Những yếu tố gây dị tật tim thai

 8/25/2020 |  Admin   564 lượt xem

(nuoitre.com) - Tim thai không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của một mầm sống đang hình thành trong bụng mẹ, mà còn là thước đo sức khỏe của thai nhi. Khi tim thai bất thường, bé sinh ra sẽ có dị tật tim bẩm sinh.

Theo thống kê của trường Đại học Vanderbilt (Mỹ) và Hội Nhi khoa TP.HCM, hiện nay, tỷ lệ bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh chiếm 0,8% trong tổng số bé được sinh ra hằng năm. Thế nhưng, những hậu quả của bệnh tim mang lại là quá lớn, cả về sức khỏe của bé và kinh tế gia đình, nhất là đối với điều kiện kinh tế của nước ta.


be-so-sinh.jpg
 

Những tác nhân gây dị tật

Tiến sĩ Michelle Collins (Đại học Vanderbilt, Mỹ) cho biết, nguyên nhân khiến tim thai bất thường, gây nên dị tật bẩm sinh sau khi bé được sinh ra là không rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học đã thống kê được những tác nhân có ảnh hưởng tới sự phát triển tim thai gồm:
- Nhiễm sắc thế của thai nhi không bình thường: gây bất thường cho 50% tim của bé sơ sinh.
- Gen di truyền: cha mẹ bị bệnh về tim cũng có thể di truyền bệnh cho thai nhi.
- Mẹ bị tiểu đường không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật tim cho bé.
- Mẹ nhiễm Rubella có khả năng gây nên tình trạng dị tật tim bẩm sinh cho con.
- Chất độc và thuốc ngủ mà bà bầu sử dụng: Dilantin (điều trị động kinh), cocaine, rượu, và Accutane (điều trị mụn trứng cá)… đều có thể ảnh hưởng đến sự hình thành tim của thai nhi.
- Các chất nhất định trong môi trường mà mẹ tiếp xúc: sơn, dung môi, thuốc trừ sâu, chất gây ô nhiễm không khí như trichloroethylene và bức xạ… là tất cả những thứ cần tránh.
- Độ tuổi của mẹ: Mẹ lớn tuổi trên 35 khi sinh con hoặc bố trên 50 tuổi khi sinh con.
 

ba-bau-uong-ruou.jpg


Có thể phòng tránh
Ngoài một số khuyết tật tim không thể ngăn chặn (do gen di truyền hoặc bất thường nhiễm sắc thể) thì chúng ta vẫn có thể làm giảm khả năng phát triển khiếm khuyết tim cho bé. Theo BS Phạm Kiêm Yến, Trưởng ban Dự án “Sức khỏe cộng đồng” - U.S.Medical (TP.HCM), chị em nên tiêm phòng Rubella trước khi có ý định mang thai (trước khi mang thai 6 tháng) và bổ sung axit folic (trước thời điểm có thai 3 tháng đến sau khi có thai 3 tháng). Bà bầu trong quá trình mang thai, hãy chăm sóc bản thân, ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bia rượu, thuốc lá, không dùng chất gây nghiện… là lời khuyên tốt nhất dành cho các bà bầu. Điều quan trọng nữa là bất kỳ loại thuốc nào được sử dụng trong quá trình mang thai cũng cần được hỏi ý kiến bác sĩ.

Thanh Xuân

liên quan

Những ngộ nhận về thai nghén  570

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, chắc hẳn bạn rất lo lắng và muốn làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nhưng, có những suy nghĩ và việc làm chưa đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Xem chi tiết 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai  587

 8/25/2020  | 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sinh non, em bé có thể chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh ra nhẹ cân. Nhiễm khuẩn niệu làm tăng 50% nguy cơ trẻ nhẹ cân và sinh non, mẹ bị tiền sản giật và sản giật.

Xem chi tiết 

Sai lầm khi bà bầu làm đẹp  608

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, ngoài việc lo lắng cho bé yêu trong bụng, rất nhiều chị em băn khoăn về việc làm đẹp cho bản thân. Có nên làm đẹp khi bầu bí? Và làm đẹp như thế nào là đúng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con?

Xem chi tiết 

Dưỡng thai bằng thuốc bổ sung vi chất?  477

 8/25/2020  | 

Khi mang thai, bà bầu nào cũng mong muốn thai kỳ suôn sẻ, em bé khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả thai kỳ đều kết thúc tốt đẹp. Vì vậy, vấn đề “dưỡng thai” là một yêu cầu chính đáng và cần thiết. Nhưng dưỡng thai bằng thuốc thì sao?

