Những ngộ nhận về thai nghén

 8/25/2020 |  Admin   551 lượt xem

(nuoitre.com) - Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

bau.jpg


Có thêm một người – cần ăn thêm cho 1 người
Khi mang thai, bạn chỉ cần thêm khoảng 1/3 năng lượng so với bình thường, nghĩa là tính toán sao cho tăng thêm một bữa ăn trong ngày. Em bé cần năng lượng, cần chất lượng của bữa ăn, chứ không chỉ là số lượng. Có nhiều trường hợp mẹ ăn nhiều nhưng con cũng chỉ tăng cân ở mức độ vừa phải, phần dư còn lại sẽ làm mẹ béo phì, rất khó đạt lại cân nặng lý tưởng sau sinh. Vì vậy, bạn nên chú ý ăn những thực phẩm bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
 
Ăn ít để con nhỏ cho dễ sinh
Thật ra, mẹ ăn ít, con vẫn có thể tăng cân bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ bị mất sức nếu ăn uống quá kém và không đủ nhu cầu.
 
Không được lao động nhiều
Đúng là khi mang thai, bạn nên hạn chế nếu lao động thường nhật thuộc loại lao động nặng. Nhưng có nhiều bạn lại hạn chế cả lao động nhẹ và các công việc bình thường. Chỉ những trường hợp thai ra máu hay động thai mới cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối. Bạn vẫn nên có lao động vừa phải, giúp vận động để máu huyết lưu thông tốt, đầu óc thư giãn, tâm lý thoải mái.
 
Không tập thể dục
Nếu trước khi mang thai, bạn có chế độ tập luyện thể dục thường xuyên thì khi mang thai vẫn có thể tiếp tục. Lúc này, bạn cần hạn chế cường độ, thời gian, những động tác khó có khả năng làm té ngã; không cần phải tập cho đổ mồ hôi, 10 - 20 phút mỗi ngày là đủ; không nên chạy bộ hay đi bộ quá xa. Có một số bài tập riêng cho thai phụ, trong đó chủ yếu tập cho phần hông lưng, phần khung xương chậu và hai chân, để giảm tình trạng đau lưng, mỏi cơ, chuột rút và tăng sức cơ bắp dùng khi rặn sinh.


bau-bi4.jpg

 
Tuyệt đối không uống thuốc
Một số bạn rất cẩn thận, khi có bệnh, đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc, đây là điều tốt. Nhưng có bạn còn cẩn thận hơn, bác sĩ kê đơn rồi vẫn không dám uống, làm tình trạng sức khỏe xấu đi. Tốt hơn hết, khi có bệnh, bạn nên đi khám và nói rõ tình trạng thai để bác sĩ quyết định cần uống thuốc không, uống liều lượng thế nào là đủ. Bạn tuyệt đối không uống thuốc theo thói quen, hay theo chỉ dẫn của người quen không phải là bác sĩ. Nếu đã có sẵn bệnh mạn tính cần uống thuốc trước khi mang thai, tới khi mang thai, bạn nên hỏi cụ thể bác sĩ đã điều trị mình để thay đổi thuốc và liều cho phù hợp, không nên tự ý ngưng thuốc, tránh khả năng làm bệnh phức tạp hơn.
 
Tạm dừng quan hệ vợ chồng
Thật ra, khi mang thai, việc này vẫn có thể tiếp tục, nhưng phải tùy theo sức khỏe của cả thai nhi và mẹ. Nếu bạn ra máu hay đau bụng thì nên kiêng hẳn. Tháng đầu và tháng cuối thai kỳ thì nên kiêng.
 
ThS.BS. Đặng Lê Dung Hạnh
Trưởng khoa Khám bệnh A – BV Hùng Vương (TP.HCM)

liên quan

Những yếu tố gây dị tật tim thai  545

 8/25/2020  | 

Tim thai không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một mầm sống đang hình thành trong bụng mẹ, mà còn là thước đo sức khỏe của thai nhi. Khi tim thai bất thường, bé sinh ra sẽ có dị tật tim bẩm sinh.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  565

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi bà bầu làm đẹp  585

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, ngoài việc lo lắng cho bé yêu trong bụng, rất nhiều chị em băn khoăn về việc làm đẹp cho bản thân. Có nên làm đẹp khi bầu bí? Và làm đẹp như thế nào là đúng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Dưỡng thai bằng thuốc bổ sung vi chất?  459

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, bà bầu nào cũng mong muốn thai kỳ suôn sẻ, em bé khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả thai kỳ đều kết thúc tốt đẹp. Vì vậy, vấn đề “dưỡng thai” là một yêu cầu chính đáng và cần thiết. Nhưng dưỡng thai bằng thuốc thì sao?

