Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

 8/25/2020 |  Admin   457 lượt xem

(nuoitre.com) - Thời gian đầu trong 3 tháng cuối, em bé phát triển và hoàn thiện rất nhanh. Lúc gần sinh, sự phát triển của bé chững lại.

Vào tuần thứ 28, em bé đã dài khoảng 37 cm và nặng khoảng 1.135g. Trong 3 tháng cuối, bé phát triển mạnh cả về lượng và chất, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, tay chân đầy đặn hơn và da chuyển sang màu hồng, trơn láng, lớp mỡ dưới da dày hơn. Vào cuối thai kỳ, bé có nhiều cử động “lăn lộn” trong bụng mẹ và đang dần thích ứng với cuộc sống của trẻ sơ sinh hơn, có giấc ngủ và chu kỳ hoạt động dài hơn. Thông thường, ở giai đoạn này, bé sẽ cử động khoảng 6 lần/giờ vào các thời điểm: ăn tối, nghỉ ngơi… của mẹ. Nếu thấy bé có ít hoặc không có cử động, mẹ cần đi khám ngay.

Cũng trong giai đoạn này, em bé tập luyện hít thở đều đặn hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di chuyển của lồng ngực, thành bụng. Sau khi mẹ ăn, có vẻ như bé thở nhanh hơn. Có thể bạn sẽ cảm nhận thấy em bé nấc cụt nhiều lần trong ngày và đây là điều hoàn toàn bình thường.
Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

 


Từ tuần 28-34, em bé đã quay xuống dưới (còn gọi là ngôi đầu) để sẵn sàng cho sự ra đời bằng phương pháp tự nhiên. Phổi của bé lúc này đã phát triển hầu như hoàn tất, mắt đã có thể nhận ra ánh sáng và có thể co lại hoặc giãn ra, cho phép bé có thể nhìn thấy các hình thù lờ mờ. Bé ngủ hầu như suốt ngày và có thể có những giấc mơ.

Khi được 36 tuần, bé phát triển chậm lại và thể tích dịch ối trong tử cung của mẹ đạt lượng tối đa, sau đó, lượng nước ối này sẽ giảm đi. Mẹ cần thường xuyên đi khám để các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con và chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng chào đón bé.

Ở tuần thứ 38-39, sự phối hợp vận động của bé dần hoàn thiện hơn nên lúc này bé có thể nắm các ngón tay lại với nhau. Bé có phản xạ nhanh với ánh sáng. Các cơ má phát triển và chất thải cũng được tĩnh lũy trong bụng bé, gọi là phân su. Sau khi chào đời, chất thải này sẽ được thải ra trong lần đi tiêu đầu tiên của bé. Đối với bé trai, tinh hoàn đã tụt xuống bìu, còn ở bé gái, môi âm hộ của bé đã phát triển hoàn chỉnh.
 

 

Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

Sang tuần thứ 40, dây rốn của bé dài khoảng 50cm và dày 1,3cm, búi lại thành cục hoặc quấn quanh người bé. Các chất bao phủ trên da, kể cả lông măng biến mất. Bé đã sẵn sàng chào đời!


BSCKII. Nguyễn Thái Hà

liên quan

Sự phát triển của em bé trong 3 tháng giữa thai kỳ  578

 8/23/2020  | 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bé phát triển nhanh chóng, cử động nhiều hơn.

Xem chi tiết 

Bà bầu stress dễ sinh con thiếu sắt  574

 8/23/2020  | 

Phụ nữ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kì dễ sinh con thiếu sắt.

Xem chi tiết 

Giảm đau lưng khi mang thai   578

 8/23/2020  | 

Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Xem chi tiết 

Dưỡng thai bằng thuốc bổ sung vi chất?  475

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, bà bầu nào cũng mong muốn thai kỳ suôn sẻ, em bé khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả thai kỳ đều kết thúc tốt đẹp. Vì vậy, vấn đề “dưỡng thai” là một yêu cầu chính đáng và cần thiết. Nhưng dưỡng thai bằng thuốc thì sao?