Xem chi tiết 

Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ  504

 8/25/2020  | 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi, quyết định đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và sự thành công của việc sinh nở. Trong đó, dinh dưỡng đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Xem chi tiết 

Sau sinh, có nên ăn kiêng?  566

 8/25/2020  | 

Sau sinh, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như lúc chưa sinh, tăng thêm nhiều dinh dưỡng, chất đạm, sắt, canxi, uống thêm sữa...

Xem chi tiết 

Táo bón khi mang thai  552

 8/25/2020  | 

Có khoảng 90% bà bầu có nguy cơ bị táo bón do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Táo bón làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và sinh non khi phải rặn mạnh trong lúc đại tiện.

Xem chi tiết 

Chuẩn bị gì khi đi sinh?  482

 8/25/2020  | 

Sinh nở là giai đoạn kết thúc thai kỳ, cũng là giai đoạn đầy thử thách, cam go cho cả hai mẹ con mà mọi người đều lo lắng. Người ta ví phụ nữ khi đi sinh như “đi biển”. Vì vậy, công việc chuẩn bị đi sinh trở nên cần thiết.

Xem chi tiết 

Thở và rặn sinh sao cho đúng?  551

 8/25/2020  | 

Sau 38-40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Trong quá trình chuyển dạ, nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thở và rặn, mẹ có thể vượt qua cuộc “đi biển” dễ dàng!

Xem chi tiết 

Sức khỏe tình dục khi mang thai  601

 8/25/2020  | 

Khi bắt đầu có thai, cùng với các “gian khổ” khác khi mang thai cũng như mặc cảm cơ thể xấu đi, bạn không còn quan tâm, mong muốn các cuộc “yêu” với chồng nữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, đến tình cảm và đến tâm lý hai vợ chồng.

Xem chi tiết 

Có nên “nghiện” siêu âm?  569

 8/23/2020  | 

Siêu âm đã trở thành một lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu, giúp ích rất nhiều cho ngành y học chăm sóc, phục vụ sức khỏe con người. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta thích siêu âm bao nhiêu và lúc nào cũng được, nhất là các “bà bầu”.

Xem chi tiết 

Ăn gì để mẹ khỏe, con cao?  494

 8/25/2020  | 

Khi bạn mang thai, vấn đề dinh dưỡng trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ không chỉ ăn cho mình mà cần cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Được nuôi dưỡng tốt ngay từ trong bụng mẹ, bé sẽ có tầm vóc vượt trội sau này. Vậy ăn gì để mẹ khỏe, con cao?

Xem chi tiết 

3 tháng giữa: điều thú vị mẹ chưa biết  471

 8/25/2020  | 

3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.

Xem chi tiết 

Thuốc nào trị cảm cúm khi mang thai?  560

 8/23/2020  | 

Khi mang thai, nếu bị bệnh, đặc biệt là cảm cúm, chắc bạn rất lo lắng không biết thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xem chi tiết 

Trang phục phù hợp khi mang thai  584

 8/23/2020  | 

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ tập trung mọi quan tâm cho sức khoẻ của bản thân nhằm đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Bên cạnh những vấn đề về sức khoẻ, trang phục hằng ngày cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết 

Massage bà bầu   619

 8/25/2020  | 

Trong thời kỳ mang thai chị em phụ nữ thường gặp các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cơ khớp, dẫn đến tình trạng buồn phiền, lo lắng, trầm cảm và cáu gắt . Vậy làm thế nào để thai phụ có được tinh thần thoải mái, thư thái? Massage bà bầu chính là liều thuốc trị liệu cực kỳ hiệu quả mà các bạn không ngờ đến.

Xem chi tiết 

Vệ sinh khi mang thai  611

 8/23/2020  | 

Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, hằng năm, có 60-70% phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do nấm. Viêm âm đạo do nấm có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, ở tam cá nguyệt I là 33%, tam cá nguyệt II là 40% và tam cá nguyệt III là 27%.

Xem chi tiết 

Đề phòng tăng huyết áp khi mang thai  616

 8/25/2020  | 

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, theo dõi thường xuyên huyết áp để điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết 

Có nên làm đẹp cho con?  632

 8/25/2020  | 

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều cách giúp bà bầu chuẩn bị cho con của mình sinh ra thật đẹp như uống nước dừa, ăn trứng gà hay “sống cùng thần tượng”.

Xem chi tiết 

Vì sao cần khám thai?  564

 8/23/2020  | 

Đối với 1 thai kỳ bình thường, mẹ nên khám đầy đủ 7 lần, còn nếu mẹ có bệnh tim, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn.

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website