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ  486

 8/25/2020  | 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi, quyết định đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và sự thành công của việc sinh nở. Trong đó, dinh dưỡng đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Xem chi tiết 

Sau sinh, có nên ăn kiêng?  549

 8/25/2020  | 

Sau sinh, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như lúc chưa sinh, tăng thêm nhiều dinh dưỡng, chất đạm, sắt, canxi, uống thêm sữa...

Xem chi tiết 

Táo bón khi mang thai  533

 8/25/2020  | 

Có khoảng 90% bà bầu có nguy cơ bị táo bón do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Táo bón làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và sinh non khi phải rặn mạnh trong lúc đại tiện.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị gì khi đi sinh?  466

 8/25/2020  | 

Sinh nở là giai đoạn kết thúc thai kỳ, cũng là giai đoạn đầy thử thách, cam go cho cả hai mẹ con mà mọi người đều lo lắng. Người ta ví phụ nữ khi đi sinh như “đi biển”. Vì vậy, công việc chuẩn bị đi sinh trở nên cần thiết.

Xem chi tiết 

Thở và rặn sinh sao cho đúng?  530

 8/25/2020  | 

Sau 38-40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Trong quá trình chuyển dạ, nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thở và rặn, mẹ có thể vượt qua cuộc “đi biển” dễ dàng!

Xem chi tiết 

Sức khỏe tình dục khi mang thai  579

 8/25/2020  | 

Khi bắt đầu có thai, cùng với các “gian khổ” khác khi mang thai cũng như mặc cảm cơ thể xấu đi, bạn không còn quan tâm, mong muốn các cuộc “yêu” với chồng nữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, đến tình cảm và đến tâm lý hai vợ chồng.

Xem chi tiết 

Có nên “nghiện” siêu âm?  548

 8/23/2020  | 

Siêu âm đã trở thành một lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu, giúp ích rất nhiều cho ngành y học chăm sóc, phục vụ sức khỏe con người. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta thích siêu âm bao nhiêu và lúc nào cũng được, nhất là các “bà bầu”.

Xem chi tiết 

Ăn gì để mẹ khỏe, con cao?  478

 8/25/2020  | 

Khi bạn mang thai, vấn đề dinh dưỡng trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ không chỉ ăn cho mình mà cần cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Được nuôi dưỡng tốt ngay từ trong bụng mẹ, bé sẽ có tầm vóc vượt trội sau này. Vậy ăn gì để mẹ khỏe, con cao?

Xem chi tiết 

3 tháng giữa: điều thú vị mẹ chưa biết  455

 8/25/2020  | 

3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.

Xem chi tiết 

Thuốc nào trị cảm cúm khi mang thai?  541

 8/23/2020  | 

Khi mang thai, nếu bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm, chắc bạn rất lo lắng không biết thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xem chi tiết 

Trang phục phù hợp khi mang thai  564

 8/23/2020  | 

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ tập trung mọi quan tâm cho sức khoẻ của bản thân nhằm đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Bên cạnh những vấn đề về sức khoẻ, trang phục hằng ngày cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết 

Massage bà bầu   598

 8/25/2020  | 

Trong thời kỳ mang thai chị em phụ nữ thường gặp các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cơ khớp, dẫn đến tình trạng buồn phiền, lo lắng, trầm cảm và cáu gắt . Vậy làm thế nào để thai phụ có được tinh thần thoải mái, thư thái? Massage bà bầu chính là liều thuốc trị liệu cực kỳ hiệu quả mà các bạn không ngờ đến.

Xem chi tiết 

Vệ sinh khi mang thai  591

 8/23/2020  | 

Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, hằng năm, có 60-70% phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do nấm. Viêm âm đạo do nấm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, ở tam cá nguyệt I là 33%, tam cá nguyệt II là 40% và tam cá nguyệt III là 27%.

Xem chi tiết 

Đề phòng tăng huyết áp khi mang thai  594

 8/25/2020  | 

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, theo dõi thường xuyên huyết áp để điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Có nên làm đẹp cho con?  611

 8/25/2020  | 

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều cách giúp bà bầu chuẩn bị cho con của mình sinh ra thật đẹp như uống nước dừa, ăn trứng gà hay “sống cùng thần tượng”.

Xem chi tiết 

Vì sao cần khám thai?  541

 8/23/2020  | 

Đối với 1 thai kỳ bình thường, mẹ nên khám đầy đủ 7 lần, còn nếu mẹ có bệnh tim, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website