẹ có rất nhiều thay đổi, cả về hình dáng bên ngoài và tâm sinh lý.

Xem chi tiết 

Ngày Tết, chớ nên ăn nhiều  565

 8/25/2020  | 

Trong dịp Tết, thói quen ăn uống của hầu hết mọi người đều có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, nguyên tắc ăn uống của bà bầu luôn phải tuân thủ ở mọi thời kỳ, đó là phải ăn đủ dưỡng chất nhưng không quá mức, dù là ngày Tết.

Xem chi tiết 

Nhận biết cơn chuyển dạ  561

 8/25/2020  | 

Giai đoạn gần đến ngày sinh là lúc căng thẳng nhất của các cặp vợ chồng. Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, đây là lúc gần đến đích, vừa mệt mỏi, vừa lo lắng vì không biết mẹ con sẽ ra sao. Với các bà mẹ trẻ mới sinh lần đầu, họ còn lo không biết cơn đau chuyển dạ thế nào mà sao mọi người thường ví von “đau như đau đẻ”.

Xem chi tiết 

Nhận biết và xác định có thai  601

 8/25/2020  | 

Bạn đang rất mong muốn được làm mẹ. Nhưng làm sao biết mình đã có thai hay chưa? Một số dấu hiệu điển hình sau đây sẽ giúp bạn nhận biết và xác định có thai.

Xem chi tiết 

3 tháng giữa: điều thú vị mẹ chưa biết  541

 8/25/2020  | 

3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.

Xem chi tiết 

Nhau tiền đạo  633

 8/25/2020  | 

Nhau tiền đạo là khi bánh nhau không bám ở vùng đáy tử cung mà một phần hoặc toàn thể bánh nhau ở vùng đoạn dưới tử cung, nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.

Xem chi tiết 

Cách phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai   549

 8/25/2020  | 

Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu.

Xem chi tiết 

Massage bà bầu   694

 8/25/2020  | 

Trong thời kỳ mang thai chị em phụ nữ thường gặp các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cơ khớp, dẫn đến tình trạng buồn phiền, lo lắng, trầm cảm và cáu gắt . Vậy làm thế nào để thai phụ có được tinh thần thoải mái, thư thái? Massage bà bầu chính là liều thuốc trị liệu cực kỳ hiệu quả mà các bạn không ngờ đến.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  662

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 

Đề phòng tăng huyết áp khi mang thai  699

 8/25/2020  | 

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, theo dõi thường xuyên huyết áp để điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Có nên làm đẹp cho con?  723

 8/25/2020  | 

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều cách giúp bà bầu chuẩn bị cho con của mình sinh ra thật đẹp như uống nước dừa, ăn trứng gà hay “sống cùng thần tượng”.

Xem chi tiết 

Những ngộ nhận về thai nghén  651

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website