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ  502

 8/25/2020  | 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi, quyết định đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và sự thành công của việc sinh nở. Trong đó, dinh dưỡng đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Xem chi tiết 

Ba mốc siêu âm phát hiện chính xác các dị tật ở thai nhi  579

 8/23/2020  | 

Việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng này sẽ giúp mẹ biết chính xác con yêu có phát triển bình thường hay không.

Xem chi tiết 

Thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ  607

 8/23/2020  | 

Giai đoạn đầu mang thai, cùng những thay đổi về cơ thể mẹ, bé cũng dần phát triển từ phôi thai đến thai nhi, có tim thai, có não và các bộ phận cơ thể đã rõ ràng.

Xem chi tiết 

Tiêm phòng gì trước khi mang thai?  630

 8/23/2020  | 

Trong lúc mang thai, do sức đề kháng kém nên nếu mắc bệnh nhiễm trùng, mẹ có thể bị bệnh nặng hơn. Một số bệnh lại tác động lên thai nhi, gây ra một số dị tật hay bệnh cho bé khi sinh ra. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Xem chi tiết 

Tác dụng của vừng đen với bà bầu  613

 8/23/2020  | 

Vừng đen là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Đối với bà bầu, vừng đen giúp chị em phòng tránh được một số triệu chứng do thai nghén mang lại, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết 

Mẹ thay đổi thế nào khi bầu bí?  476

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, mẹ có rất nhiều thay đổi, cả về hình dáng bên ngoài và tâm sinh lý.

Xem chi tiết 

Ngày Tết, chớ nên ăn nhiều  485

 8/25/2020  | 

Trong dịp Tết, thói quen ăn uống của hầu hết mọi người đều có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, nguyên tắc ăn uống của bà bầu luôn phải tuân thủ ở mọi thời kỳ, đó là phải ăn đủ dưỡng chất nhưng không quá mức, dù là ngày Tết.

Xem chi tiết 

Nhận biết cơn chuyển dạ  481

 8/25/2020  | 

Giai đoạn gần đến ngày sinh là lúc căng thẳng nhất của các cặp vợ chồng. Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, đây là lúc gần đến đích, vừa mệt mỏi, vừa lo lắng vì không biết mẹ con sẽ ra sao. Với các bà mẹ trẻ mới sinh lần đầu, họ còn lo không biết cơn đau chuyển dạ thế nào mà sao mọi người thường ví von “đau như đau đẻ”.

Xem chi tiết 

Nhận biết và xác định có thai  517

 8/25/2020  | 

Bạn đang rất mong muốn được làm mẹ. Nhưng làm sao biết mình đã có thai hay chưa? Một số dấu hiệu điển hình sau đây sẽ giúp bạn nhận biết và xác định có thai.

Xem chi tiết 

Nhau tiền đạo  553

 8/25/2020  | 

Nhau tiền đạo là khi bánh nhau không bám ở vùng đáy tử cung mà một phần hoặc toàn thể bánh nhau ở vùng đoạn dưới tử cung, nằm trước đường đi của thai nhi khi sanh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.

Xem chi tiết 

Cách phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai   462

 8/25/2020  | 

Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu.

Xem chi tiết 

Massage bà bầu   615

 8/25/2020  | 

Trong thời kỳ mang thai chị em phụ nữ thường gặp các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cơ khớp, dẫn đến tình trạng buồn phiền, lo lắng, trầm cảm và cáu gắt . Vậy làm thế nào để thai phụ có được tinh thần thoải mái, thư thái? Massage bà bầu chính là liều thuốc trị liệu cực kỳ hiệu quả mà các bạn không ngờ đến.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  583

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 

Đề phòng tăng huyết áp khi mang thai  613

 8/25/2020  | 

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, theo dõi thường xuyên huyết áp để điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Có nên làm đẹp cho con?  630

 8/25/2020  | 

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều cách giúp bà bầu chuẩn bị cho con của mình sinh ra thật đẹp như uống nước dừa, ăn trứng gà hay “sống cùng thần tượng”.

Xem chi tiết 

Những ngộ nhận về thai nghén  567

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website